Thuốc Clozapine là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Bảo quản | Dược lý | Dược động học
Thuốc Clozapine là gì? Tác dụng thuốc Clozapine, cách dùng, liều dùng, công dụng? Hướng dẫn sử dụng thuốc Clozapine bao gồm chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ và các lưu ý khi dùng thuốc Clozapine. Thông tin dưới đây được biên tập và tổng hợp từ Dược thư quốc gia Việt Nam - Bộ Y tế mới nhất, Thuốc biệt dược và các nguồn uy tín khác.
Clozapine là thuốc gì?
Thuốc Clozapine là Thuốc hướng tâm thần. Thuốc Clozapine chứa thành phần Clozapine và được đóng gói dưới dạng Clozarem, Synzapin, Clozapyl 25, Leponex, Sunsizopin 100, Sunsizopin 25
Thuốc gốc | Thuốc Clozapine ® |
Nhóm thuốc | Thuốc hướng tâm thần |
Thành phần | Clozapine |
Dạng thuốc | Clozarem, Synzapin, Clozapyl 25, Leponex, Sunsizopin 100, Sunsizopin 25 |
Tên biệt dược | Clozapin |
Biệt dược mới | Clozapyl 100; Clozipex 25mg; Leponex |
Dạng thuốc và hàm lượng
Những dạng và hàm lượng thuốc Clozapine
Thuốc Clozapine: Clozarem, Synzapin, Clozapyl 25, Leponex, Sunsizopin 100, Sunsizopin 25Chỉ định
Đối tượng sử dụng thuốc Clozapine
Tâm thần phân liệt mãn tính nặng (tiến triển từ ít nhất là 2 năm) trong trường hợp kháng trị (không thuyên giảm trên lâm sàng và xã hội mặc dù đã kê toa ít nhất 2 loại thuốc an thần kinh liều cao trong ít nhất 6 tuần) hoặc không dung nạp chủ yếu với các loại thuốc an thần kinh cổ điển (tác dụng phụ nghiêm trọng về mặt thần kinh và gây tàn phế, không chữa trị được bằng cách chỉnh liều tốt hơn hoặc bằng những loại thuốc chữa trị thông thường).
Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định(công dụng, chức năng cho đối tượng nào) ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Clozapine hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng Clozapine
Liều khởi đầu: 12,5mg trong ngày đầu tiên, sau đó tăng từng nấc từ 25 đến 50mg/ngày, để đạt đến liều 300mg/ngày ở ngày thứ 14 đến ngày thứ 21.
Liều trung bình: 300 đến 450mg/ngày, chia làm nhiều lần.
Liều tối đa: 600 đến 900mg/ngày.
Liều duy trì: 150 đến 300mg/ngày.
Ngưng điều trị: giảm liều từ từ trong 1 đến 2 tuần lễ.
Dùng thuốc lại: tham khảo “liều khởi đầu”.
Dùng thuốc lại ở bệnh nhân đã ngưng thuốc trên 2 ngày: 12,5mg x 1 đến 2 lần trong ngày đầu tiên. Sau đó tăng liều có thể nhanh hơn so với khi mới bắt đầu điều trị bằng Clozapine.
Chuyển từ một thuốc an thần kinh cổ điển sang Clozapine : ngưng từ từ thuốc này trong vòng 1 tuần lễ, sau khi ngưng được 24 giờ, bắt đầu dùng Clozapine theo cách thức nêu trên.
Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Clozapine ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.
Quá liều, quên liều và xử trí
Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Clozapine
Nhiều trường hợp tử vong được ghi nhận khi dùng liều quá 2000mg. Tuy nhiên, cũng có trường hợp dung nạp được với liều trên 4000mg.
– Triệu chứng: tăng cường tác dụng kháng cholinergique và an thần, co giật, tăng tiết nước bọt, giãn đồng tử, rối loạn thị giác, lú lẫn, kích động, mê sảng, tăng phản xạ, hôn mê, hạ huyết áp, trụy, nhịp tim nhanh, biểu hiện trầm trọng ở tim (loạn nhịp tim, bloc nhĩ thất, ngoại tâm thu), suy hô hấp.
