Thuốc Xylometazolin là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Dược lý Dược động học | Bảo quản | Quy chế
Dưới đây là thông tin được biên tập lại từ thông tin thuốc Xylometazolin có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Nội dung tham khảo này dành cho chuyên gia, những người có hiểu biết về y khoa.
Xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Xylometazoline được tổng hợp và biên tập lại Tại đây
Thông tin chung
Thuốc Xylometazolin (Xylometazoline - R01AA07, R01AB06, S01GA03) là Chống sung huyết, chống ngạt mũi Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Xylometazolin và được đóng gói dưới dạng Dùng dưới dạng xylometazolin hydroclorid.Dung dịch nhỏ mũi 0,05%; 0,1%; thuốc xịt mũi 0,05%.Dung dịch nhỏ mắt 0,05% (kết hợp với natazolin 0,5%); 0,1%
Tên thuốc | Thuốc XYLOMETAZOLIN ® |
Tên quốc tế | Thuốc Xylometazoline |
Tên thương mại | Thuốc |
Mã ATC | R01AA07, R01AB06, S01GA03 |
Nhóm thuốc | Chống sung huyết, chống ngạt mũi |
Thành phần | Xylometazolin |
Dạng thuốc và hàm lượng
Dùng dưới dạng xylometazolin hydroclorid.Dung dịch nhỏ mũi 0,05%; 0,1%; thuốc xịt mũi 0,05%.Dung dịch nhỏ mắt 0,05% (kết hợp với natazolin 0,5%); 0,1%
Chỉ định
Dùng nhỏ hoặc xịt mũi để giảm tạm thời triệu chứng ngạt mũi và giảm sung huyết trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm xoang, cảm lạnh, cảm cúm hoặc dị ứng đường hô hấp trên, đau đầu hoặc viêm tai giữa nặng kèm sung huyết mũi.
Dùng để giảm sưng, dễ quan sát niêm mạc mũi và họng trước khi phẫu thuật hoặc thủ thuật chẩn đoán, làm thông lỗ vòi nhĩ bị tắc ở người bệnh viêm tai.
Nhỏ vào kết mạc mắt để giảm sung huyết màng tiếp hợp (kết mạc).
Liều dùng và cách dùng
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Nhỏ 1 – 2 giọt hoặc xịt dung dịch 0,1% vào mỗi lỗ mũi, 2 – 3 lần mỗi ngày, tối đa trong 7 ngày.
Trẻ em từ 6 tuổi đến 12 tuổi: Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch 0,05% vào mỗi lỗ mũi, 1 – 2 lần/ngày, tối đa trong 5 ngày.
Nên dùng dạng thuốc xịt vì có thể giảm nguy cơ nuốt thuốc qua đường miệng, hạn chế hấp thu toàn thân.
Sung huyết kết mạc mắt:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dung dịch 0,05% (kết hợp với natazolin 0,5%): Nhỏ 2 – 3 lần/ngày. Tối đa trong 7 ngày.
Quá liều và xử trí
Khi dùng quá liều hoặc kéo dài hoặc quá nhiều lần có thể bị kích ứng niêm mạc mũi, phản ứng toàn thân, đặc biệt ở trẻ em.
Quá liều ở trẻ em, chủ yếu gây ức chế hệ thần kinh trung ương, tụt huyết áp, hạ nhiệt, mạch nhanh, vã mồ hôi, hôn mê.
Xử trí chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Chống chỉ định
Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn (ADR)
ADR nghiêm trọng ít xảy ra khi dùng tại chỗ xylometazolin ở liều điều trị. Một số ADR thường gặp nhưng thoáng qua như kích ứng niêm mạc nơi tiếp xúc, khô niêm mạc mũi; phản ứng sung huyết trở lại có thể xảy ra khi dùng dài ngày.
Một số phản ứng toàn thân xảy ra do thuốc nhỏ mũi thấm xuống họng gây nên tăng huyết áp, tim đập nhanh, loạn nhịp. Với trẻ em, gây mất cân bằng giấc ngủ, khó ngủ, ảo giác.
