Thuốc Amantadin

Thuốc là gì? Hướng dẫn sử dụng - Dược thư quốc gia

Thuốc Amantadin là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Dược lý Dược động học | Bảo quản | Quy chế

Dưới đây là thông tin được biên tập lại từ thông tin thuốc Amantadin có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Nội dung tham khảo này dành cho chuyên gia, những người có hiểu biết về y khoa.

Xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Amantadin được tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Thông tin chung

Thuốc Amantadin (Amantadine - N04B B01) là Kháng virus cúm A2/thuốc điều trị bệnh Parkinson. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Amantadine và được đóng gói dưới dạng Amantadin hydroclorid/sulphat.Viên nén 50 mg, 100 mg.Viên nang 100 mg.Siro 10 mg/ml.

   
Tên thuốc Thuốc AMANTADIN ®
Tên quốc tế Thuốc Amantadine
Tên thương mại Thuốc
Mã ATC N04B B01
Nhóm thuốc Kháng virus cúm A2/thuốc điều trị bệnh Parkinson.
Thành phần Amantadine

Dạng thuốc và hàm lượng

Amantadin hydroclorid/sulphat.Viên nén 50 mg, 100 mg.Viên nang 100 mg.Siro 10 mg/ml.

Chỉ định

Hội chứng Parkinson.
Hội chứng ngoại tháp.
Phòng và điều trị cúm A.
Chống chỉ định Mang thai.

Cho con bú.
Ðộng kinh hay loét dạ dày.
Dị ứng với amantadin.
Có tiền sử loạn tâm thần.

Liều dùng và cách dùng

Uống amantadin sau bữa ăn.
Liều dùng ở người lớn:
Ðiều trị bệnh Parkinson: Liều duy trì thường dùng trong trường hợp chỉ dùng amantadin là 100 mg/lần, ngày uống hai lần. Liều tối đa là 400 mg/ngày, chia làm nhiều lần. Cần theo dõi chặt chẽ người dùng amantadin liều cao.

Dùng kết hợp với levodopa: Liều duy trì của amantadin là 100 – 200 mg/ngày; còn liều levodopa thì được tăng dần lên. Amantadin rất hữu ích đối với người bệnh không thể tăng liều levodopa do tác dụng không mong muốn.

Ðối với người mắc bệnh nặng hoặc người có uống các thuốc chống Parkinson khác: Liều ban đầu là 100 mg/ngày, sau đó cứ 7 – 14 ngày lại tăng thêm 100 mg/ngày, cho đến khi có tác dụng; liều tối đa là 400 mg/ngày chia làm 2 lần.

Không được ngừng amantadin đột ngột ở người bệnh Parkinson.
Ðiều trị các hội chứng ngoại tháp: 100 mg/lần, ngày uống hai lần; liều tối đa là 300 mg/ngày chia làm 3 lần.

Phòng bệnh cúm A: 200 mg/ngày, uống một lần hoặc chia làm 2 lần; dùng liên tục ít nhất 10 ngày sau khi tiếp xúc hoặc dùng liền trong 2 – 3 tuần sau khi được tiêm phòng vaccin cúm A; nếu không có vaccin hoặc chống chỉ định dùng vaccin thì phải uống trong 90 ngày liền.

Ðiều trị cúm: 200 mg/ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần; uống trong vòng 24 – 48 giờ sau khi bắt đầu có triệu chứng bệnh và uống cho đến khi các triệu chứng đã hết được 24 – 48 giờ.

Liều cho trẻ em để phòng và điều trị cúm:
1 – 9 tuổi: 4,4 – 8,8 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần; liều tối đa: 150 mg/ngày.
9 – 12 tuổi: 100 mg/lần, ngày uống 2 lần.

Ðể phòng bệnh: Uống thuốc liên tục ít nhất 10 ngày sau khi tiếp xúc hoặc uống liên tục trong 2 – 3 tuần sau khi được tiêm vaccin cúm A. Nếu không có vaccin hoặc có chống chỉ định tiêm vaccin thì phải uống liên tục trong 90 ngày.

Ðể điều trị: Uống thuốc liên tục cho đến khi các triệu chứng đã hết được 24 – 48 giờ.
Ðiều chỉnh liều trong phòng và chữa cúm:
Người trên 65 tuổi: 100 mg/ngày.

Người suy thận: cần điều chỉnh liều theo độ thanh thải creatinin:
Người đang thẩm phân, lọc máu, mỗi tuần uống 200 mg.

