Thuốc Clindamycin

Thuốc là gì? Hướng dẫn sử dụng - Dược thư quốc gia

Thuốc Clindamycin là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Dược lý Dược động học | Bảo quản | Quy chế

Dưới đây là thông tin được biên tập lại từ thông tin thuốc Clindamycin có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Nội dung tham khảo này dành cho chuyên gia, những người có hiểu biết về y khoa.

Xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Clindamycin được tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Thông tin chung

Thuốc Clindamycin (Clindamycin - J01F F01, G01A A10, D10A F01.) là Kháng sinh họ lincosamid. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Clindamycin và được đóng gói dưới dạng Clindamycin được lưu hành dưới dạng hydroclorid hydrat, palmitat hydroclorid và phosphat ester. Hàm lượng thuốc được biểu thị dưới dạng clindamycin.Viên nang 75, 150 và 300 mg, dung dịch uống 1%, dạng tiêm: 300 mg/2 ml, 600 mg/4 ml, 900 mg/6 ml, dạng bôi 1%.

   
Tên thuốc Thuốc CLINDAMYCIN ®
Tên quốc tế Thuốc Clindamycin
Tên thương mại Thuốc
Mã ATC J01F F01, G01A A10, D10A F01.
Nhóm thuốc Kháng sinh họ lincosamid.
Thành phần Clindamycin

Dạng thuốc và hàm lượng

Clindamycin được lưu hành dưới dạng hydroclorid hydrat, palmitat hydroclorid và phosphat ester. Hàm lượng thuốc được biểu thị dưới dạng clindamycin.Viên nang 75, 150 và 300 mg, dung dịch uống 1%, dạng tiêm: 300 mg/2 ml, 600 mg/4 ml, 900 mg/6 ml, dạng bôi 1%.

Chỉ định

Vì có nguy cơ cao gây viêm đại tràng giả mạc (xem tác dụng phụ), nên clindamycin không phải là thuốc được lựa chọn đầu tiên.

Nên dành thuốc này để điều trị những bệnh nhiễm vi khuẩn nhạy cảm với clindamycin nhưBacteroides fragilis và Staphylococcus aureus, và đặc biệt điều trị những người bệnh bị dị ứng với penicilin. Clindamycin được dùng trong những trường hợp sau:
Phòng ngừa viêm màng trong tim hoặc nhiễm khuẩn do cấy ghép phẫu thuật cho những người bệnh dị ứng với penicilin hoặc những người đã điều trị lâu bằng penicilin.

Viêm phổi sặc và áp xe phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng do các vi khuẩn kỵ khí, Streptococcus, Staphylococcus, và Pneumococcus.
Nhiễm khuẩn trong ổ bụng như viêm phúc mạc và áp xe trong ổ bụng.
Nhiễm khuẩn vết thương mưng mủ (phẫu thuật hoặc chấn thương).
Nhiễm khuẩn máu.

Sốt sản (đường sinh dục), nhiễm khuẩn nặng vùng chậu hông và đường sinh dục nữ như: viêm màng trong tử cung, áp xe vòi trứng không do lậu cầu, viêm tế bào chậu hông, nhiễm khuẩn băng quấn ở âm đạo sau khi phẫu thuật do vi khuẩn kỵ khí.
Chấn thương xuyên mắt.

Trứng cá do vi khuẩn đã kháng lại các kháng sinh khác.
Hoại thư sinh hơi.

Liều dùng và cách dùng

Clindamycin có thể uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hay bôi. Thời gian điều trị với clindamycin tùy thuộc vào loại bệnh nhiễm khuẩn và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong các nhiễm khuẩn do các Streptococcus tan máu beta nhóm A, điều trị clindamycin phải tiếp tục ít nhất 10 ngày.

Trong các nhiễm khuẩn nặng như viêm màng trong tim hoặc viêm xương tủy, phải điều trị ít nhất là 6 tuần.
Thuốc uống được sử dụng với liều 150 – 300 mg clindamycin, 6 giờ một lần; liều 450 mg, 6 giờ một lần nếu nhiễm khuẩn nặng. Liều uống đối với trẻ em là 3 – 6 mg/kg thể trọng, 6 giờ một lần. Trẻ em dưới 1 tuổi hoặc cân nặng dưới 10 kg dùng 37,5 mg, 8 giờ một lần.

Thuốc tiêm bắp hay tĩnh mạch ngắt quãng hay liên tục với dung dịch pha loãng không vượt quá 12 mg/ml, với tốc độ không quá 30 mg/phút. Trong 1 giờ không tiêm tĩnh mạch quá 1,2 g, cũng không nên tiêm bắp quá 600 mg một lần.

Liều dùng được qui về số lượng tương đương với clindamycin.
Ðể phòng ngừa viêm màng trong tim hoặc nhiễm khuẩn do phẫu thuật cấy ghép mô: Clindamycin 600 mg (10 mg/kg đối với người lớn) uống 1 – 2 giờ trước khi phẫu thuật, và uống 300 mg (5 mg/kg) 6 giờ sau khi phẫu thuật.