Thường gặp, ADR > 1/100
Kích ứng tại chỗ.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Cảm giác bỏng, rát, khô hoặc loét niêm mạc, hắt hơi; sung huyết trở lại khi dùng thường xuyên, dài ngày với biểu hiện đỏ, sưng và viêm mũi.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực, mạch chậm và loạn nhịp.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Với các triệu chứng nhẹ, theo dõi và thường hết. Đặc biệt chú ý khi xảy ra phản ứng do hấp thu toàn thân, chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Tiêm tĩnh mạch phentolamin có thể có hiệu quả trong điều trị ADR nặng của thuốc.
Thận trọng và lưu ý
Thận trọng khi dùng cho những người bị cường giáp, bệnh tim, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, phì đại tuyến tiền liệt hoặc đái tháo đường, người đang dùng các chất ức chế monoaminoxydase.
Chỉ dùng các chế phẩm xylometazolin cho trẻ em dưới 6 tuổi khi có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc cho điều trị sung huyết mũi nặng trong thời gian ngắn mà không đáp ứng với thuốc nhỏ mũi natri clorid hoặc xông hơi ẩm ấm.
Không nên dùng nhiều lần và liên tục để tránh sung huyết trở lại. Nếu tự ý dùng thuốc, không dùng quá 3 ngày. Khi dùng thuốc liên tục 3 ngày không thấy đỡ, cần ngừng thuốc và đi khám bác sĩ.
Lưu ý thời kỳ mang thai
Chưa rõ ảnh hưởng của xylometazolin trên bào thai. Chỉ nên dùng thuốc này khi thật cần thiết.
Lưu ý thời kỳ cho con bú
Chưa rõ xylometazolin có tiết vào sữa mẹ không. Thận trọng khi dùng thuốc cho người mẹ đang cho con bú.
Tương tác thuốc
Sử dụng các thuốc giống thần kinh giao cảm nói chung cũng như xylometazolin cho người bệnh đang dùng các thuốc ức chế monoaminoxydase, maprotilin hoặc các thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể gây phản ứng tăng huyết áp nặng.
Tương kỵ
Nhôm.
Dược lý và cơ chế
Xylometazolin là một chất tác dụng giống thần kinh giao cảm, tương tự như naphazolin. Thuốc có tác dụng co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài, giảm sưng và sung huyết. Xylometazolin tác dụng trực tiếp lên thụ thể – adrenergic ở niêm mạc mũi, gây co mạch nên giảm lưu lượng máu qua mũi và giảm sung huyết.
Tuy nhiên, tác dụng giảm sung huyết của thuốc chỉ có tính chất tạm thời, một số trường hợp có thể bị sung huyết trở lại.
Thuốc cũng có tác dụng giảm sung huyết ở kết mạc mắt khi nhỏ vào mắt.
Dược động học
Sau khi dùng tại chỗ dung dịch xylometazolin ở niêm mạc mũi hay kết mạc, thuốc có tác dụng trong vòng 5 – 10 phút và kéo dài tới 10 giờ. Đôi khi thuốc có thể hấp thu vào cơ thể và gây tác dụng toàn thân, hoặc tương tác với các thuốc khác
Bảo quản
Trong lọ kín, tránh ánh sáng, để ở nhiệt độ khoảng 15 - 30 oC. Không đựng thuốc vào lọ nhôm vì nhôm làm hỏng thuốc.Quy chế
Xylometazolin có trong Danh mục thuốc thiết yếu tân dược ban hành lần thứ VI, năm 2013 và Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, năm 2015Tổng kết
Trên đây tacdungthuoc.com đã biên tập lại các thông tin về thuốc Xylometazolin trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!
Với những người không phải chuyên gia có thể xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Xylometazoline được chúng tôi tổng hợp và biên tập lại Tại đây
thuốc Xylometazolin là gì
cách dùng thuốc Xylometazolin
tác dụng thuốc Xylometazolin
công dụng thuốc Xylometazolin
thuốc Xylometazolin giá bao nhiêu
liều dùng thuốc Xylometazolin
giá bán thuốc Xylometazolin
mua thuốc Xylometazolin