Tương tác thuốc
Amantadin làm tăng các tác dụng không mong muốn của các thuốc kháng muscarin. Cần phải giảm liều thuốc kháng muscarin khi dùng đồng thời với amantadin.
Amantadin có thể làm tăng tác dụng ngoại ý của levodopa.

Quá liều và xử trí

Không có thuốc đặc hiệu đối với quá liều amantadin. Nếu quá liều mới xảy ra, thì cần rửa ngay dạ dày hoặc gây nôn.

Cần phải điều trị hỗ trợ toàn thân (đảm bảo thông khí, giữ đường thở thông, cung cấp oxy, hô hấp hỗ trợ và phải theo dõi tình trạng tim mạch, huyết áp, mạch, hô hấp, thân nhiệt, điện giải, lưu lượng nước tiểu, pH nước tiểu.

Cần cho người bệnh nhiều nước và nếu cần thì truyền dịch tĩnh mạch. Có thể dùng chất làm toan nước tiểu để làm tăng tốc độ đào thải amantadin. Cần theo dõi người bệnh xem có dấu hiệu bị kích thích hoặc động kinh không; nếu có thì phải dùng thuốc an thần và thuốc chống co giật.

Truyền chậm vào tĩnh mạch physostigmin 1 – 2 mg mỗi lần, cách nhau 1 – 2 giờ cho người lớn và 0,5 mg mỗi lần, cách nhau 5 – 10 phút (tối đa là 2 mg/giờ) cho trẻ em sẽ có tác dụng tốt trong trường hợp hệ thần kinh trung ương bị ngộ độc amantadin.

Phải theo dõi xem người bệnh có bị loạn nhịp tim và hạ huyết áp hay không; nếu cần thì phải điều trị loạn nhịp và hạ huyết áp. Phải cẩn thận khi dùng các thuốc cường giao cảm nhằm duy trì tần số tim và huyết áp, vì các thuốc này có thể làm cho người bệnh dễ bị nhịp nhanh thất nghiêm trọng.

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Thường gặp, ADR > 1/100
Da: Mạng lưới xanh tím: Rối loạn vận mạch ở da làm cho da bị đổi màu, có các vân (xảy ra khi uống thuốc dài ngày, chủ yếu ở chi dưới, không có rối loạn chức năng thận hay tim mạch, mà là do co thắt tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch ở da; giảm đi khi để chân cao.

Thường xuất hiện trong vòng 1 tháng đến 1 năm sau khi bắt đầu uống amantadin).
Tâm thần: Chóng mặt, mất ngủ, trầm cảm, lo âu, dễ bị kích thích, lú lẫn.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Nhức đầu, mệt mỏi.
Tuần hoàn: Hạ huyết áp thế đứng, đánh trống ngực.
Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, ỉa chảy, táo bón.
Da: Phù ngoại biên.
Hô hấp: Khó thở.

Hệ thần kinh trung ương: Mất điều hòa, khó phát âm.
Tâm thần: Loạn tâm thần, khó tập trung, ảo giác.
Tiết niệu – sinh dục: Bí đái, đái rắt.
Mắt: Rối loạn thị giác, phù giác mạc, liệt dây thần kinh thị giác.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Máu: Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.
Da: Nổi mẩn, viêm da dạng eczema.
Thần kinh: Ðộng kinh.
Mắt: Cơn đảo nhãn cầu.

Tiết niệu – sinh dục: Giảm tình dục, rối loạn xuất tinh.

Hướng dẫn cách xử trí ADR
Theo dõi thường xuyên chức năng thận và các triệu chứng rối loạn thần kinh.
Ngừng thuốc.

Thận trọng và lưu ý

Phải thông báo cho người bệnh là thuốc ảnh hưởng xấu lên khả năng tập trung và khả năng phối hợp vận động, ở người cần có phản xạ nhanh, ví dụ người vận hành máy móc hoặc lái xe có động cơ. Phải giảm liều và theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu ngộ độc amantadin ở các đối tượng sau:

Suy thận, hoặc mắc bệnh gan.
Suy tim ứ máu, phù ngoại vi, hạ huyết áp thế đứng.
Loạn tâm thần, co giật.

Ðang dùng thuốc có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương.
Quá 65 tuổi.
Có tiền sử viêm da dạng eczema.
Ngừng dùng thuốc đột ngột ở người bệnh Parkinson sẽ làm bệnh tiến triển xấu đi nhanh chóng.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Chống chỉ định dùng cho người mang thai.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Chống chỉ định trong thời kỳ cho con bú. Amantadin làm tăng hoạt tính dopamin, ảnh hưởng lên sự bài tiết prolactin của tuyến yên, có thể dẫn đến ngừng bài tiết sữa.