Sốt sản (nhiễm trùng đường sinh dục): Ðối với sản phụ sốt nhưng không có biểu hiện ốm lâm sàng, điều trị theo kinh nghiệm là:
amoxycilin + acid clavulanic; nhưng nếu sốt kéo dài hơn 48 giờ: uống clindamycin 300 mg, cứ 8 giờ một lần (nếu do Mycoplasma) cho đến khi hết sốt hoặc uống 500 mg erythromycin (nếu do Ureaplasma).

Chấn thương xuyên mắt: Tiêm tĩnh mạch gentamicin 1,5 mg/kg cùng với clindamycin 600 mg.
Trứng cá: Clindamycin 1% bôi tại chỗ, ngày 2 lần.
Hoại thư sinh hơi ở những người bệnh mẫn cảm với penicilin:
Clindamycin 600 mg, tiêm tĩnh mạch 8 giờ một lần.
Viêm phổi sặc: Tiêm tĩnh mạch chậm 600 mg clindamycin, 8 giờ một lần, sau đó uống 300 mg clindamycin, 6 giờ một lần, trong 10 – 14 ngày.

Trẻ em:
Liều clindamycin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cho trẻ em trên 1 tháng tuổi, thường từ 15 – 40 mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần. Liều tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là 15 – 20 mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần. Ðối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, 15 mg/kg/ngày có thể thích hợp.

Quá liều và xử trí

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Clindamycin có nguy cơ cao gây viêm đại tràng giả mạc do độc tố của Clostridium difficile tăng quá mức. Ðiều này xảy ra khi những vi khuẩn thường có ở đường ruột bị clindamycin phá hủy (đặc biệt ở người cao tuổi và những người có chức năng thận giảm).

Ở một số người bệnh (0,1 – 10%) viêm đại tràng giả mạc có thể phát triển rất nặng và dẫn đến tử vong. Viêm đại tràng giả mạc được đặc trưng bởi: đau bụng, ỉa chảy, sốt, có chất nhày và máu trong phân. Soi trực tràng thấy những mảng trắng vàng trên niêm mạc đại tràng.
Tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa chiếm khoảng 8% người bệnh.
Thường gặp, ADR >1/100
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy do Clostridium difficile.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Da: Mày đay.
Khác: Phản ứng tại chỗ sau tiêm bắp, viêm tắc tĩnh mạch sau tiêm tĩnh mạch.

Hiếm gặp, ADR <1/1000 Toàn thân: Sốc phản vệ.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin; giảm bạch cầu trung tính hồi phục được.
Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc, viêm thực quản.
Gan: Tăng transaminase gan hồi phục được.

Hướng dẫn cách xử trí ADR
Ngừng dùng clindamycin nếu ỉa chảy hoặc viêm đại tràng xảy ra, điều trị bằng metronidazol liều 250 – 500 mg uống, 6 giờ một lần, trong 7 – 10 ngày.

Dùng nhựa trao đổi anion như: cholestyramin hoặc colestipol để hấp thụ độc tố tính của Clostridium difficile. Cholestyramin không được uống đồng thời với metronidazol, vì metronodazol liên kết với cholestyramin và bị mất hoạt tính. Không thể loại clindamycin khỏi máu một cách có hiệu quả bằng thẩm tách.

Thận trọng và lưu ý

Người bệnh có bệnh đường tiêu hóa hoặc có tiền sử viêm đại tràng.
Người bệnh cao tuổi nhạy cảm đặc biệt với thuốc.
Clindamycin tích lũy ở những người bệnh suy gan nặng, do đó phải điều chỉnh liều dùng và định kỳ phân tích enzym gan cho những người bệnh này.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Chỉ dùng clindamycin khi thật cần thiết.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Clindamycin bài tiết vào sữa mẹ (khoảng 0,7 – 3,8 microgam/ml), vì vậy nên tránh cho con bú trong thời gian điều trị thuốc.

Tương tác thuốc

Clindamycin có thể làm tăng tác dụng của các tác nhân phong bế thần kinh cơ, bởi vậy chỉ nên sử dụng rất thận trọng khi người bệnh đang dùng các thuốc này. Clindamycin không nên dùng đồng thời với những thuốc sau:

Thuốc tránh thai steroid uống, vì làm giảm tác dụng của những thuốc này.
Erythromycin, vì các thuốc này tác dụng ở cùng một vị trí trên ribosom vi khuẩn, bởi vậy liên kết của thuốc này với ribosom vi khuẩn có thể ức chế tác dụng của thuốc kia.

Diphenoxylat, loperamid hoặc opiat (những chất chống nhu động ruột), những thuốc này có thể làm trầm trọng thêm hội chứng viêm đại tràng do dùng clindamycin, vì chúng làm chậm thải độc tố.
Hỗn dịch kaolin – pectin, vì làm giảm hấp thu clindamycin.

