Thuốc Artemether

Thuốc là gì? Hướng dẫn sử dụng - Dược thư quốc gia

Thuốc Artemether là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Dược lý Dược động học | Bảo quản | Quy chế

Dưới đây là thông tin được biên tập lại từ thông tin thuốc Artemether có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Nội dung tham khảo này dành cho chuyên gia, những người có hiểu biết về y khoa.

Xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Artemether được tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Thông tin chung

Thuốc Artemether (Artemether - Chưa có) là Thuốc chống sốt rét Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Artemether và được đóng gói dưới dạng Viên nén 50 mg.Ống tiêm 100 mg/1 ml hoặc 80 mg/1 ml. Artemether trong dầu dừa tinh chế.

   
Tên thuốc Thuốc ARTEMETHER ®
Tên quốc tế Thuốc Artemether
Tên thương mại Thuốc
Mã ATC Chưa có
Nhóm thuốc Thuốc chống sốt rét
Thành phần Artemether

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 50 mg.Ống tiêm 100 mg/1 ml hoặc 80 mg/1 ml. Artemether trong dầu dừa tinh chế.

Chỉ định

Artemether được chỉ định để điều trị sốt rét do tất cả các loại Plasmodium, kể cả sốt rét nặng do các chủng P. falciparum kháng nhiều loại thuốc.

Artemether là thuốc có hiệu quả tốt trong điều trị sốt rét, nhưng chỉ nên dùng artemether khi các thuốc chống sốt rét khác không có tác dụng và phải dùng đủ liều.

Liều dùng và cách dùng

Chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi.
Sốt rét chưa có biến chứng: Dùng thuốc uống. Viên thuốc có thể nhai rồi nuốt mà không có vị khó chịu.

Ngày 1: 5 mg/kg/ngày, 1 lần/ngày.
Ngày 2: 2,5 mg/kg/ngày, 1 lần/ngày và thêm mefloquin base 15 – 25 mg/kg thể trọng
Ngày 3: 2,5 mg/kg/ngày, 1 lần/ngày.

Sốt rét nặng hoặc có biến chứng:
Cách 1: Ngày 1: Tiêm bắp 3,2 mg/kg/ngày; 4 ngày tiếp theo: 1,6 mg/kg/ngày.
Cách 2: Ngày 1: Tiêm bắp 3,2 mg/kg/ngày. Sau đó mỗi ngày tiêm bắp 1,6 mg/kg cho đến khi người bệnh uống thuốc được thì chuyển sang uống một thuốc chống sốt rét có tác dụng hoặc tiêm cho đến 7 ngày là tối đa.

Artemether dù uống hay tiêm cũng chỉ dùng ngày 1 lần. Khi tiêm cho trẻ em, nên dùng bơm tiêm tuberculin 1 ml, vì lượng thuốc tiêm ít.

Quá liều và xử trí

Trong trường hợp dùng quá liều, cần điều trị triệu chứng nhiễm độc cấp ở các phòng cấp cứu chuyên khoa. Hiện vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Dùng tổng liều 700 mg không thấy có tác dụng phụ. Hàng triệu người đã dùng artemether, nhưng không thấy tác dụng có hại nghiêm trọng.

Ðã có báo cáo về những thay đổi các thông số xét nghiệm, như giảm hồng cầu lưới, tăng transaminase và thay đổi trên điện tâm đồ (như nhịp tim chậm và blốc nhĩ thất cấp I). Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ thoáng qua.

Ở liều cao có thể xảy ra đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy và ù tai, nhưng cũng chỉ thoáng qua. Chưa thấy có độc tính trên thần kinh ở người.

Hướng dẫn cách xử trí ADR
Cần phải dùng thuốc đủ liều để chống tái phát.
Khi bị sốt rét nặng, cần kéo dài thời gian điều trị đến 7 ngày. Những người bệnh lúc đầu phải tiêm bắp có thể chuyển sang thuốc uống khi tình trạng người bệnh cho phép.

Thận trọng và lưu ý

Lưu ý thời kỳ mang thai

Kinh nghiệm trên người còn hạn chế, đặc biệt là giai đoạn đầu của thai kỳ. Không có những tác dụng phụ có ý nghĩa ở 23 trẻ sinh ra của những bà mẹ đã dùng artemether trong giai đoạn 16 – 38 tuần của thai kỳ.

