Chirocaine là thuốc gì?
Thuốc Chirocaine là Thuốc gây tê - mê - Số Visa thuốc / Số đăng ký / SĐK: VN-20363-17 được sản xuất bởi Curida AS - NA UY. Thuốc Chirocaine chứa thành phần Mỗi 10ml dung dịch chứa Levobupivacaine (dưới dạng Levobupivacaine Hydrochloride) 5mg và được đóng gói dưới dạng Dung dịch tiêm
Tên thuốc | Thuốc Chirocaine |
Số đăng ký | VN-20363-17 |
Dạng bào chế | Dung dịch tiêm |
Thành phần | Mỗi 10ml dung dịch chứa Levobupivacaine (dưới dạng Levobupivacaine Hydrochloride) 5mg |
Phân loại | Thuốc gây tê - mê |
Doanh nghiệp sản xuất | Curida AS - NA UY |
Doanh nghiệp đăng ký | AbbVie Inc. |
Doanh nghiệp phân phối |
Dạng thuốc và hàm lượng
Những dạng và hàm lượng thuốc Chirocaine
Thuốc Chirocaine thành phần Mỗi 10ml dung dịch chứa Levobupivacaine (dưới dạng Levobupivacaine Hydrochloride) 5mg dưới dạng Dung dịch tiêmChỉ định
Đối tượng sử dụng - Chỉ định thuốc Chirocaine
Gây tê; Giảm đau
Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định(công dụng, chức năng cho đối tượng nào) ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Chirocaine hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng Chirocaine - Đường dùng và cách dùng
Tránh tiêm nhanh lượng lớn dung dịch và chia nhỏ (tăng dần) liều.
Gây tê phẫu thuật gây tê ngoài màng cứng để phẫu thuật: 50-150 mg, gây tê ngoài màng cứng cho mổ đẻ: 75-150 mg, thần kinh ngoại vi: tối đa 150 mg, nội tủy: 15 mg, mắt: 37.5-112.5 mg, thẩm thấu cục bộ (người lớn): Tối đa 150 mg, gây tê chậu-bẹn hoặc chậu-hạ vị ở trẻ < 12t.: 0.625-2.5 mg/kg.
Giảm đau khi đẻ: tiêm lượng lớn gây tê ngoài màng cứng 15-25 mg; truyền ngoài màng cứng 5-12.5 mg/giờ.
Giảm đau sau phẫu thuật: Truyền ngoài màng cứng 12.5-18.75 mg/giờ. Có thể dùng gây tê ngoài màng cứng với fentanyl, morphine, clonidine. Nếu dùng cùng opioid, nên giảm liều levobupivacaine.
Dung dịch pha với nước muối sinh lý 0.9%. Tối đa 150 mg/lần, tổng liều không quá 400 mg/ngày.
Lưu ý:
Phải tránh tiêm nhanh một lượng lớn dung dịch thuốc gây tê cục bộ và nên chia nhỏ (tăng dần) liều thuốc. Nên dùng liều và hàm lượng nhỏ nhất đạt được kết quả phù hợp với yêu cầu dự tính.
Liều của bất kỳ thuốc gây tê cục bộ nào đều phụ thuộc vào quy trình gây tê, diện tích gây tê, mật độ mạch máu trong mô, số lượng vùng tế bào thần kinh sẽ bị phong bế, mức độ phong bế, mức giãn cơ cần thiết, độ dài thời gian cần gây tê, sức dung nạp cá nhân và thể trạng của bệnh nhân.
Cần đặc biệt chú ý đến các bệnh nhân trong tình trạng ốm nặng do tuổi cao hay do các yếu tố khác như suy chức năng tim mạch, bệnh gan tiến triển, suy chức năng thận nặng.
Để giảm nguy cơ các phản ứng bất lợi nghiêm trọng, phải cố gắng xác định tình trạng của bệnh nhân trước khi thực hiện phong bế chính và phải điều chỉnh liều cho phù hợp. Dùng một liều thử phù hợp (3-5mL) dung dịch gây tê tại chỗ tác dụng ngắn chứa Epinephrine trước khi phong bế hoàn toàn thần kinh.
