Thuốc Isosorbid Dinitrat là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Dược lý Dược động học | Bảo quản | Quy chế
Dưới đây là thông tin được biên tập lại từ thông tin thuốc Isosorbid Dinitrat có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Nội dung tham khảo này dành cho chuyên gia, những người có hiểu biết về y khoa.
Xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Isosorbide được tổng hợp và biên tập lại Tại đây
Thông tin chung
Thuốc Isosorbid Dinitrat (Isosorbide dinitrate - C01DA08, C05AE02) là Thuốc giãn mạch. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Isosorbid dinitrat và được đóng gói dưới dạng Viên nén (nhai, ngậm, uống, tác dụng kéo dài): 5 mg, 10 mg, 20 mg, 40 mg, 60 mg.Viên nang (tác dụng kéo dài): 20 mg, 40 mg. Viên đặt dưới lưỡi: 2,5 mg; 5 mg.Dung dịch khí dung: 1,25 mg. Dung dịch khí dung có chứa ethanol, glycerol.Miếng dán: 0,1 mg.
Tên thuốc | Thuốc ISOSORBID DINITRAT ® |
Tên quốc tế | Thuốc Isosorbide dinitrate |
Tên thương mại | Thuốc |
Mã ATC | C01DA08, C05AE02 |
Nhóm thuốc | Thuốc giãn mạch. |
Thành phần | Isosorbid dinitrat |
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén (nhai, ngậm, uống, tác dụng kéo dài): 5 mg, 10 mg, 20 mg, 40 mg, 60 mg.Viên nang (tác dụng kéo dài): 20 mg, 40 mg. Viên đặt dưới lưỡi: 2,5 mg; 5 mg.Dung dịch khí dung: 1,25 mg. Dung dịch khí dung có chứa ethanol, glycerol.Miếng dán: 0,1 mg.
Chỉ định
Phòng và điều trị cơn đau thắt ngực.
Điều trị suy tim sung huyết (phối hợp với các thuốc khác).
Liều dùng và cách dùng
Các chế phẩm có chứa nitrat khi dùng với rượu sẽ làm tăng tác dụng giãn mạch và gây hạ huyết áp tư thế đứng nghiêm trọng.
Khi dùng thuốc cùng với disopyramid phosphat tác dụng chống tiết nước bọt của disopyramid cản trở sự hòa tan của viên ngậm isosorbid dinitrat.
Các thuốc nhóm nitrat nói chung chống chỉ định dùng cùng các thuốc nhóm ức chế 5-phosphodiesterase (ví dụ như sildenafil) do cộng hợp tác dụng giãn mạch gây tụt huyết áp nghiêm trọng, đã có trường hợp tử vong.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Thường gặp nhất khi dùng quá liều là hạ huyết áp, đau đầu như búa bổ, nhịp tim nhanh, đỏ bừng mặt. Khi liều quá cao có thể xảy ra methemoglobin huyết.
Xử trí: Điều trị hạ huyết áp cần để người bệnh ở tư thế nằm nâng cao 2 chân, có thể tiêm truyền dịch, điều trị chứng xanh tím do methemoglobin huyết bằng cách tiêm tĩnh mạch chậm xanh methylen với liều 1 – 2 mg/kg thể trọng. Rửa dạ dày ngay lập tức nếu dùng thuốc qua đường uống.
Chống chỉ định
Tác dụng phụ
Những ngày đầu điều trị thường có đau đầu (25% người dùng), do tác dụng giãn mạch của thuốc. Triệu chứng này hết sau một tuần. Thường gặp, ADR < 1/100
Tim mạch: Giãn mạch ngoại vi làm da bừng đỏ nhất là ở ngực và mặt, giãn các mạch trong mắt dễ gây tăng tiết dịch và làm tăng nhãn áp, giãn các mạch trong não có thể gây tăng áp lực nội sọ và làm đau đầu.
Hạ huyết áp thế đứng, choáng váng, chóng mặt hay xảy ra khi dùng thuốc cho những người bệnh có huyết áp thấp, người già.
Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
Ngoài da: Có thể có nổi ban, viêm da tróc vảy, rối loạn tiêu hóa.
Hiếm gặp, ADR <1/1 000
Máu: Với liều cao hơn liều điều trị, có thể có methemoglobin máu do thuốc oxy hóa Fe++ của huyết cầu tố thành Fe+++ làm cho huyết sắc tố không vận chuyển được oxygen.
Tiêu hóa: Buồn nôn.
Điều trị cơn đau thắt ngực: Ngậm dưới lưỡi hoặc nhai: 2,5 – 5 mg/lần; nếu chưa giảm triệu chứng, dùng thêm liều tương tự sau mỗi 5 – 10 phút; không được dùng quá 3 liều trong khoảng 15 – 30 phút. Có thể thay bằng dạng phun với liều 1,25 mg/lần, phun 1 – 3 lần vào dưới lưỡi không hít, mỗi lần cách nhau 30 giây.