– Ðiều trị: rửa ruột, sau đó dùng than hoạt tính trong 6 giờ đầu sau khi phát hiện ngộ độc. Ðiều trị triệu chứng trong bệnh viện chuyên khoa trong ít nhất 5 ngày (có thể phản ứng chậm). Theo dõi các dấu hiệu của sự sống, kiểm tra điện giải và cân bằng acid kiềm. Không dùng adrenaline và các dẫn xuất trong điều trị hạ huyết áp (có thể gây tác dụng ngược của adrenaline).
Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Clozapine cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường.
Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều
Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Clozapine có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị
Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Clozapine
Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc Clozapine sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.
Chống chỉ định
Những trường hợp không được dùng thuốc Clozapine
– Quá mẫn với clozapine.
– Tiền sử giảm bạch cầu hạt hoặc mất bạch cầu hạt do thuốc hoặc bệnh lý máu đặc trưng.
– Loạn tâm thần do rượu và nhiễm độc, ngộ độc thuốc, hôn mê.
– Bệnh gan, thận hoặc tim trầm trọng.
– Glaucome góc đóng.
– Rối loạn đường niệu do phì đại tuyến tiền liệt.
Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Clozapine phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.
Tác dụng phụ
Những tác dụng phụ khi dùng Clozapine
– Mất bạch cầu hạt, thường xuất hiện trong 18 tuần điều trị đầu tiên, thường có thể hồi phục sau ngưng điều trị, đôi khi đưa đến tử vong; tăng bạch cầu; tăng bạch cầu ái toan.
– Hạ huyết áp tư thế (hiếm khi gây trụy mạch với ngưng hô hấp hoặc ngưng tim); huyết áp cao; biến đổi trên điện tâm đồ; nhịp tim nhanh; loạn nhịp; viêm ngoại tâm mạc và viêm cơ tim (đôi khi đưa đến tử vong).
– Táo bón, nôn, mửa, rối loạn gan, tăng transaminase và hiếm hơn là tăng cholestase.
– Rối loạn cơ vòng hay bí tiểu, cương đau dương vật.
– Khô miệng, rối loạn điều tiết mắt, tăng nhãn áp.
– Biến đổi điện não đồ (phức hợp mũi-sóng), giảm ngưỡng gây động kinh, cơn động kinh (ít gặp), biểu hiện ngoại tháp bao gồm run rẩy, không ngồi yên chỗ và cứng đờ người.
– Một số tác dụng khác: tăng tiết nước bọt, buồn ngủ, suy nhược, hội chứng ác tính của thuốc an thần kinh, đột tử không rõ lý do, lên cân.
Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Clozapine
Thận trọng và lưu ý
Những lưu ý và thận trọng trước khi dùng thuốc Clozapine
Do thuốc có thể gây những rối loạn huyết học, cần lưu ý những điểm sau:
– Không nên dùng đồng thời Clozapine với các liệu pháp có khả năng làm giảm bạch cầu (nhất là các loại thuốc an thần kinh cổ điển hoặc thuốc chống trầm cảm). Mặt khác, không dùng chung với các loại thuốc an thần kinh có tác động chậm (do không có khả năng loại bỏ nhanh chóng ra khỏi cơ thể trong trường hợp bị giảm bạch cầu hạt).
– Trước khi bắt đầu điều trị bằng Clozapine, cần đếm công thức bạch cầu để bảo đảm rằng chỉ những bệnh nhân có lượng bạch cầu bình thường mới được dùng thuốc. Sau khi bắt đầu điều trị cần đếm công thức bạch cầu mỗi tuần trong 18 tuần, sau đó ít nhất một lần mỗi tháng, cho đến khi chấm dứt điều trị. Cần nhắc bệnh nhân phải báo ngay cho bác sĩ ở mỗi lần khám bệnh nếu có nhiễm trùng khởi phát hoặc có sốt cao.
– Trường hợp bị nhiễm trùng hoặc nếu bạch cầu dưới 3500/mm3 , hoặc giảm đáng kể so với ban đầu, phải kiểm tra ngay việc đếm công thức bạch cầu. Nếu kết quả xác nhận số bạch cầu dưới 3500/mm3 và/hoặc lượng bạch cầu đa nhân trung tính ở trong khoảng 2000 và 1500/mm3 , thì số bạch cầu và số bạch cầu đa nhân trung tính phải được kiểm tra ít nhất 2 lần mỗi tuần.