Cần phải nhắc lại liều thử này nếu bệnh nhân chuyển sang dùng gây tê cục bộ ngoài màng cứng bằng catheter. Phải có đủ thời gian để quan sát hiệu ứng gây tê sau mỗi lần thử.
Không được dùng các thuốc sát khuẩn chứa kim loại nặng giải phóng các ion như thủy ngân, kẽm, đồng, v.v,.. để làm sạch da hay niêm mạc do chúng liên quan đến gây sưng và phù.
Khi định sát trùng bề mặt ống đựng bằng hóa chất, nên dùng cồn isopropyl (91%) hoặc Ethanol 70%. Nên sát trùng hóa chất ống tiêm bằng cách lau khô bằng bông hay gạc có tẩm các cồn trên đây trước khi dùng.
Các sản phẩm này được dùng cho liều đơn và không chứa chất bảo quản, bất kỳ dung dịch nào trong ống đã mở cũng phải vứt bỏ.
Tham khảo sách hướng dẫn để biết về các kỹ thuật và quy trình chuyên dụng.
Tính ổn định khi pha loãng:
Levobupivacain được pha loãng trong dung dịch tiêm Natri Chlorid USP 0,9% thành dung dịch chứa 0,625-2,5 mg Levobupivacain trong 1 mL ổn định về vật lý và hóa học khi được bảo quản trong túi nhựa PVC (Polivinyl Chloride) ở nhiệt độ trong phòng trong vòng 24 giờ.
Phải dùng các kỹ thuật vô trùng khi pha chế các sản phẩm pha loãng. Levobupivacain đã pha trộn chỉ được chuẩn bị để dùng cho một bệnh nhân và chỉ dùng trong vòng 24 giờ kể từ khi pha chế. Phần dung dịch còn thừa phải đổ bỏ.
Ghi chú: các sản phẩm dùng tiêm phải được kiểm tra bằng mắt thường để phát hiện các tiểu phân lạ và màu sắc trước khi dùng. Không được dùng các dung dịch không trong hoặc mất màu.
Hạn dùng sau khi mở ra lần đầu: Phải được dùng ngay.
Hạn dùng sau khi pha loãng: Ổn định về vật lý và hóa học trong 7 ngày ở nhiệt độ 20-22oC. Dung dịch levobupivacain chứa Morphin, Fentanyl, Clonidine ổn định về vật lý và hóa học ở nhiệt độ 20-22oC trong 40 giờ.
Theo quan điểm vi sinh học, sản phẩm phải được dùng ngay. Nếu không dùng ngay, thời gian và điều kiện bảo quản trước khi dùng thuộc trách nhiệm của người dùng và thường không quá 24 giờ ở 2-8oC, trừ phi quá trình pha được tiến hành trong điều kiện vô trùng được kiểm soát.
Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Chirocaine ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.
Quá liều, quên liều và xử trí
Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Chirocaine
Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Chirocaine cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường
Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều
Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Chirocaine có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị
Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Chirocaine
Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.
Chống chỉ định
Những trường hợp không được dùng thuốc Chirocaine
Mẫn cảm với thuốc gây tê nhóm amide. Không dùng tiêm tĩnh mạch, phong bế quanh vùng chậu trong sản khoa.
Bệnh nhân giảm HA trầm trọng như shock do bệnh lý tim mạch hay do giảm oxy huyết.
Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Chirocaine phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.
Tác dụng phụ
Những tác dụng phụ khi dùng Chirocaine
Các phản ứng bất lợi với Levobupivacain là giống như với các thuốc gây tê cục bộ nhóm amid. Nguyên nhân chính gây ra các phản ứng bất lợi của nhóm thuốc này liên quan tới nồng độ thuốc cao quá mức trong huyết tương hay ở da, có thể do dùng quá liều, vô ý tiêm vào mạch máu hay chuyển hóa phân hủy thuốc quá chậm.
