Thuốc Dihydroergotamine là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Bảo quản | Dược lý | Dược động học
Thuốc Dihydroergotamine là gì? Tác dụng thuốc Dihydroergotamine, cách dùng, liều dùng, công dụng? Hướng dẫn sử dụng thuốc Dihydroergotamine bao gồm chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ và các lưu ý khi dùng thuốc Dihydroergotamine. Thông tin dưới đây được biên tập và tổng hợp từ Dược thư quốc gia Việt Nam - Bộ Y tế mới nhất, Thuốc biệt dược và các nguồn uy tín khác.
Nếu bạn là chuyên gia, tham khảo thông tin Dihydroergotamin trong Dược thư Quốc gia Tại đây
Dihydroergotamine là thuốc gì?
Thuốc Dihydroergotamine là Thuốc điều trị đau nửa đầu. Thuốc Dihydroergotamine chứa thành phần Dihydroergotamine và được đóng gói dưới dạng Seglor
Thuốc gốc | Thuốc Dihydroergotamine ® |
Nhóm thuốc | Thuốc điều trị đau nửa đầu |
Thành phần | Dihydroergotamine |
Dạng thuốc | Seglor |
Tên biệt dược | Dihydroergotamin |
Biệt dược mới | Tamik |
Dạng thuốc và hàm lượng
Những dạng và hàm lượng thuốc Dihydroergotamine
Thuốc Dihydroergotamine: SeglorChỉ định
Đối tượng sử dụng thuốc Dihydroergotamine
– Ðiều trị nền tảng chứng nhức nửa đầu và nhức đầu.
– Cải thiện các triệu chứng có liên quan đến suy tĩnh mạch bạch huyết (chân nặng, đau, khó chịu khi mới bắt đầu nằm).
– Ðược đề nghị trong điều trị chứng hạ huyết áp tư thế.
– Các rối loạn xảy ra trong điều trị với thuốc an thần và hưng phấn.
Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định(công dụng, chức năng cho đối tượng nào) ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Dihydroergotamine hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng Dihydroergotamine
– Đau đầu do vận mạch: tiêm bắp người lớn tiêm 1mg, sau đó cách 1 h tiêm 1mg cho đến khi bệnh thuyên giảm hoặc đến khi có tổng số liều là 3mg.
– Điều trị hạ huyết áp do tư thế: người lớn uống 4- 30 mg/ngày chia làm nhiều lần. Thường uống 3mg(1 viên), ngày chia 3 lần, uống ngay trước bữa ăn.
Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Dihydroergotamine ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.
Quá liều, quên liều và xử trí
Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Dihydroergotamine
Trong trường hợp đã xác nhận bị ngộ độc ergotine ở mạch máu, cần phải cấp cứu ở bệnh viện: thường cần phải tiến hành truyền heparin phối hợp với một chất gây giãn mạch, và tùy tình hình có thể phối hợp với một corticọid.
Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Dihydroergotamine cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường.
Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều
Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Dihydroergotamine có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị
Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Dihydroergotamine
Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc Dihydroergotamine sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.
Chống chỉ định
Những trường hợp không được dùng thuốc Dihydroergotamine
Tuyệt đối:
– Ðã biết bị quá mẫn cảm với các dẫn xuất của nấm cựa gà.
– Nhóm macrolid (ngoại trừ spiramycine), sumatriptan: xem phần Tương tác thuốc.
Tương đối:
Bromocriptine (xem phần Tương tác thuốc).
Phụ nữ đang cho con bú (xem phần Lúc có thai và Lúc nuôi con bú).
Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Dihydroergotamine phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.
Tác dụng phụ
Những tác dụng phụ khi dùng Dihydroergotamine
Có thể gây buồn nôn, nôn, nhất là khi uống thuốc lúc đói.
Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Dihydroergotamine
Thận trọng và lưu ý
Những lưu ý và thận trọng trước khi dùng thuốc Dihydroergotamine
Không nên uống thuốc lúc đói.
Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị suy gan nặng hay suy thận nặng mà không được làm thẩm tách.
Cần tăng cường theo dõi trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử bệnh lý động mạch.
Lúc có thai:
Các kết quả nghiên cứu được thực hiện trên động vật không cho thấy thuốc có tác động gây quái thai, do đó thuốc không thể gây dị tật cho bào thai khi sử dụng cho người. Trên thực tế, cho đến nay, các chất gây dị tật bào thai khi dùng cho người đều là những chất gây quái thai khi sử dụng cho động vật trong những công trình nghiên cứu được thực hiện trên cả hai loài.
Hiện nay còn thiếu các số liệu thỏa đáng để đánh giá tác dụng gây dị tật bào thai hay độc tính trên phôi của dihydroergotamine khi sử dụng trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết nếu dùng liều cao có thể gây tăng co bóp tử cung.