Nếu lượng bạch cầu xuống thấp hơn 3000/mm3 và/hoặc nếu lượng bạch cầu đa nhân trung tính dưới 1500/mm3 , phải ngưng điều trị ngay lập tức và ngưng vĩnh viễn. Phải đếm công thức bạch cầu mỗi ngày và theo dõi bệnh nhân để có thể phát hiện triệu chứng giả cúm hoặc những dấu hiệu khác của sự nhiễm trùng.
– Mặc dù đã ngưng clozapine, nếu số bạch cầu tuyệt đối thấp hơn 2000/mm3 và/hoặc lượng bạch cầu trung tính thấp hơn 1000/mm3 , phải chuyển bệnh nhân đến một bệnh viện chuyên khoa.
– Trường hợp phải ngưng Clozapine do giảm bạch cầu theo các tiêu chuẩn nêu trên, không được dùng trở lại.
Một số điểm khác cần thận trọng:
Ở bệnh nhân có tiền sử bị động kinh hoặc rối loạn tim mạch, thận hay gan, liều ban đầu phải thấp hơn và tăng dần liều chậm hơn.
Trường hợp có bệnh gan không nặng, có thể điều trị được bằng Clozapine nhưng cần theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng đều đặn về chức năng gan.
Khi dùng thuốc, có thể bị hạ huyết áp tư thế, kèm theo ngất hoặc không.
Có thể bị sốt tạm thời, thường là lành tính, chủ yếu trong 3 tuần lễ đầu điều trị. Có thể kèm theo tăng hoặc giảm số lượng bạch cầu. Sốt có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng tiềm ẩn hoặc tăng bạch cầu đa nhân trung tính. Nếu bị sốt cao, có thể nghĩ đến hội chứng ác tính của thuốc an thần kinh.
Người lớn tuổi:
Dùng liều ban đầu thấp (12,5mg, uống 1 lần trong ngày đầu) và tăng liều từng nấc 25mg mỗi ngày.
Lưu ý người lái xe và vận hành máy móc về nguy cơ bị buồn ngủ, nhất là trong thời gian đầu điều trị.
LÚC CÓ THAI
Các khảo sát trên súc vật cho thấy thuốc không gây quái thai.
Ở người, do còn thiếu số lượng khảo sát, khuyên nên:
– hạn chế chỉ định kéo dài trong thời gian mang thai;
– giảm liều ở giai đoạn cuối của thai kỳ ;
– theo dõi chức năng thần kinh và tiêu hóa ở trẻ sơ sinh trong một thời gian.
LÚC NUÔI CON BÚ
Khảo sát trên súc vật cho thấy thuốc được bài tiết qua sữa mẹ; do đó, không nên cho con bú trong thời gian điều trị.
CHÚ Ý ÐỀ PHÒNG
Clozapine có thể gây giảm bạch cầu hạt có khả năng dẫn đến mất bạch cầu hạt với tỷ lệ được ước lượng khoảng 1 đến 2%.
Chỉ dùng Clozapine ở bệnh nhân tâm thần phân liệt:
– có số lượng bạch cầu bình thường trước khi bắt đầu điều trị (số lượng ≥ 3500/mm3 và hình dạng bình thường); có điều kiện được đếm công thức bạch cầu thường xuyên (mỗi tuần trong vòng 18 tuần lễ đầu, và sau đó là ít nhất mỗi tháng một lần trong suốt thời gian điều trị).
Bác sĩ điều trị cần luôn nhắc nhở bệnh nhân rằng phải báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu nhiễm trùng dù là như thế nào. Cũng cần lưu ý triệu chứng giả cúm hoặc những triệu chứng khác có thể gợi đến một sự nhiễm trùng, như sốt hoặc viêm họng, có thể là do giảm bạch cầu trung tính.
Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Clozapine: người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày.
Lưu ý thời kỳ mang thai
Bà bầu mang thai uống thuốc Clozapine được không?
Luôn cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.
Lưu ý thời kỳ cho con bú
Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ cho mẹ và em bé.
Tương tác thuốc
Thuốc Clozapine có thể tương tác với những thuốc nào?