Các phản ứng bất lợi được rút ra từ các nghiên cứu tiến hành tại Hoa kỳ và châu Âu. Thuốc tham chiếu chính là Bupivacain. Các nghiên cứu được tiến hành có sử dụng đa dạng các loại thuốc tiền mê, các thuốc an thần và các thủ thuật phẫu thuật có độ dài khác nhau về thời gian. Tổng cộng có 1220 người tham gia thử nghiệm với Levobupivacain. Mỗi bệnh nhân được đếm một lần cho mỗi loại phản ứng bất lợi.
Trong pha II/III của nghiên cứu, 78% số bệnh nhân dùng Levobupivacain báo cáo có ít nhất một phản ứng bất lợi. Trong số các bệnh nhân dùng dung dịch Levobupivacain 0,75%, có 85% báo cáo có ít nhất một phản ứng bất lợi.
Phản ứng bất lợi xảy ra > 5% số bệnh nhân ở tất cả các bệnh nhân dùng Levobupivacain trong pha II/III của nghiên cứu (N= 1141) Hạ huyết áp (31%) Ngứa (9%) Buồn nôn (21%) Đau (8%) Đau sau phẫu thuật (18%) Đau đầu (7%) Sốt (17%) Táo bón (7%) Nôn (14%) Hoa mắt (6%) Thiếu máu (12%) Bất lợi cho thai nhi (5%) Các phản ứng bất lợi xảy ra ≥ 1% trong nghiên cứu pha II/III đối chứng với Bupivacain
Phản ứng bất lợiLevobupivacainBupivacainN= 509N=453Số lần%Số lần%Hạ huyết áp 10019,69320,5 Buồn nôn 5911,66614,6 Thiếu máu 499,6378,2 Đau sau phẫu thuật 377,3378,2 Nôn 428,3306,6 Đau lưng 295,7194,2 Sốt 336,5357,7 Hoa mắt 265,1224,9 Bất lợi cho thai nhi 499,6419,1 Đau đầu 234,5184,0 Chậm sinh 326,3316,8 Ngứa 193,7265,7 Đau 183,5173,8 Bất thường điện tâm đồ 163,1173,8 Chướng bụng 152,9122,6 Hạ albumin huyết152,961,3 Rét run 152,9122,6 Táo bón 142,8204,4 Nhìn đôi 132,6143,1.
Mất cảm giác 132,6153,3 Đầy hơi 122,4112,4 Đau bụng 112,261,3 Hạ thân nhiệt 112,261,3 Nhịp tim chậm 112,2102,2 Khó tiêu 102,0112,4 Tiểu tiện ra máu 102,051,1 Ra máu khi có thai 91,8122,6 Dị cảm 91,820,4 Nhịp tim nhanh 91,871,5 Nước tiểu không bình thường 91,861,3 Ban xuất huyết 71,440,9 Tăng rỉ dịch vết thương 71,4132,9 Ho 61,230,7 Tăng bạch cầu 61,230,7 Ngủ gà 61,240,9 Tiểu không kiềm chế 61,210,2 Tê cục bộ 51,051,1 Lo âu 51,061,3 Đau ngực (phụ nữ) 51,040,9 Cao huyết áp 51,081,8 Đái ít 51,030,7′
Nhiễm trùng đường tiểu 51,030,7 Tiêu chảy 51,061,3 Các phản ứng bất lợi sau đây được báo cáo trong chương trình thử nghiệm lâm sàng Levobupivacain ở một bệnh nhân trở lên, tỷ lệ Toàn thân Suy nhược, phù Rối loạn tim mạch nói chung Hạ huyết áp thế đứng Rối loạn hệ thần kinh trung ương và ngoại vi.
Giảm chức năng vận động, co cơ không tự ý, co thắt, rùng mình, ngất Rối loạn nhịp timLoạn nhịp, ngoại tâm thu, rung nhĩ, ngừng timRối loạn hệ tiêu hoá Tắc ruột Rối loạn hệ gan-mật Tăng Bilirubin Rối loạn tâm thần Lú lẫn Rối loạn hệ hô hấp Ngừng thở, co thắt phế quản, khó thở, phù phổi, thiểu năng hô hấpRối loạn da và phần phụ Tăng tiết mồ hôi, mất màu da.