Vì vậy thuốc có thể dùng cho người mang thai bị sốt rét thể não hoặc sốt rét có biến chứng ở những vùng có P. falciparum kháng nhiều loại thuốc.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Còn chưa biết thuốc vào sữa mẹ đến mức nào. Tuy nhiên nên ngừng cho trẻ bú, nếu mẹ đang điều trị bằng artemether.

Tương tác thuốc

Chưa có báo cáo về tương tác thuốc. Vì vậy cần hết sức chú ý khi dùng phối hợp.
Artemether có thể dùng phối hợp với các thuốc sốt rét khác đặc biệt là với mefloquin.

Dược lý và cơ chế

Artemether là dẫn chất bán tổng hợp của artemisinin, được chế tạo bằng cách khử artemisinin, rồi ether hóa lactol thu được. Artemether chủ yếu có tác dụng diệt thể phân liệt ở máu. Tác dụng chống sốt rét chủ yếu là do sự có mặt của cầu endoperoxid.

Hoạt tính của artemether gấp 2 – 4 lần artemisinin. Hồng cầu bị nhiễm Plasmodium falciparum có nồng độ dihydroartemisinin (chất chuyển hóa có hoạt tính của artemether) cao hơn rất nhiều so với hồng cầu không nhiễm.

Cơ chế tác dụng cơ bản của artemether là ức chế tổng hợp protein. Cơ chế tác dụng của artemether cũng như của nhóm artemisinin còn chưa biết rõ. Thuốc tập trung chọn lọc vào nhiễm ký sinh trùng và phản ứng với hemin (hemozoin) trong ký sinh trùng. In vitro phản ứng này sinh ra các gốc tự do độc hại gây phá hủy các màng của ký sinh trùng.

Một số nghiên cứu khác gợi ý ức chế tổng hợp protein có thể là cơ chế tác dụng cơ bản của artemether. Nồng độ trong máu lớn hơn 7,5 nanogam/ml ức chế được sự phát triển của ký sinh trùng. Sự phân hủy ký sinh trùng có thể xảy ra sớm, 5 giờ sau khi tiếp xúc với nồng độ 15 – 30 nanogam/ml.

Những thay đổi trong tế bào bao gồm sự kết tập ribosom, những thay đổi hệ lưới ở trong bào tương, màng nhân và ti lạp thể.

Dihydroartemisinin gây ra những thay đổi về hình thái của màng ký sinh trùng là do tác dụng của gốc tự do. Nồng độ tối thiểu ức chế khoảng 20 nanogam/ml.

Artemether có thể dùng đường uống hoặc tiêm bắp. Sau khi uống, artemether hấp thu nhanh, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng 2 – 3 giờ, nhưng nếu tiêm bắp thì phải 4 – 9 giờ.
Artemether liên kết với protein huyết tương là 77%. Artemether bị thủy phân nhanh trong cơ thể thành chất chuyển hóa có hoạt tính là dihydroartemisinin, rồi bị chuyển hóa tiếp và thải trừ qua nước tiểu.

Dihydroartemisinin bị chuyển hóa chậm hơn nhiều so với chất mẹ.
Dược động học của artemether đã được nghiên cứu ở 6 người tình nguyện khỏe mạnh và 8 người bệnh bị sốt rét chưa có biến chứng.

Sau khi uống một liều duy nhất 200 mg, nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương ở người khỏe là 118 nanogam/ml, còn người bệnh là 231 nanogam/ml, cùng đạt được sau khoảng 3 giờ. Tỉ lệ trung bình của chất chuyển hóa so với thuốc mẹ ở người khoẻ là 5:1 và người bệnh là 24:1.

Nửa đời thải trừ khỏi huyết tương của artemether là 1 – 10 giờ (trung bình 4 giờ) và của dihydroartemisinin là 5 – 21 giờ (trung bình là 10 giờ). Những trị số này phản ánh sự hấp thu chậm của artemether hơn là nửa đời thực sự của artemether và dihydroartemisinin (vì khi đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương, artemether vẫn tiếp tục còn hấp thu cùng với sự thải trừ). Có sự khác biệt rất lớn giữa các cá thể về nồng độ trong huyết tương của artemether và dihydroartemisinin.