Điều trị duy trì, phòng cơn đau thắt ngực:
Uống: Liều khởi đầu 5 – 20 mg/lần, 2 – 3 lần/ngày; liều duy trì 10 – 40 mg/lần, 2 – 3 lần/ngày; nên bố trí nhịp dùng thuốc để trong ngày có một khoảng thời gian không dùng thuốc để tránh hiện tượng “giảm hoặc mất dung nạp thuốc” (ví dụ dùng thuốc vào 7 giờ sáng; 12 giờ trưa và 5 giờ chiều với bệnh nhân dùng 3 lần/ngày, hoặc vào 7 giờ sáng và 12 giờ trưa với bệnh nhân dùng thuốc 2 lần/ngày để có khoảng thời gian không dùng nitrat là 10 – 14 giờ mỗi ngày). Có thể dùng dạng giải phóng chậm 20 – 40 – 60 mg để giảm số lần uống.
Tuy nhiên vẫn chưa rõ với dạng bào chế này, khoảng thời gian giữa các liều bao nhiêu là phù hợp để tránh hiện tượng “giảm hoặc mất dung nạp thuốc”, nhưng tối thiểu phải trên 18 giờ.
Có thể dùng đường truyền tĩnh mạch, hiệu chỉnh liều theo đáp ứng của bệnh nhân, thường dùng 2 – 12 mg/giờ, có thể tăng đến 20 mg/giờ nếu cần thiết.
Điều trị suy tim sung huyết:
Ngậm dưới lưỡi hoặc nhai 5 – 10 mg, mỗi 2 – 3 giờ, hoặc uống 30 – 160 mg/ngày chia nhiều lần. Liều uống có thể tăng đến 240 mg/ngày nếu cần thiết. Cũng có thể dùng đường truyền tĩnh mạch với liều tương tự liều dùng trong đau thắt ngực.
Người cao tuổi: Không có chỉ dẫn đặc biệt, tuy nhiên cần thận trọng, nhất là với người mẫn cảm với thuốc gây hạ huyết áp.
Trẻ em: Độ an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ em chưa được xác định.
Thận trọng và lưu ý
Khi dùng thuốc, phải tăng liều từ từ để tránh nguy cơ hạ huyết áp thế đứng và đau đầu ở một số người bệnh; nên ngồi hoặc nằm sau khi dùng thuốc.
Khi dùng liều cao, không nên giảm thuốc đột ngột.
Lưu ý thời kỳ mang thai
Chưa có báo cáo nào về ảnh hưởng của thuốc với phụ nữ mang thai.
Lưu ý thời kỳ cho con bú
Chưa biết thuốc có thải trừ qua sữa hay không. Không nên dùng isosorbid dinitrat cho người đang cho con bú.
Tương tác thuốc
Các chế phẩm có chứa nitrat khi dùng với rượu sẽ làm tăng tác dụng giãn mạch và gây hạ huyết áp tư thế đứng nghiêm trọng.
Khi dùng thuốc cùng với disopyramid phosphat tác dụng chống tiết nước bọt của disopyramid cản trở sự hòa tan của viên ngậm isosorbid dinitrat.
Các thuốc nhóm nitrat nói chung chống chỉ định dùng cùng các thuốc nhóm ức chế 5-phosphodiesterase (ví dụ như sildenafil) do cộng hợp tác dụng giãn mạch gây tụt huyết áp nghiêm trọng, đã có trường hợp tử vong.
Dược lý và cơ chế
Cơ chế tác dụng chung của nhóm nitrat: Vào trong cơ thể, các nitrat được chuyển hóa thành gốc oxyd nitric (NO) nhờ glutathion-S- reductase và cystein; NO kết hợp với nhóm thiol thành nitrosothiol (R- SNO), chất này hoạt hóa guanylat cyclase để chuyển guanosin triphosphat (GTP) thành guanosin 3’,5’-monophosphat vòng (GMPc). GMPc làm cho myosin trong các sợi cơ thành mạch không được hoạt hóa, không có khả năng kết hợp với actin nên làm giãn mạch.
Các nitrat tác động chủ yếu trên hệ tĩnh mạch, với liều cao làm giãn cả hệ động mạch và cả mạch vành. Giãn hệ tĩnh mạch làm cho ứ đọng máu ở ngoại vi và trong các phủ tạng, giảm lượng máu về tim (giảm tiền gánh), hậu quả là giảm áp lực trong các buồng tim.
Giãn các động mạch dẫn đến giảm sức cản ngoại vi (giảm hậu gánh), kết quả làm giảm huyết áp nhất là huyết áp tâm thu, tuy không nhiều nhưng có thể gây phản xạ giao cảm làm mạch hơi nhanh và tăng sức co bóp cơ tim. Các nitrat còn có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu.
Trong suy vành, giảm tiền gánh, giảm hậu gánh sẽ làm giảm công và mức tiêu thụ oxygen của cơ tim, cung và cầu về oxy của cơ tim được cân bằng sẽ nhanh chóng cắt cơn đau thắt ngực. Thuốc cũng làm giãn động mạch vành, làm mất co thắt mạch, dùng lâu dài còn có tác dụng phân bố lại máu có lợi cho các vùng dưới nội tâm mạc và làm phát triển tuần hoàn bàng hệ.