Các phản ứng bất lợi của Levobupivacain cũng giống như với các thuốc gây tê cục bộ nhóm amid khác. Các hệ cơ quan liên quan có thể bao gồm hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hệ hô hấp (Xem thêm các mục Chú ý đề phòng, Thận trọng lúc dùng và Qúa liều)
Các phản ứng bất lợi về thần kinh có thể do tổng liều các thuốc gây tê cục bộ được sử dụng và cũng phụ thuộc vào loại thuốc dùng, đường dùng và thể trạng của bệnh nhân. Nhiều tác dụng bất lợi trong số đó liên quan đến kỹ thuật gây tê cục bộ, có hoặc không có sự tham gia của thuốc.
Phản ứng kiểu dị ứng hiếm khi xảy ra và có thể là do mẫn cảm với thuốc gây tê cục bộ. Các phản ứng đó đặc trưng bởi các dấu hiệu như mày đay, ngứa, ban đỏ, phù thần kinh mạch (kể cả phù thanh quản), nhịp tim nhanh, hắt hơi, buồn nôn, nôn, chóng mặt, ngất, ra quá nhiều mồ hôi, tăng thân nhiệt, và có thể có các triệu chứng giống phản vệ (kể cả tụt huyết áp nghiêm trọng). Mẫn cảm chéo giữa các thuốc trong nhóm các thuốc gây tê cục bộ kiểu amid đã được báo cáo.
Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Chirocaine
Thận trọng và lưu ý
Những lưu ý và thận trọng trước khi dùng thuốc Chirocaine
Độ an toàn và hiệu quả của việc dùng thuốc gây tê cục bộ phụ thuộc vào liều dùng thích hợp, kỹ thuật chính xác, thận trọng đúng mức và mức độ sẵn sàng cấp cứu.
Các trang thiết bị hồi sức, ôxy, các thuốc hồi sức phải sẵn có để dùng ngay khi cần (xem Chú ý đề phòng và Tác dụng ngoại ý). Phải dùng liều thấp nhất có hiệu quả gây tê để tránh hàm lượng thuốc cao trong huyết tương, ở da và các phản ứng bất lợi nghiêm trọng. Cần tiêm chậm và tăng dần cùng với việc hút thử thường xuyên trước và trong khi tiêm để tránh tiêm vào mạch máu.
Khi dùng kỹ thuật catheter liên tục, cũng cần hút thử bơm tiêm trước và trong mỗi lần tiêm thêm. Khi gây tê ngoài màng cứng, khuyên dùng ban đầu một liều thử của một thuốc gây tê cục bộ tác dụng nhanh và theo dõi bệnh nhân về các dấu hiệu ngộ độc hệ thần kinh trung ương và tim mạch cũng như các dấu hiệu sơ xuất tiêm nội tủy trước khi tiến hành.
Khi điều kiện bệnh viện cho phép, cần xem xét việc dùng các dung dịch gây tê cục bộ chứa Epinephrine để thử vì các thay đổi tuần hoàn do Epinephrine có thể xem như một dấu hiệu cảnh báo việc tiêm nhầm vào mạch máu. Tiêm nhầm vào mạch máu vẫn có thể xảy ra ngay cả khi kết quả hút không thấy máu.
Tiêm các liều nhắc lại thuốc gây tê cục bộ có thể làm tăng đáng kể mức thuốc trong huyết tương với mỗi liều nhắc lại do sự tích tụ dần thuốc hay các dẫn xuất của nó hay do tốc độ chuyển hóa chậm.
Mức dung nạp với sự tăng nồng độ thuốc trong huyết tương thay đổi tùy theo thể chất của mỗi bệnh nhân. Cũng cần thận trọng khi dùng thuốc gây tê cục bộ cho các bệnh nhân huyết áp thấp, giảm thể tích máu, suy chức năng tim mạch, nhất là blốc tim.
