Thuốc Octreotide là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Bảo quản | Dược lý | Dược động học
Thuốc Octreotide là gì? Tác dụng thuốc Octreotide, cách dùng, liều dùng, công dụng? Hướng dẫn sử dụng thuốc Octreotide bao gồm chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ và các lưu ý khi dùng thuốc Octreotide. Thông tin dưới đây được biên tập và tổng hợp từ Dược thư quốc gia Việt Nam - Bộ Y tế mới nhất, Thuốc biệt dược và các nguồn uy tín khác.
Nếu bạn là chuyên gia, tham khảo thông tin Octreotid Acetat trong Dược thư Quốc gia Tại đây
Octreotide là thuốc gì?
Thuốc Octreotide là Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch. Thuốc Octreotide chứa thành phần Octreotide và được đóng gói dưới dạng Bột pha tiêm;Dung dịch tiêm
Thuốc gốc | Thuốc Octreotide ® |
Nhóm thuốc | Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch |
Thành phần | Octreotide |
Dạng thuốc | Bột pha tiêm;Dung dịch tiêm |
Tên biệt dược | Sandostatin |
Biệt dược mới | Asoct, DBL Octreodtide 0.1mg/ml, Jintrotide, Octreotide, Octreotide Acetate, Oxamik Inj |
Dạng thuốc và hàm lượng
Những dạng và hàm lượng thuốc Octreotide
Thuốc Octreotide: Bột pha tiêm;Dung dịch tiêmChỉ định
Đối tượng sử dụng thuốc Octreotide
Ðiều trị những bệnh nhân bị mắc bệnh to cực:
– đã được kiểm soát thoả đáng bằng Octreotide tiêm dưới da, mà phẫu thuật, liệu pháp tia xạ hoặc chất chủ vận dopamine là không thích hợp hoặc không hiệu quả, hoặc trong giai đoạn tạm thời tới khi liệu pháp tia xạ hoàn toàn có hiệu quả.
Ðiều trị những bệnh nhân có triệu chứng kết hợp với các u nội tiết cơ năng đường ruột-dạ dày-tuỵ mà triệu chứng đã được điều trị tốt bằng Octreotide tiêm dưới da;
– Các u carcinoid với những đặc điểm của hội chứng carcinoid.
– Các u VIP (VIP omas: u tụy chế tiết nhiều peptide vận mạch đường ruột).
– Các u glucagon (glucagonomas: tiết glucagon quá mức).
– Các u gastrine/ hội chứng Zollinger-Ellison.
– Các u insulin, để khống chế hạ đường huyết trước phẫu thuật và điều trị bảo tồn.
– Các u GRF (Yếu tố giải phóng hormone sinh trưởng).
Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định(công dụng, chức năng cho đối tượng nào) ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Octreotide hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng Octreotide
Octreotide chỉ được sử dụng bằng cách tiêm mông sâu. Khi tiêm nhiều lần, phải lần lượt thay đổi chỗ tiêm từ mông phải sang mông trái.
Bệnh to cực:
Với bệnh nhân đã được điều trị tốt bằng Octreotide tiêm dưới da, nên bắt đầu điều trị bằng Octreotide 20mg cách nhau 4 tuần trong vòng 3 tháng. Ðiều trị bằng Octreotide có thể bắt đầu ngay sau ngày dùng liều tiêm Octreotide tiêm dưới da lần cuối cùng.
Việc điều trị chỉnh liều lượng sau đó sẽ dựa vào nồng độ huyết thanh của hormone sinh trưởng (GH) và yếu tố sinh trưởng 1 (IGF1) giống insulin/somatomedin C và triệu chứng lâm sàng.
Với những bệnh nhân mà trong thời gian 3 tháng kể trên vẫn không kiểm soát tốt các triệu chứng lâm sàng và thông số sinh hoá (GH, IGF1) (nồng độ GH vẫn trên 2,5mcg/L), có thể tăng liều lượng lên 30mg, cách nhau 4 tuần.
