Thuốc Glucose (Dextrose)

Thuốc là gì? Hướng dẫn sử dụng - Dược thư quốc gia

Thuốc Glucose (Dextrose) là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Dược lý Dược động học | Bảo quản | Quy chế

Dưới đây là thông tin được biên tập lại từ thông tin thuốc Glucose (Dextrose) có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Nội dung tham khảo này dành cho chuyên gia, những người có hiểu biết về y khoa.

Xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Glucose được tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Thông tin chung

Thuốc Glucose (Dextrose) (Glucose/Dextrose - B05CX01; V04CA02; V06DC01) là Dịch truyền/chất dinh dưỡng. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Glucose/Dextrose và được đóng gói dưới dạng Dung dịch glucose 5%, đẳng trương với huyết thanh; dung dịch ưu trương 10%; 15%; 30%; 40%; 50% đựng trong ống tiêm 5 ml,trong chai 100 ml, 250 ml, 500 ml. Dạng bột dùng để pha uống.Viên nén 10 mg.

   
Tên thuốc Thuốc GLUCOSE (Dextrose) ®
Tên quốc tế Thuốc Glucose/Dextrose
Tên thương mại Thuốc
Mã ATC B05CX01; V04CA02; V06DC01
Nhóm thuốc Dịch truyền/chất dinh dưỡng.
Thành phần Glucose/Dextrose

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch glucose 5%, đẳng trương với huyết thanh; dung dịch ưu trương 10%; 15%; 30%; 40%; 50% đựng trong ống tiêm 5 ml,trong chai 100 ml, 250 ml, 500 ml. Dạng bột dùng để pha uống.Viên nén 10 mg.

Chỉ định

Làm test dung nạp glucose (uống). Thiếu hụt hydrat carbon và dịch.
Phòng và điều trị mất nước do ỉa chảy cấp.
Hạ glucose huyết do suy dinh dưỡng, do ngộ độc rượu, do tăng chuyển hóa khi bị stress hay chấn thương.

Điều trị cấp cứu trong tình trạng có tăng kali huyết (dùng cùng với calci và insulin).
Điều trị nhiễm thể ceton do đái tháo đường (sau khi đã điều chỉnh glucose huyết và phải đi kèm với truyền insulin liên tục).

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng thay đổi tùy theo nhu cầu của từng người bệnh.
Phải theo dõi chặt chẽ glucose huyết của người bệnh. Liều glucose tối đa khuyên dùng là 500 – 800 mg cho 1 kg thể trọng trong 1 giờ. Để làm giảm áp lực não – tủy và phù não do ngộ độc rượu, dùng dung dịch ưu trương 25 đến 50%.

Quá liều và xử trí

Liều dùng thay đổi tùy theo nhu cầu của từng người bệnh.
Phải theo dõi chặt chẽ glucose huyết của người bệnh. Liều glucose tối đa khuyên dùng là 500 – 800 mg cho 1 kg thể trọng trong 1 giờ. Để làm giảm áp lực não – tủy và phù não do ngộ độc rượu, dùng dung dịch ưu trương 25 đến 50%.

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Thường gặp, ADR > 1/100
Đau tại chỗ tiêm tĩnh mạch, nhất là khi dùng dung dịch glucose ưu trương thường có pH thấp.
Kích ứng tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch, hoại tử chỗ tiêm nếu thuốc thoát ra ngoài mạch.

It gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
Rối loạn nước và điện giải (hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết).

Hiếm gặp, ADR <1/1 000
rối loạn chuyển hóa do stress sau mổ phải bắt đầu từ từ do khả năng sử dụng glucose của người bệnh tăng lên dần dần. Nhiều người bệnh được nuôi dưỡng theo đường tiêm truyền bị tăng glucose huyết.

Cần phải xác định nguyên nhân và điều chỉnh bằng các biện pháp không phải insulin trước khi sử dụng insulin nếu có thể được. Cần truyền tốc độ đều đều không ngừng đột ngột, tránh thay đổi glucose huyết.

Tùy trường hợp có thể dùng insulin kèm thêm, ví dụ điều trị nhiễm toan do đái tháo đường. Nếu dùng insulin thì phải theo dõi thường xuyên glucose huyết của người bệnh và điều chỉnh liều insulin.

Tuy insulin làm tăng tác dụng nuôi dưỡng theo đường tiêm truyền, nhưng vẫn cần phải thận trọng khi dùng để tránh nguy cơ hạ glucose huyết và do insulin làm tăng lắng đọng acid béo ở các mô dự trữ mỡ khiến cho chúng ít vào được các đường chuyển hóa quan trọng.

Nếu cần thiết, có thể tiêm insulin vào dưới da hoặc vào tĩnh mạch, hoặc cho thêm vào dịch truyền nuôi dưỡng. Một khi người bệnh đã ổn định với một liều insulin nhất định thì tiêm insulin riêng rẽ sẽ có lợi hơn về kinh tế, tránh lãng phí phải bỏ dịch truyền khi cần thay đổi liều insulin. Dùng insulin người là tốt nhất vì ít ảnh hưởng đến miễn dịch nhất.