Cần theo dõi kỹ lưỡng và liên tục các dấu hiệu sống của tim mạch và hô hấp (thông khí đủ) và tình trạng tỉnh táo của bệnh nhân phải được kiểm tra sau mỗi lần tiêm thuốc gây tê cục bộ. Tình trạng bồn chồn, lo âu, lạc giọng, cảm giác đầu nhẹ, tê liệt, tê môi và miệng, vị kim loại, ù tai, hoa mắt, nhìn mờ, rùng mình, chứng co rút, trầm cảm, hoặc ngủ gà có thể là các dấu hiệu sớm của ngộ độc hệ thần kinh trung ương.
Các thuốc gây tê cục bộ kiểu amid như Levobupivacain bị chuyển hóa trong gan vì thế cần thận trọng khi dùng những thuốc này, nhất là dùng các liều nhắc lại cho các bệnh nhân bị bệnh gan.
Các bệnh nhân suy gan nặng, do không có khả năng chuyển hóa bình thường các thuốc gây tê cục bộ, có nguy cơ cao hơn về khả năng xuất hiện hàm lượng thuốc gây ngộ độc trong huyết tương. Cũng cần thận trọng khi dùng các thuốc gây tê cục bộ cho các bệnh nhân bị suy chức năng tim mạch do ít có khả năng bù lại các thay đổi chức năng đi kèm với dẫn truyền A-V kéo dài do các thuốc này gây ra.
Nhiều loại thuốc dùng trong lúc dẫn mê được xem là các chất kích hoạt bệnh tăng thân nhiệt ác tính. Các thuốc gây tê cục bộ kiểu amid được biết là không có tính chất này.
Gây tê ngoài màng cứng:
Trong khi gây tê ngoài màng cứng, Levobupivacain phải được dùng theo lượng tăng dần từ 3 đến 5ml với thời gian vừa đủ giữa các liều để phát hiện các dấu hiệu ngộ độc do vô ý tiêm nhầm vào mạch hay nội tủy. Cũng cần hút thử bơm tiêm trước và trong mỗi lần tiêm thêm thuốc bằng kỹ thuật catheter liên tục.
Tiêm nhầm vào mạch máu vẫn có thể xảy ra ngay cả khi hút thử không thấy máu. Trong khi dùng thuốc gây tê ngoài màng cứng, khuyên bắt đầu dùng một liều thử và theo dõi tác dụng trước khi dùng đủ liều.
Liều thử của một thuốc gây tê cục bộ kiểu amid tác dụng ngắn như 3 ml Lidocaine được chỉ định để phát hiện việc vô tình tiêm thuốc vào trong vỏ. Nó sẽ xuất hiện trong vòng vài phút bởi các dấu hiệu phong bế vùng dưới màng nhện (ví dụ giảm cảm giác ở mông, liệt chân, ở bệnh nhân đang gây ngủ thấy mất phản xạ đầu gối).
Vô tình tiêm thuốc gây tê cục bộ vào nội tủy có thể dẫn đến gây mê rất mạnh tủy sống, có thể gây ngừng thở, hạ huyết áp nghiêm trọng và bất tỉnh. Ngay cả khi kết quả liều thử là âm tính, vẫn có thể vô tình tiêm phải mạch hay tiêm dưới vỏ. Tự liều thuốc thử cũng có thể gây phản ứng ngộ độc có hệ thống, phong bế vùng dưới màng nhện mạnh hay ảnh hưởng lên hệ tim mạch.
Dùng cho vùng đầu-cổ:
Các liều nhỏ thuốc gây tê cục bộ được tiêm vào vùng cổ hay đầu cũng có thể gây ra phản ứng bất lợi tương tự như ngộ độc toàn thân quan sát thấy khi vô tình tiêm liều lớn hơn vào mạch máu.
Vì thế, tiêm cho vùng này đòi hỏi phải thật cẩn thận. Chứng lú lẫn, co giật, suy hô hấp và/hay ngừng thở và kích thích hoặc ức chế tim mạch đã được báo cáo. Các phản ứng này có thể là do thuốc gây tê cục bộ tiêm vào động mạch và chảy ngược vào tuần hoàn máu não.