Dược lý và cơ chế

Clindamycin là kháng sinh thuộc nhóm lincosamid. Tác dụng của clindamycin là liên kết với tiểu phần 50S của ribosom, do đó ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Clindamycin có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao.

Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn đối với clindamycin là methyl hóa RNA trong tiểu phần 50S của ribosom của vi khuẩn; kiểu kháng này thường qua trung gian plasmid. Có sự kháng chéo giữa clindamycin và erythromycin, vì những thuốc này tác dụng lên cùng một vị trí của ribosom vi khuẩn.

Tác dụng in vitro của clindamycin đối với các vi khuẩn sau đây:
Cầu khuẩn Gram dương ưa khí: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Streptococcius (trừ S. faecalis), Pneumococcus.
Trực khuẩn Gram âm kỵ khí: Bacteroides (B. fragilis) và Fusobacterium spp.
Trực khuẩn Gram dương kỵ khí không sinh nha bào: Propionibacterium, Eubacterium và Actinomyces spp.

Cầu khuẩn Gram dương kỵ khí: Peptococcus và Peptostreptococcus spp., Clostridium perfringens (trừ C. sporogenes và C. tertium).
Các vi khuẩn khác: Chlamydia trachomatis, Toxoplasma gondii,

Plasmodium falciparum, Pneumocystis carinii, Gardnerella vaginalis, Mycoplasma brominn. Các loại vi khuẩn sau đây thường kháng clindamycin: các trực khuẩn Gram âm ưa khí; Streptococcus faecalis; Nocardia sp; Neisseria meningitidis; Staphylococcus aureus kháng methicillin; Haemophilus influenzae.

Clindamycin có thể uống vì bền vững ở môi trường acid. Nồng độ ức chế tối thiểu: 1,6 microgram/ml.
Khoảng 90% liều uống của clindamycin hydroclorid được hấp thụ. Sau khi uống 150, 300 và 600 mg (tính theo clindamycin), nồng độ đỉnh huyết tương tương ứng là 2 – 3 microgam/ml, 4 và 8 microgam/ml trong vòng 1 giờ.

Khi 300 mg clindamycin phosphat được tiêm bắp cứ 8 giờ một lần, nồng độ đỉnh huyết tương đạt được khoảng 6 microgam/ml trong vòng 3 giờ. Nồng độ đỉnh huyết tương là 10 microgam/ml khi tiêm truyền 600 mg clindamycin phosphat trong 20 phút cứ 8 giờ 1 lần.

In vivo, clindamycin hydroclorid nhanh chóng được thủy phân thành clindamycin. Clindamycin được phân bố rộng khắp trong các dịch và mô của cơ thể, gồm cả xương, nhưng sự phân bố không đạt được nồng độ có ý nghĩa trong dịch não tủy. Hơn 90% clindamycin liên kết với protein của huyết tương.

Nửa đời của thuốc từ 2 – 3 giờ, nhưng có thể kéo dài ở trẻ sơ sinh và những người bệnh suy thận nặng. Khoảng 10% thuốc uống được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng hoạt động hay chất chuyển hóa và khoảng 4% bài tiết qua phân.
Tuổi tác không làm thay đổi dược động học của clindamycin nếu chức năng gan thận bình thường.

Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ không vượt quá 30oC trong bao bì kín.

Quy chế

Clindamycin có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999. Thuốc phải được kê đơn và bán theo đơn dạng tiêm, dạng uống.

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã biên tập lại các thông tin về thuốc Clindamycin trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

Với những người không phải chuyên gia có thể xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Clindamycin được chúng tôi tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Dược thư quốc gia Việt Nam

thuốc Clindamycin là gì

cách dùng thuốc Clindamycin

tác dụng thuốc Clindamycin

công dụng thuốc Clindamycin

thuốc Clindamycin giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Clindamycin

giá bán thuốc Clindamycin

mua thuốc Clindamycin

Thuốc Clindamycin là thuốc gì?

Thuốc Clindamycin (Clindamycin - J01F F01, G01A A10, D10A F01.) là Kháng sinh họ lincosamid. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Clindamycin Xem chi tiết

Dạng thuốc, mã ATC và tên quốc tế?

Thuốc Clindamycin Clindamycin được lưu hành dưới dạng hydroclorid hydrat, palmitat hydroclorid và phosphat ester. Hàm lượng thuốc được biểu thị dưới dạng clindamycin.Viên nang 75, 150 và 300 mg, dung dịch uống 1%, dạng tiêm: 300 mg/2 ml, 600 mg/4 ml, 900 mg/6 ml, dạng bôi 1%.. Mã ATC: J01F F01, G01A A10, D10A F01.. Tên quốc tế: Clindamycin Xem chi tiết

Thông tin thuốc Clindamycin?

Dược thư quốc gia Việt Nam: thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Clindamycin Xem chi tiết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here