Tương tác thuốc

Người mắc bệnh Parkinson không được uống nhiều rượu trong thời gian dùng thuốc.

Dược lý và cơ chế

Amantadin có tác dụng thông qua tác dụng dopaminergic và kháng virus. Thuốc dùng để phòng và điều trị triệu chứng các bệnh gây bởi nhiều chủng virus cúm A. Amantadin kìm hãm ở giai đoạn sớm quá trình sao chép virus, có thể bằng cách ức chế các hạt virus mất lớp vỏ bọc.

Ðể phòng nhiễm, thuốc cần có ở các mô trước khi bị virus xâm nhập; tuy nhiên, nếu uống thuốc trong vòng 24 – 48 giờ sau khi các triệu chứng xuất hiện thì các triệu chứng của cúm sẽ nhẹ hơn và hết nhanh hơn.

Amantadin không ảnh hưởng lên tính tạo miễn dịch của vaccin cúm A. Các chủng virus cúm A kháng amantadin có thể được hình thành trong quá trình điều trị, do sự biến đổi gen của virus. Các chủng kháng amantadin này tỏ ra có khả năng lây truyền.

Ðể phòng tạm thời bệnh cúm, người ta dùng amantadin để bổ trợ vaccin cúm cho người có nguy cơ cao, những người có nhiều nguy cơ bị lây nhiễm do tiếp xúc tại nhà và các nhân viên y tế được tiêm vaccin cúm. Phòng cúm bằng thuốc không thể thay thế cho việc tiêm phòng vaccin cúm hàng năm.

Amantadin cũng được dùng trong điều trị bệnh Parkinson, phối hợp với trị liệu khác, và trong điều trị các hội chứng ngoại tháp do thuốc gây ra. Trong não, thuốc ngăn cản sự tái thu nhập dopamin ở các tận cùng của các sợi thần kinh tiết dopamin, và do đó làm tăng nồng độ dopamin ở các synap.

Ðiều này tăng cường chức năng của các con đường thần kinh còn lại ở liềm đen và thể vân của người mắc bệnh Parkinson. Amantadin được dùng điều trị khởi đầu một mình hoặc kết hợp với levodopa.

Triệu chứng lâm sàng mất vận động và cứng cơ tiến triển tốt nhờ tác dụng của amantadin; tác dụng này kém so với levodopa nhưng hơn tác dụng của các thuốc kháng muscarin. Ðáp ứng với amantadin thường là vừa phải.

Ngay cả trong trường hợp người bệnh có đáp ứng rất tốt đối với amantadin, thì thường sau từ 6 đến 8 tuần uống thuốc liên tục, tác dụng của thuốc giảm dần và có thể mất tác dụng trong khoảng tháng thứ 2 và tháng thứ 18.

Có thể giảm thiểu được điều này nếu dùng thuốc ngắt quãng, chỉ uống thuốc 2 – 3 tuần rồi nghỉ thuốc vài tuần. Nếu dùng phối hợp với levodopa thì có tác dụng hơn là chỉ dùng một trong hai loại thuốc.

Bảo quản

Bảo quản amantadin trong lọ kín, để nơi khô ráo, nhiệt độ 15 - 300C. Tránh để đông lạnh dung dịch amantadin.

Quy chế

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã biên tập lại các thông tin về thuốc Amantadin trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

Với những người không phải chuyên gia có thể xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Amantadin được chúng tôi tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Dược thư quốc gia Việt Nam

thuốc Amantadin là gì

cách dùng thuốc Amantadin

tác dụng thuốc Amantadin

công dụng thuốc Amantadin

thuốc Amantadin giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Amantadin

giá bán thuốc Amantadin

mua thuốc Amantadin

Thuốc Amantadin là thuốc gì?

Thuốc Amantadin (Amantadine - N04B B01) là Kháng virus cúm A2/thuốc điều trị bệnh Parkinson. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Amantadine Xem chi tiết

Dạng thuốc, mã ATC và tên quốc tế?

Thuốc Amantadin Amantadin hydroclorid/sulphat.Viên nén 50 mg, 100 mg.Viên nang 100 mg.Siro 10 mg/ml.. Mã ATC: N04B B01. Tên quốc tế: Amantadine Xem chi tiết

Thông tin thuốc Amantadin?

Dược thư quốc gia Việt Nam: thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Amantadin Xem chi tiết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here