Với những bệnh nhân có nồng độ GH luôn dưới 1mcg/L và nồng độ IGF1 huyết thanh đã trở lại bình thường, và hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh to cực đã mất đi sau 3 tháng điều trị với liều 20mg, có thể cho liều 10 mg Octreotide cách nhau 4 tuần. Tuy nhiên, đặc biệt trong nhóm bệnh nhân này, nên theo dõi chặt chẽ các nồng độ huyết thanh của GH và IGF1 và các dấu hiệu/triệu chứng lâm sàng trong khi dùng liều Octreotide thấp như vậy.
Ðối với những bệnh nhân mà phẫu thuật, liệu pháp tia xạ hoặc liệu pháp chủ vận dopamine không thích hợp hoặc không có hiệu quả, trong giai đoạn tạm thời chờ cho liệu pháp tia xạ có hiệu quả, nên tiến hành một đợt điều trị thử ngắn với Octreotide tiêm dưới da để đánh giá đáp ứng và khả năng dung nạp toàn thân với octreotide trước khi khởi đầu điều trị bằng Octreotide như đã mô tả ở trên.
Các khối u nội tiết dạ dày-ruột-tụy:
Với những bệnh nhân mà triệu chứng đã được kiểm soát thoả đáng bằng Octreotide tiêm dưới da, nên bắt đầu điều trị bằng Octreotide 20mg cách nhau 4 tuần một lần. Ðiều trị bằng Octreotide tiêm dưới da có thể tiếp tục với liều trước đây đã có hiệu quả vào 2 tuần sau khi tiêm Octreotide lần đầu tiên.
Ðối với những bệnh nhân trước đây không được điều trị bằng Octreotide tiêm dưới da, nên bắt đầu điều trị bằng Octreotide dưới da với liều 0,1mg, 3 lần mỗi ngày trong một thời gian ngắn (xấp xỉ 2 tuần) để đánh giá đáp ứng và khả năng dung nạp của cơ thể với octreotide trước khi khởi đầu điều trị bằng Octreotide như đã mô tả ở trên.
Với những bệnh nhân có triệu chứng và các dấu hiệu sinh học (biological markers) được kiểm soát tốt sau 3 tháng điều trị, liều lượng có thể giảm tới 10mg Octreotide cách nhau 4 tuần một lần.
Với những bệnh nhân mà triệu chứng mà triệu chứng chỉ được khống chế một phần sau 3 tháng điều trị, liều lượng có thể tăng lên tới 30mg Octreotide cách nhau 4 tuần một lần. Trong những ngày mà những triệu chứng kết hợp với các u dạ dày-ruột-tuỵ có thể tăng lên trong khi điều trị bằng Octreotide, nên bổ sung thêm Octreotide tiêm dưới da với liều đã dùng trước khi điều trị bằng Octreotide. Ðiều này có thể xảy ra chủ yếu trong 2 tháng điều trị đầu tiên cho tới khi đạt được nồng độ điều trị của octreotide.
Dùng trong bệnh nhân suy giảm chức năng thận:
Suy giảm chức năng thận không ảnh hưởng tới mức độ hấp thu toàn phần (AUC) với octreotide khi dùng đường dưới da bằng Octreotide. Do đó, không cần phải điều chỉnh liều lượng của Octreotide.
Dùng trong bệnh nhân suy giảm chức năng gan:
Trong một nghiên cứu với Octreotide tiêm dưới da và tĩnh mạch, người ta thấy khả năng thải trừ có thể bị giảm ở bệnh nhân xơ gan, nhưng không thấy ở bệnh nhân có bệnh mỡ hoá gan. Do giải chỉ định điều trị rộng của octreotid, không cần điều chỉnh liều lượng Octreotide ở bệnh nhân xơ gan.