Các bệnh nhân bị tiêm vào khu vực này phải được theo dõi liên tục hoạt động của hệ hô hấp và tim mạch. Các phương tiện và nhân lực hồi sức cấp cứu phải luôn sẵn sàng để xử lý ngay tức khắc các phản ứng bất lợi khi chúng xuất hiện. Không được dùng quá liều chỉ định (Xem Liều lượng và cách dùng).
Thông tin cho bệnh nhân:
Khi thích hợp nên thông báo trước cho bệnh nhân rằng họ sẽ tạm thời mất cảm giác hay không cử động được tại những vùng cơ thể bị tiêm thuốc gây tê sau khi thuốc gây tê cục bộ được tiêm đúng cách vào vùng đó. Thêm nữa, khi thích hợp bác sĩ nên nói về các thông tin khác, kể cả các phản ứng bất lợi ghi trong hướng dẫn sử dụng.
Dùng cho người cao tuổi:
Trong tổng số các đối tượng nghiên cứu lâm sàng, 16% có tuổi từ 65 trở lên trong khi chỉ có 8% tuổi từ 75 trở lên. Không thấy có sự khác biệt về độ an toàn và hiệu quả giữa các đối tượng đó so với các đối tượng trẻ hơn. Các báo cáo của các nghiên cứu lâm sàng khác không thấy có sự khác biệt giữa các bệnh nhân già và trẻ nhưng sự mẫn cảm lớn hơn ở một số bệnh nhân cao tuổi hơn là không thể loại trừ.
Lúc có thai và lúc nuôi con bú:
Tính gây ung thư, đột biến gen hay suy giảm khả năng sinh sản:
Các nghiên cứu dài hạn trên động vật để đánh giá tiềm năng gây ung thư của hầu hết các thuốc gây tê cục bộ, kể cả Levobupivacain, chưa được tiến hành. Không thấy thuốc gây đột biến gen trong thử nghiệm gây đột biến tế bào vi khuẩn, thử nghiệm gây đột biến tế bào bạch huyết chuột nhắt, thử nghiệm biến đổi nhiễm sắc thể tế bào bạch cầu người và thử nghiệm vi nhân tế bào tủy xương chuột nhắt.
Các nghiên cứu với Levobupivacain tiến hành ở chuột cống với liều 30mg/kg/ngày (180 mg/m2/ngày) không cho thấy bất kỳ tác dụng nào lên khả năng sinh sản hay hoạt động sinh sản trong hai thế hệ. Liều này bằng khoảng nửa liều cực đại cho người (570mg/người) tính theo diện tích bề mặt cơ thể (352 mg/m2).
Mang thai: Pregnancy Category B.
Nghiên cứu gây quái thai ở chuột cống (180 mg/m2/ngày) và thỏ (220 mg/m2/ngày) không cho thấy bất kỳ bằng chứng nào về tác dụng bất lợi lên việc hình thành các cơ quan hay sự phát triển của bào thai trong giai đoạn sớm. Liều này bằng khoảng nửa liều cực đại chỉ định cho người (570mg/người hay 352 mg/m2) tính theo diện tích bề mặt cơ thể.
Không thấy có tác dụng bất lợi liên quan đến sử dụng thuốc lên giai đoạn phát triển muộn của bào thai, sự sinh con, tiết sữa, khả năng sống sót hay sự tăng trưởng của con non trước và sau khi sinh ở chuột cống với liều dùng bằng khoảng nửa liều cực đại cho người tính theo diện tích bề mặt cơ thể.
Chưa có các nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt ở phụ nữ mang thai về tác dụng của Levobupivacain lên sự phát triển của bào thai. Chỉ dùng Levobupivacain cho phụ nữ mang thai khi lợi ích mong đợi lớn hơn nguy cơ.
Chuyển dạ và sinh nở:
Các thuốc gây tê cục bộ, kể cả Levobupivacain, nhanh chóng đi qua nhau thai và khi dùng gây tê ngoài màng cứng có thể gây ra các mức độ ngộ độc khác nhau lên người mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh. Tỷ lệ và mức độ ngộ độc phụ thuộc vào thủ thuật thực hiện, loại và số lượng thuốc được dùng và kỹ thuật dùng thuốc.