Liều dùng insulin là theo kinh nghiệm và điều kiện thực tế (ví dụ có thể dùng một nửa hoặc một phần ba liều cần dùng ngày hôm trước cùng với dịch truyền nuôi dưỡng hàng ngày). Cần tôn trọng các bước chuẩn bị và pha dịch truyền để giảm thiểu biến động hoạt tính của insulin do hiện tượng hấp phụ gây ra.

Thận trọng và lưu ý

Phải theo dõi đều đặn glucose huyết, cân bằng nước và các chất điện giải. Cần bổ sung các chất điện giải nếu cần.
Không truyền dung dịch glucose cùng với máu qua một bộ dây truyền vì có thể gây tan huyết và tắc nghẽn.

Truyền glucose vào tĩnh mạch có thể dẫn đến rối loạn dịch và điện giải như hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết.

Truyền lâu hoặc truyền nhanh một lượng lớn dung dịch glucose đẳng trương có thể gây phù hoặc ngộ độc nước.

 

Truyền kéo dài hoặc nhanh một lượng lớn dung dịch glucose ưu trương có thể gây mất nước tế bào do tăng glucose huyết.

Không được truyền dung dịch glucose ưu trương cho người bệnh bị mất nước vì tình trạng mất nước sẽ nặng thêm do bị lợi niệu thẩm thấu.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị đái tháo đường (truyền nhanh có thể dẫn đến tăng glucose huyết), bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, thiếu thiamin, không dung nạp glucose, bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, sốc, chấn thương.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Dùng được cho người mang thai.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

An toàn đối với người cho con bú.

Tương tác thuốc

Tương kỵ
Trước khi pha thêm bất kỳ một thuốc gì vào dung dịch glucose để truyền phải kiểm tra xem có phù hợp không.
Dung dịch chứa glucose và có pH < 6 có thể gây kết tủa indomethacin.

Dược lý và cơ chế

Glucose là đường đơn 6 carbon, chế phẩm của glucose được dùng theođườnguốnghoặctiêmtĩnhmạchđểđiềutrịthiếuhụtglucose và dịch. Glucose thường được dùng để cung cấp năng lượng theo đường tiêm cho người bệnh và dùng cùng với các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do ỉa chảy cấp.

Glucose còn được sử dụng để điều trị chứng hạ glucose huyết. Khi làm test dungnạpglucose,thìdùngglucosetheođườnguống.Cácdungdịch glucose còn được sử dụng làm chất vận chuyển các thuốc khác.

Dung dịch có nồng độ glucose khan 5,05% hoặc nồng độ glucose monohydrat 5,51% được coi là đẳng trương với máu, bởi vậy, dungdịchglucose5%hayđượcdùngnhấttrongbồiphụnướctheo đường tĩnh mạch ngoại vi. Các dung dịch glucose có nồng độ cao hơn 5% là các dung dịch ưu trương và thường được dùng để cung cấp hydrat carbon (dung dịch 50% dùng để điều trị những trường hợp hạ glucose huyếtnặng).

Dược động học
Saukhiuống,glucosehấpthurấtnhanhởruột.Ởngườibệnhbịhạ glucosehuyếtthìnồngđộđỉnhtronghuyếttươngxuấthiện40phút sau khi uống. Glucose chuyển hóa thành carbon dioxyd và nước, đồng thời giải phóng ra năng lượng.

Bảo quản

Chế phẩm đóng trong lọ kín, ở nhiệt độ không quá 25 ºC. Không đông lạnh.

Quy chế

Glucose có trong Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, năm 2015.

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã biên tập lại các thông tin về thuốc Glucose (Dextrose) trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

Với những người không phải chuyên gia có thể xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Glucose được chúng tôi tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Dược thư quốc gia Việt Nam

thuốc Glucose (Dextrose) là gì

cách dùng thuốc Glucose (Dextrose)

tác dụng thuốc Glucose (Dextrose)

công dụng thuốc Glucose (Dextrose)

thuốc Glucose (Dextrose) giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Glucose (Dextrose)

giá bán thuốc Glucose (Dextrose)

mua thuốc Glucose (Dextrose)

Thuốc Glucose (Dextrose) là thuốc gì?

Thuốc Glucose (Dextrose) (Glucose/Dextrose - B05CX01; V04CA02; V06DC01) là Dịch truyền/chất dinh dưỡng. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Glucose/Dextrose Xem chi tiết

Dạng thuốc, mã ATC và tên quốc tế?

Thuốc Glucose (Dextrose) Dung dịch glucose 5%, đẳng trương với huyết thanh; dung dịch ưu trương 10%; 15%; 30%; 40%; 50% đựng trong ống tiêm 5 ml,trong chai 100 ml, 250 ml, 500 ml. Dạng bột dùng để pha uống.Viên nén 10 mg.. Mã ATC: B05CX01; V04CA02; V06DC01. Tên quốc tế: Glucose/Dextrose Xem chi tiết

Thông tin thuốc Glucose (Dextrose)?

Dược thư quốc gia Việt Nam: thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Glucose (Dextrose) Xem chi tiết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here