Dùng ở người cao tuổi:
Trong một nghiên cứu với Octreotide tiêm dưới da, không cần diều chỉnh liều lượng ở bệnh nhân ≥ 65 tuổi. Do đó cũng không cần điều chỉnh liều lượng cho nhóm bệnh nhân này đối với Octreotide.
Dùng ở trẻ em:
Hiện có rất ít kinh nghiệm trong sử dụng Octreotide ở trẻ em.
Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Octreotide ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.
Quá liều, quên liều và xử trí
Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Octreotide
Hiện chưa có báo cáo nào được ghi nhận về phản ứng cấp nguy hiểm đến tính mạng sau khi dùng quá liều.
Liều đơn trị cao nhất cho tới nay cho một bệnh nhân người lớn là 1mg octreotide tiêm tĩnh mạch nhanh. Các dấu hiệu và triệu chứng quan sát được là giảm nhịp tim, bốc hoả ở mặt, đau bụng, tiêu chảy, cảm giác trống rỗng trong dạ dày và buồn nôn, hồi phục trong vòng 24 giờ sau khi dùng thuốc.
Một bệnh nhân được báo cáo đã tình cờ dùng thuốc Octreotide quá liều do truyền liên tiếp (0,25mg/giờ trong 48 giờ thay vì 0,025mg/giờ). Bệnh nhân này không biểu hiện tác dụng phụ.Xử trí quá liều chỉ gồm điều trị triệu chứng.
Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Octreotide cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường.
Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều
Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Octreotide có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị
Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Octreotide
Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc Octreotide sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.
Chống chỉ định
Những trường hợp không được dùng thuốc Octreotide
Quá mẫn với thành phần thuốc.
Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Octreotide phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.
Tác dụng phụ
Những tác dụng phụ khi dùng Octreotide
Các tác dụng phụ gặp phải khi điều trị Octreotide thường là ở tại chỗ và đường tiêu hoá. Phản ứng tại chỗ sau khi tiêm thường là nhẹ và ngắn hạn, bao gồm đau tại chỗ tiêm và rất hiếm khi sưng và nổi ban.
Các tác dụng ở đường tiêu hoá bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, chướng bụng, đầy hơi, phân lỏng, tiêu chảy, đi ngoài phân mỡ.
Trong một số ít trường hợp có thể có các triệu chứng giống tắc ruột như chướng bụng, cơn đau nặng vùng thượng vị, nhạy cảm đau khi ấn. Có thể làm giảm các tác dụng phụ nhờ tránh ăn ở quanh thời điểm dùng thuốc, tiêm thuốc ở khoảng giữa các bữa ăn hay khi đi ngủ. Ðiều trị lâu dài Octreotide có thể tạo nên sỏi mật.
Do tác dụng ức chế bài tiết insullin, Octreotide có thể làm giảm dung nạp glucose, có thể làm tăng đường huyết sau khi ăn. Hiếm gặp trường hợp tăng đường huyết dai dẳng khi điều trị kéo dài.
Trường hợp cá biệt có ghi nhận sự rối loạn chức năng gan do thuốc. Các biểu hiện này bao gồm:
– Viêm gan cấp không kèm theo ứ mật và chỉ số transaminase sẽ trở về bình thường khi ngừng thuốc.
– Tăng bilirubin huyết chậm kèm với sự tăng alkaline phosphatase, gamma glutamil transferase và ở mức độ thấp hơn, transaminase.
Một số dấu hiệu rụng lông tóc đã gặp trong bệnh nhân điều trị bằng Octreotide. Trong một số rất ít trường hợp, đã gặp viêm tuỵ cấp trong vài giờ hoặc vài ngày đầu điều trị bằng Octreotide. Ngoài ra, sỏi đường mật gây viêm tuỵ cấp cũng thấy trong bệnh nhân điều trị lâu dài bằng Octreotide.
Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Octreotide
Thận trọng và lưu ý
Những lưu ý và thận trọng trước khi dùng thuốc Octreotide
Do khối u tuyến yên bài tiết GH đôi khi có thể phát triển gây các biến chứng nặng (như giảm thị trường), cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Nếu có các dấu hiệu khối u tăng kích thước, có thể lựa chọn phương thức điều trị khác.
Sự hình thành sỏi mật được ghi nhận từ 10-20% bệnh nhân dùng Octreotide trong thời gian dài. Kiểm tra siêu âm túi mật trước và trong quá trình điều trị Octreotide mỗi 6-12 tháng là cần thiết. Trong thời gian điều trị các khối u nội tiết dạ dày-ruột-tụy bằng Octreotide, hiếm gặp trường hợp bột phát không kiềm chế được các triệu chứng với biểu hiện tái phát nhanh các biến chứng nặng.
Ở những bệnh nhân u đảo tụy, Octreotide do có tác dụng ức chế bài tiết hormone tăng trưởng và glucagon tương đối mạnh hơn là insulin, và do thời gian ức chế insulin ngắn hơn, có thể làm tăng sự tiềm tàng và kéo dài chứng hạ đường huyết.
Những bệnh nhân này cần được theo dõi chặt chẽ khi bắt đầu điều trị với Octreotide và mỗi khi thay đổi liều dùng. Những biến đổi về nồng độ glucose trong máu có thể được hạn chế bằng việc dùng những liều nhỏ hơn và cho dùng nhiều lần hơn.
Ðối với những bệnh nhân đái đường phụ thuộc insulin, có thể cần giảm lượng insulin điều trị khi dùng kết hợp với Octreotide.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Nghiên cứu về sinh sản trên động vật không thấy nguy cơ gây tổn thương cho bào thai nhưng kinh nghiệm điều trị Octreotide ở người có thai và cho con bú chưa thu thập được và người bệnh chỉ được dùng thuốc trong trường hợp bắt buộc.
Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Octreotide: người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày.
Lưu ý thời kỳ mang thai
Bà bầu mang thai uống thuốc Octreotide được không?
Luôn cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.
Lưu ý thời kỳ cho con bú
Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ cho mẹ và em bé.
Tương tác thuốc
Thuốc Octreotide có thể tương tác với những thuốc nào?
Octreotide làm giảm hấp thu cyclosporin đường tiêu hoá và làm hấp thu chậm cimetidine.
Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Octreotide nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.
Tương tác thuốc Octreotide với thực phẩm, đồ uống
Cân nhắc sử dụng chung thuốc Octreotide với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
Dược lý và cơ chế
Tương tác của thuốc Octreotide với các hệ sinh học
Octreotide là chất octapeptide tổng hợp có tác dụng dược lý tương tự như somatostatin tự nhiên, nhưng có thời gian tác dụng dài hơn đáng kể.
Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.
Dược động học
Tác động của cơ thể đến thuốc Octreotide
– Hất thu: octreotide sau khi tiêm Octreotide phản ánh đặc điểm giải phóng thuốc từ khuôn pôlyme và thoái biến sinh học của thuốc. Một khi được giải phóng vào tuần hoàn hệ thống.
– Phân bố: octreotide được phân bố theo tính chất dược động học đã biết của nó như đã được mô tả trong tiêm dưới da. Khối lượng phân bố của octreotide ở trạng thái ổn định là 0,27L/kg và độ thanh thải toàn phần của cơ thể là 160mL/phút. Lượng gắn với protein huyết tương lên tới 65% và chủ yếu là không có thuốc gắn với tế bào máu.
Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý...)
Bảo quản
Nên bảo quản thuốc Octreotide như thế nào?
Bảo quản dài ngày, ống thuốc Octreotide phải được giữ ở nhiệt độ 2-8 độ C và tránh ánh sáng. Ðối với việc dùng thuốc hàng ngày có thể để thuốc ở nhiệt độ phòng trong ngày tiêm. Tuy nhiên huyền phù phải được pha chế ngay trước khi tiêm bắp.Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Octreotide. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.