Thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp)

Thuốc là gì? Hướng dẫn sử dụng - Dược thư quốc gia

Thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp) là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Dược lý Dược động học | Bảo quản | Quy chế

Dưới đây là thông tin được biên tập lại từ thông tin thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp) có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Nội dung tham khảo này dành cho chuyên gia, những người có hiểu biết về y khoa.

Xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Vitamin PP được tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Thông tin chung

Thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp) (Nicotinamide - A11HA01) là Thuốc dinh dưỡng, vitamin nhóm B (vitamin B3, vitamin PP). Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Nicotinamid (Vitamin PP) và được đóng gói dưới dạng Viên nén 10 mg, 20 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg và 500 mg.Kem, gel 4,0% (30 g).

   
Tên thuốc Thuốc NICOTINAMID (Vitamin PP) ®
Tên quốc tế Thuốc Nicotinamide
Tên thương mại Thuốc
Mã ATC A11HA01
Nhóm thuốc Thuốc dinh dưỡng, vitamin nhóm B (vitamin B3, vitamin PP).
Thành phần Nicotinamid (Vitamin PP)

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 10 mg, 20 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg và 500 mg.Kem, gel 4,0% (30 g).

Chỉ định

Dạng uống:
Bổ sung vào khẩu phần ăn để ngăn ngừa thiếu hụt nicotinamid. Điều trị bệnh pellagra.

Thuốc mỡ:
Cải thiện sự xuất hiện của trứng cá.
Giảm sưng viêm và kích ứng do các thuốc điều trị trứng cá gây ra.

 

Liều dùng và cách dùng

Bổ sung khẩu phần ăn, liều uống thông thường của nicotinamid như sau:

Nicotinamid thường dùng kết hợp với các vitamin khác trong chế phẩm để bổ sung khẩu phần ăn.
Người lớn: 13 – 19 mg/ngày, dùng một lần hoặc chia thành 2 lần. Người mang thai và cho con bú, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: 17 – 20 mg/ngày, dùng một lần hoặc chia thành 2 lần.

Trẻ em: 5 – 10 mg/ngày, dùng một lần hoặc chia thành 2 lần. Trong trường hợp không thể dùng thuốc theo đường uống, có thể điều trị bằng nicotinamid theo đường tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch chậm với liều 25 mg, dùng 2 hoặc hơn 2 lần mỗi ngày. Khi tiêm tĩnh mạch, cần tiêm với tốc độ không quá 2 mg/phút.

Điều trị bệnh pellagra:
Người lớn: Liều uống thông thường là 300 – 500 mg/ngày, tối đa 1500 mg/ngày, chia thành 3 – 10 lần.

Trẻ em: Liều uống thông thường là 100 – 300 mg/ngày, chia thành 3 – 10 lần.

Điều trị trứng cá:
Bôi thuốc mỡ lên vùng mặt bị tổn thương ngày 2 lần. Đánh giá kết quả sau 8 – 12 tuần.

 

Quá liều và xử trí

Khi quá liều xảy ra, không có biện pháp giải độc đặc hiệu. Sử dụng các biện pháp thông thường như gây nôn, rửa dạ dày, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Liều nhỏ nicotinamid thường không gây độc, tuy nhiên nếu dùng liều cao, như trong trường hợp điều trị pellagra, có thể xảy ra một số tác dụng phụ sau đây (những tác dụng phụ này sẽ hết sau khi ngừng thuốc):
Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: Buồn nôn.

Khác: Acid nicotinic gây giãn mạch nên thường gây đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, cảm giác rát bỏng, buốt hoặc đau nhói ở da. Nicotinamid không có tác dụng gây giãn mạch trên.
Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
Tiêu hóa: Loét dạ dày tiến triển, nôn, chán ăn, đau khi đói, đầy hơi, ỉa chảy.
Da: Khô da, tăng sắc tố, vàng da, phát ban.
Chuyển hóa: Suy gan, giảm dung nạp glucose, tăng tiết tuyến bã nhờn, làm bệnh gút nặng thêm.
Khác: Tăng glucose huyết, tăng uric huyết, cơn phế vị – huyết quản, đau đầu và nhìn mờ, khô mắt, sưng phồng mí mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, ngất, thở khò khè.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000
Lo lắng, hốt hoảng, glucose niệu, chức năng gan bất bình thường [bao gồm tăng bilirubin huyết thanh, tăng AST (SGOT), ALT (SGPT) và LDH], thời gian prothrombin bất bình thường, hạ albumin huyết, choáng phản vệ.
Mất ngủ, đau cơ, hạ huyết áp, viêm mũi.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Hầu hết các người bệnh sử dụng thuốc liều cao như liều để điều trị pellagra, thường xảy ra đỏ bừng mặt và cổ (ở những vùng dễ bị đỏ), đồng thời đều có liên quan tới tốc độ tăng nồng độ trong huyết thanh hơn là tổng nồng độ trong huyết thanh của thuốc. Để hạn chế tác dụng phụ đó, nên uống thuốc cùng với thức ăn, tăng liều từ từ, hoặc dùng dạng thuốc giải phóng hoạt chất kéo dài.