Các chất chuyển hóa khác của artemether là 3 – alpha – hydroxydeoxy dihydroartemisinin, 2 – alpha – hydroxyartemether và 9 – alpha – hydroxyartemether. Sau khi tiêm tĩnh mạch artemether cho chuột, thấy một lượng đáng kể chất này trong não, chứng tỏ thuốc đi qua được hàng rào máu – não.

Ðiều này có thể có liên quan đến tác dụng của artemether đối với sốt rét thể não. Dữ liệu của 19 công trình nghiên cứu lâm sàng kể từ năm 1982 tới gần đây đã được xem xét. Những nghiên cứu này bao gồm 812 người bệnh sốt rét do P. falciparum với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Artemether có tác dụng cắt sốt nhanh với thời gian dao động trong khoảng 17 – 47 giờ (trung bình là 24 giờ).

Trong 14 nghiên cứu, thời gian hết sốt ở người bệnh sốt rét không có biến chứng là 17 – 30 giờ (trung bình là 22 giờ) nhanh hơn so với 5 nghiên cứu với sốt rét nặng (30 – 84 giờ, trung bình là 43 giờ). Không có biểu hiện độc tại chỗ hoặc toàn thân.

Trong 2 nghiên cứu ngẫu nhiên, đã so sánh artemether tiêm bắp với cloroquin tiêm bắp hoặc quinin tiêm tĩnh mạch trong điều trị sốt rét có biến chứng ở trẻ em. Trong nghiên cứu đầu, artemether (liều khởi đầu 3,2 mg/kg, sau đó 1,6 mg/kg mỗi ngày cho tới khi tỉnh táo) làm giảm thời gian hôn mê (8 giờ) và sạch ký sinh trùng (28 giờ) nhanh hơn so với quinin (thời gian hôn mê 14 giờ, thời gian sạch ký sinh trùng 48 giờ), tỷ lệ tử vong ngang nhau.

Ở nghiên cứu thứ 2, artemether (liều khởi đầu 4 mg/kg, sau đó 2 mg/kg mỗi ngày) cũng giảm được thời gian sạch ký sinh trùng hơn cloroquin (37 giờ so với 48 giờ) trong số 30 trẻ em sốt rét mức độ vừa phải. Ở số trẻ em điều trị artemether 10% (2/22) bị tử vong so với ở nhóm cloroquin là 27% (6/22). Không có độc tính được ghi nhận ở cả hai nhóm.

Một trong những vấn đề chính của artemether và nhóm artemisinin nói chung là tỷ lệ tái phát cao trong vòng 1 tháng sau khi điều trị.

Bảo quản

Thuốc viên: Cần tránh ánh sáng và ẩm, bảo quản ở nơi mát, đồ đựng phải đậy kín. Thuốc tiêm: Cần tránh ánh sáng, tránh nóng, bảo quản ở nhiệt độ thường. Nếu để lâu ở nhiệt độ lạnh, có thể kết tủa, nhưng lại có thể tan nếu để lại ở nhiệt độ phòng. Còn nếu kết tủa không tan lại hoàn toàn, phải vứt bỏ. Thời gian bảo hành thuốc viên nén và thuốc tiêm là 2 năm.

Quy chế

Artemether có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999. Thuốc dạng tiêm phải kê đơn và bán theo đơn.

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã biên tập lại các thông tin về thuốc Artemether trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

Với những người không phải chuyên gia có thể xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Artemether được chúng tôi tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Dược thư quốc gia Việt Nam

thuốc Artemether là gì

cách dùng thuốc Artemether

tác dụng thuốc Artemether

công dụng thuốc Artemether

thuốc Artemether giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Artemether

giá bán thuốc Artemether

mua thuốc Artemether

Thuốc Artemether là thuốc gì?

Thuốc Artemether (Artemether - Chưa có) là Thuốc chống sốt rét Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Artemether Xem chi tiết

Dạng thuốc, mã ATC và tên quốc tế?

Thuốc Artemether Viên nén 50 mg.Ống tiêm 100 mg/1 ml hoặc 80 mg/1 ml. Artemether trong dầu dừa tinh chế.. Mã ATC: Chưa có. Tên quốc tế: Artemether Xem chi tiết

Thông tin thuốc Artemether?

Dược thư quốc gia Việt Nam: thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Artemether Xem chi tiết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here