Trong suy tim, nitrat do làm giảm lượng máu về tim nên đã cải thiện được tiền gánh, làm giảm áp lực thất phải và áp lực tuần hoàn phổi, như vậy giảm các dấu hiệu ứ máu, với liều thích hợp, thuốc lại làm giảm hậu gánh, tạo điều kiện cho tim tống máu tốt hơn, tăng thể tích tâm thu và cung lượng tim.
Dùng các nitrat lâu dài, dễ xảy ra hiện tượng “giảm hoặc mất dung nạp thuốc” làm mất dần tác dụng của thuốc. Người ta giải thích có thể do thiếu dự trữ -SH, do thiếu enzym glutathion-S-reductase cần thiết để chuyển hóa các nitrat, do tăng thể tích nội mạch, do hoạt hóa các cơ chế làm co mạch đáp ứng với hiệu ứng giãn mạch của thuốc. Vì vậy trong ngày nên thu xếp có một thời gian khoảng ít nhất 8 giờ không dùng thuốc.
Để điều trị suy tim sung huyết, thường phối hợp isosorbid dinitrat với thuốc khác. Trong một nghiên cứu ở người da đen, liều phối hợp 20 mg isosorbid dinitrat và 37,5 mg hydralazin hydroclorid ngày 3 lần đã cho kết quả tốt. Nếu bệnh nhân dung nạp tốt, liều mỗi lần có thể gấp đôi; nếu thấy có tai biến, nên dùng liều mỗi lần bằng một nửa; sau đó nếu tai biến giảm, có thể nâng lên liều bình thường.
Dược động học
Hấp thu: Isosorbid dinitrat dạng uống được hấp thu nhanh qua niêm mạc đường tiêu hóa, tuy nhiên sinh khả dụng rất dao động giữa các cá thể (10 – 90%) do thuốc bị chuyển hóa nhiều khi qua gan lần đầu. Với dạng bào chế viên nén quy ước, sinh khả dụng của isosorbid dinitrat là khoảng 25%. Thuốc hấp thu nhanh hơn khi ngậm dưới lưỡi hoặc nhai, sinh khả dụng ngậm dưới lưỡi đạt khoảng 40 – 50%.
Thời gian tác dụng của thuốc phụ thuộc vào dạng bào chế và cách dùng thuốc:
Tác dụng chống đau thắt ngực:
Dạng bào chế | Khởi đầu tác dụng | Thời gian tác dụng |
Dưới lưỡi | Trong vòng 3 phút | 2 giờ |
Nhai | Trong vòng 3 phút | 2 – 2,5 giờ |
Uống | 1 giờ | Tới 8 giờ |
Viên giải phóng chậm | 1 giờ | Tùy dạng bào chế |
Tác dụng trên huyết động:
Dạng bào chế | Khởi đầu tác dụng | Thời gian tác dụng |
Dưới lưỡi | Trong vòng 15 – 30 phút | 1,5 – 4 giờ |
Nhai | Trong vòngn 5 phút | 2 – 3 giờ |
Uống | Trong vòng 20 – 60 phút | 4 – 6 giờ |
Viên giải phóng chậm | Trong vòng 2 giờ | Tùy dạng bào chế |
Phân bố: Isosorbid dinitrat phân bố rộng rãi vào các mô và dịch trong cơ thể, thể tích phân bố biểu kiến ở người lớn là 2 – 4 lít/kg. Tỷ lệ kết hợp với protein huyết tương khoảng 28%.
Chuyển hoá: Isosorbid dinitrat chủ yếu được chuyển hóa ở gan, hai chất chuyển hóa chính đều có hoạt tính là isosorbid-2-mononitrat (2-ISMN) có thời gian tác dụng ngắn và isosorbid-5-mono-nitrat (5-ISMN) có thời gian tác dụng dài hơn.
Nửa đời thải trừ huyết tương của isosorbid dinitrat là 50 ± 20 phút, của 2-ISMN khoảng 2 giờ, của 5-ISMN khoảng 5 giờ.
Thải trừ: Sau khi uống liều đơn isosorbid dinitrat, 80 – 100% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa.
Bảo quản
Thuốc bảo quản nơi khô ráo trong dụng cụ kín, ở nhiệt độ 15 - 30 ºC.Quy chế
Isosorbid dinitrat có trong Danh mục thuốc thiết yếu tân dược ban hành lần thứ VI, năm 2013 và Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, năm 2015.Tổng kết
Trên đây tacdungthuoc.com đã biên tập lại các thông tin về thuốc Isosorbid Dinitrat trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!
Với những người không phải chuyên gia có thể xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Isosorbide được chúng tôi tổng hợp và biên tập lại Tại đây
thuốc Isosorbid Dinitrat là gì
cách dùng thuốc Isosorbid Dinitrat
tác dụng thuốc Isosorbid Dinitrat
công dụng thuốc Isosorbid Dinitrat
thuốc Isosorbid Dinitrat giá bao nhiêu
liều dùng thuốc Isosorbid Dinitrat
giá bán thuốc Isosorbid Dinitrat
mua thuốc Isosorbid Dinitrat