Do đó nên thận trọng tránh sử dụng dihydroergotamine trong thời gian mang thai.
Lúc nuôi con bú:
Do thiếu số liệu về sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ, không sử dụng thuốc này nếu muốn cho con bú mẹ.
Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Dihydroergotamine: người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày.
Lưu ý thời kỳ mang thai
Bà bầu mang thai uống thuốc Dihydroergotamine được không?
Luôn cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.
Lưu ý thời kỳ cho con bú
Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ cho mẹ và em bé.
Tương tác thuốc
Thuốc Dihydroergotamine có thể tương tác với những thuốc nào?
Chống chỉ định phối hợp :
– Nhóm macrolid (tất cả ngoại trừ spiramycine); do suy từ erythromycine, josamycine và clarithromycine: có thể gây các triệu chứng ngộ độc ergotine với khả năng gây hoại tử đầu chi (do làm giảm sự đào thải các alcalọde của nấm cựa gà ở gan).
Cơ chế gây nhiễm độc nấm cựa gà như sau: các chất chuyển hoá của erythromycin và triacetyloleandomycin trong gan sẽ tạo phức vững bền với Fe của cytocrom P450 nên hoạt tính chuyển hoá bình thường của enzym gan bị giảm. Do nấm cựa gà chuyển hoá kém nên tích tụ lại trong cơ thể làm tăng tác dụng co mạch.
– Sumatriptan: trên lý thuyết có thể làm tăng nguy cơ gây co thắt mạch vành. Cần phải giữ một thời hạn là 24 giờ từ lúc ngưng dùng dihydroergotamine cho tới lúc dùng sumatriptan. Tương tự, chỉ dùng thuốc này cách 6 giờ sau khi dùng sumatriptan.
Không nên phối hợp:
– Bromocriptine: có thể gây co mạch và/hoặc gây cơn cao huyết áp kịch phát.
– Với thuốc chẹn beta: Nấm cựa gà gây co mạch. Thuốc chẹn beta phong bế giao cảm beta-2 nên cũng gây co mạch và làm giảm lưu lượng máu do giảm lưu lượng tim.
– Với nicotin: nicotin có thể gây co mạch ở một số người bệnh, làm tăng khuynh hướng gây thiếu máu cục bộ của nấm cựa gà.
– Với glyceryltrinitrat( nitroglycerin): Dihydroergotamin chốngl ại tác dụng giãn mạch của glyceryltrinitrat.
– Nấm cựa gà phối hợp với methysergid: làm tăng nguy cơ co thắt các động mạch chủ yếu ở một sốngười bệnh.
Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Dihydroergotamine nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.
Tương tác thuốc Dihydroergotamine với thực phẩm, đồ uống
Cân nhắc sử dụng chung thuốc Dihydroergotamine với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
Dược lý và cơ chế
Tương tác của thuốc Dihydroergotamine với các hệ sinh học
Thuốc trị chứng đau nửa đầu (N: hệ thần kinh trung ương).
Dihydroergotamine có các đặc tính chủ yếu như sau:
– Trên hệ thống động mạch cảnh ngoài sọ não, thuốc có tác động chủ vận từng phần (kích thích), nhất là trên các thụ thể serotoninergic.
– Thuốc có tác động chủ vận từng phần trên các thụ thể alfa-adrenergic của mạch máu, tác động này rất được ghi nhận trên tuần hoàn tĩnh mạch; người ta đã chứng minh rằng tác dụng gây co mạch có thể có liên quan một phần đến sự tổng hợp một chất được gọi là “prostaglandine-like”
Khi dùng liều cao, dihydroergotamine có tác động như một chất gây phong bế các thụ thể alfa-adrenergic và serotoninergic.
Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.
Dược động học
Tác động của cơ thể đến thuốc Dihydroergotamine
– Hấp thu: Thuốc được hấp thu nhanh, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt sau 1h. Sau khi tiem dưới da liều 1mg duy nhất, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau 45phút. Sau uống , khoảng 30% lượng thuốc được hấp thu.
– Phân bố: Thuốc có ái lực cao với mô.Dihydroergotamin liên kết với protein huyết tương 93%. Thể tích phân bố biểu kiến 30L/kg.
– Thải trừ: Thuốc được đào thải chủ yếu qua mật và qua phân. Thải trừ qua nước tiểu cả chất ban đầu và chất chuyển hoá khoảng 10% nếu tiêm tĩnh mạch và 1-3% nếu uống.
Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý...)
Bảo quản
Nên bảo quản thuốc Dihydroergotamine như thế nào?
Bảo quản trong lọ nút kín. Tránh ánh sáng và nóng. Tốt nhất bảo quản dưới 25 độ C. Nếu dung dịch chuyển màu không được dùng.Bảo quản thành phẩm độc bảng A.Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Dihydroergotamine. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.