Không dùng đồng thời với các thuốc gây giảm bạch cầu (xem mục Chú ý đề phòng).
Tương tự với các thuốc an thần kinh khác:
Khuyên không nên phối hợp:
– Alcool: tăng tác dụng an thần của thuốc an thần kinh.
Việc mất ý thức cảnh giác có thể dẫn đến nguy hiểm khi lái xe hay khi vận hành máy móc. Tránh dùng chung với các thức uống hoặc thuốc có chứa alcool.
Cần lưu ý khi phối hợp:
– Thuốc hạ huyết áp: tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết áp tư thế (hiệp đồng tác dụng).
– Các thuốc gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương: dẫn xuất morphine (giảm đau và trị ho), đa số các thuốc kháng histamin H1, barbiturate, benzodiazepine, thuốc chống lo âu không thuộc nhóm benzodiazepine, clonidine và các thuốc cùng họ: tăng trầm cảm trung tâm, có thể gây hậu quả nặng, nhất là đối với người lái xe và vận hành máy móc.
– Nên thận trọng ở bệnh nhân đang được điều trị hoặc được điều trị gần đây bằng benzodiazepine hoặc các thuốc tâm thần khác do tăng nguy cơ gây trụy có thể gây ngừng hô hấp hoặc ngừng tim trong một vài trường hợp.
– Thuốc ức chế men chuyển: tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết áp tư thế.
– Atropine và các thuốc có tác dụng giống atropine (thuốc chống trầm cảm imipramine, đa số các thuốc kháng histamin H1, thuốc chống liệt rung kháng cholinergic, thuốc chống co thắt có tác động atropinic, disopyramide): phối hợp các tác dụng ngoại ý của nhóm atropine kiểu gây bí tiểu, táo bón, khô miệng.
– Warfarine và các thuốc liên kết mạnh với protein huyết tương: có thể làm thay đổi nồng độ trong huyết tương của các thuốc hoặc của Clozapine (cạnh tranh tại nơi liên kết).
– Cimetidine: tăng nồng độ clozapine trong huyết tương với tăng các tác dụng ngoại ý.
– Phenytoin và các thuốc gây cảm ứng cytochrome P450: giảm nồng độ clozapine trong huyết tương, có thể làm xuất hiện lại các triệu chứng tâm thần.
– Lithium và các thuốc an thần kinh khác: có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng ác tính của thuốc an thần kinh.
– Adrenaline và dẫn xuất: có thể gây tác dụng ngược trên huyết áp động mạch (tăng nguy cơ bị tụt huyết áp).
Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Clozapine nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.
Tương tác thuốc Clozapine với thực phẩm, đồ uống
Cân nhắc sử dụng chung thuốc Clozapine với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
Dược lý và cơ chế
Tương tác của thuốc Clozapine với các hệ sinh học
Thuốc an thần kinh nhóm benzodiazepine.
Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.
Dược động học
Tác động của cơ thể đến thuốc Clozapine
Sau khi uống thuốc, clozapine hầu như được hấp thu hoàn toàn (90-95%), cho dù thể thức dùng có khác nhau, như uống thuốc lúc đói hoặc uống trong bữa ăn. Tmax thay đổi (1-6 giờ). Clozapine được phân phối rộng rãi trong cơ thể (thể tích phân phối trung bình là 2 ± 1,2l/kg) và liên kết mạnh với protein huyết tương (95%).
Ðộ khả dụng sinh học tuyệt đối của clozapine khoảng 55%. Clozapine được chuyển hóa ở gan, chủ yếu là oxy hóa và loại gốc methyl ở vị trí N. Chỉ có dẫn xuất N-demethyl là có hoạt tính dược lý như clozapine, tuy nhiên hàm lượng không cao và thời gian tác động ngắn.
Thời gian bán hủy dao động, trung bình khoảng 12 giờ sau khi dùng liều duy nhất. 50% hoạt chất được đào thải dưới dạng chất chuyển hóa theo nước tiểu và 40% được đào thải qua mật. Các thông số dược động học thay đổi theo từng cá nhân.
Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý...)
Bảo quản
Nên bảo quản thuốc Clozapine như thế nào?
Thuốc độc bảng B.Bảo quản trong bao bì kín, để nhiệt độ 15-30 độ C.Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Clozapine. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.