Các phản ứng bất lợi trong lúc sắp sinh, lên thai nhi và trẻ sơ sinh bao gồm các ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, trương lực mạch ngoại biên, chức năng tim. Đã thấy hạ huyết áp ở mẹ, nhịp tim thai nhi chậm và giảm hoạt động thai nhi khi dùng Levobupivacain gây tê cục bộ để giảm đau trong sản khoa.
Các thuốc gây tê cục bộ gây ra giãn mạch bằng cách phong bế các dây thần kinh giao cảm. Truyền dịch tĩnh mạch, nâng cao chân của bệnh nhân và dịch chuyển tử cung sang trái sẽ giúp tránh giảm huyết áp. Cần phải thường xuyên theo dõi nhịp tim của thai nhi và tốt nhất nên dùng điện tim để theo dõi.
Không dùng dung dịch Levobupivacain 7,5 mg/mL trong sản khoa vì làm tăng nguy cơ ngộ độc tim trên cơ sở các kinh nghiệm đã có với Bupivacain. Chưa có kinh nghiệm dùng Levobupivacain 7,5 mg/mL trong phẫu thuật sản khoa.
Phụ nữ cho con bú:
Vì một số thuốc gây tê cục bộ bài tiết vào sữa mẹ nên cần thận trọng khi dùng Levobupivacain cho các phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Sự tiết Levobupivacain hay các chất chuyển hóa của nó qua sữa mẹ hiện vẫn chưa được nghiên cứu.
Các nghiên cứu trên chuột cống cho thấy một lượng nhỏ Levobupivacain có thể được phát hiện trong con non sau khi dùng Levobupivacain cho con mẹ đang nuôi con bằng sữa (Xem mục Thận trọng khi dùng).
Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Chirocaine : người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày
Lưu ý thời kỳ mang thai
Bà bầu mang thai uống thuốc Chirocaine được không?
Cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.
Lưu ý thời kỳ cho con bú
Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ dể bảo vệ cho mẹ và em bé
Tương tác thuốc
Thuốc Chirocaine có thể tương tác với những thuốc nào?
Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Chirocaine nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.
Tương tác thuốc Chirocaine với thực phẩm, đồ uống
Cân nhắc sử dụng chung thuốc với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
Bảo quản
Nên bảo quản thuốc Chirocaine như thế nào?
Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Chirocaine . Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.
Tác dụng
Tác dụng và cơ chế tác dụng thuốc Chirocaine
Dược lý và cơ chế
Tương tác của thuốc Chirocaine với các hệ sinh học
Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.
Thông tin Thuốc gốc
(Phần dành cho chuyên gia)- Tên thuốc: Levobupivacaine
- Nhóm sản phẩm: Thuốc gây tê, mê
- Thuốc biệt dược: Levobupivacain Chirocaine;Levobupi-BFS
Tác dụng - Dược lý và cơ chế (Click để xem chi tiết)
Xem chi tiếtDược động học
Tác động của cơ thể đến thuốc Chirocaine
Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý...)
Tổng kết
Trên đây tacdungthuoc.com đã tổng hợp các thông tin cần biết về thuốc Chirocaine từ Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất, Thuốc biệt dược, Drugbank và các nguồn thông tin y khoa uy tín trên thế giới: Drugs, WebMD, Rxlist. Nội dung được tổng hợp lại và trình bày một cách dễ hiểu nhất để bạn nắm bắt thông tin sử dụng thuốc Chirocaine một cách dễ dàng. Nội dung không thay thế tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và lời khuyên từ bác sĩ. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!
Dược thư quốc gia Việt Nam
https://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-55553/chirocaine.aspx
Drugbank.vn
thuốc Chirocaine là thuốc gì
cách dùng thuốc Chirocaine
tác dụng thuốc Chirocaine
công dụng thuốc Chirocaine
thuốc Chirocaine giá bao nhiêu
liều dùng thuốc Chirocaine
giá bán thuốc Chirocaine
mua thuốc Chirocaine