Ngừng dùng thuốc và hỏi ý kiến thầy thuốc ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào như: Triệu chứng giống như cúm (buồn nôn, nôn, nói chung cảm thấy không khoẻ), giảm lượng nước tiểu và nước tiểu có màu sẫm, khó chịu ở cơ như: Sưng, mềm hoặc yếu cơ, nhịp tim không bình thường, hoặc nhìn mờ, u ám.

 

Thận trọng và lưu ý

Nên làm các xét nghiệm về chức năng gan và glucose huyết trước khi điều trị bằng acid nicotinic hoặc nicotinamid cho bệnh nhân trong thời gian dài với liều cao vượt quá nhu cầu sinh lý, cứ 6 – 12 tuần 1 lần trong năm đầu và định kỳ ở các năm sau.

Khi sử dụng nicotinamid với liều cao cho những trường hợp sau: Tiền sử loét đường tiêu hóa, hội chứng bệnh mạch vành cấp tính, bệnh túi mật, tiền sử có vàng da hoặc bệnh gan, bệnh thận, bệnh gút, viêm khớp do gút và bệnh đái tháo đường.

 

Lưu ý thời kỳ mang thai

Sử dụng nicotinamid với liều bổ sung khẩu phần ăn cho người mang thai không gây tác hại cho người mẹ và bào thai.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Sử dụng nicotinamid với liều bổ sung khẩu phần ăn của người cho con bú không gây ra bất cứ tác hại nào cho người mẹ và trẻ bú sữa mẹ. Cần phải dùng nicotinamid với liều bổ sung khẩu phần ăn của người cho con bú khi khẩu phần không đủ nicotinamid.

Tương tác thuốc

Sử dụng nicotinamid đồng thời với chất ức chế men khử HGM – CoA có thể làm tăng nguy cơ gây tiêu cơ vân (rhabdomyolysis). Sử dụng nicotinamid đồng thời với thuốc chẹn alpha-adrenergic trị tăng huyết áp có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức.

Khẩu phần ăn và/hoặc liều lượng thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin có thể cần phải điều chỉnh khi sử dụng đồng thời với nicotinamid.

Sử dụng nicotinamid đồng thời với các thuốc có độc tính với gan có thể làm tăng thêm tác hại độc cho gan.

Không nên dùng đồng thời nicotinamid với carbamazepin vì gây tăng nồng độ carbamazepin huyết tương dẫn đến tăng độc tính.

Điều trị isoniazid trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của tryptophan thành niacin và làm tăng nhu cầu niacin.

 

Dược lý và cơ chế

Nicotinamid và acid nicotinic là vitamin nhóm B, tan trong nước. Trong cơ thể, nicotinamid được tạo thành từ acid nicotinic. Thêm vào đó, một phần tryptophan trong thức ăn được oxy hóa tạo thành acid nicotinic và sau đó thành nicotinamid.

Nicotinamid chuyển thành nicotinamid adenin dinucleotid (NAD) và nicotinamid adenin dinucleotid phosphat (NADP). NAD và NADP là các coenzym có vai trò sống còn trong chuyển hóa, chúng là chất xúc tác phản ứng oxy hóa – khử cần thiết cho hô hấp tế bào, phân giải glycogen và chuyển hóa lipid.

Trong các phản ứng đó các coenzym này có tác dụng như những phân tử vận chuyển hydro.
Nhu cầu hàng ngày của cơ thể khoảng từ 15 – 20 mg acid nicotinic. 60 mg tryptophan thức ăn cho tương ứng khoảng 1 mg acid nicotinic, vì vậy nếu bữa ăn đầy đủ protein đã đáp ứng được nhu cầu, chỉ cần rất ít từ nguồn vitamin. Acid nicotinic thường bị mất rất ít trong quá trình nấu nướng.

Nicotinamid và acid nicotinic có trong nhiều thực phẩm như nấm men, thịt, cá, khoai tây, đậu và các hạt ngũ cốc; tuy nhiên, một số lượng nhỏ vitamin này trong ngũ cốc tồn tại ở dạng khó hấp thu. Nicotinamid và acid nicotinic có trên thị trường là những chế phẩm được tổng hợp bằng hóa học.

Bổ sung nicotinamid vào khẩu phần ăn: Khi khẩu phần ăn thiếu nicotinamid, ví dụ như trong ngũ cốc và chế độ ăn thiếu protein có thể dẫn đến thiếu hụt nicotinamid cho cơ thể. Trong trường hợp đó và trong trường hợp tăng nhu cầu về nicotinamid, như ở bệnh cường tuyến giáp, đái tháo đường, xơ gan, trong thời gian mang thai và cho con bú (nhưng những người này hiếm khi thiếu hụt nicotinamid), có thể cần thiết phải bổ sung nicotinamid.

Bệnh pellagra: Thiếu nicotinamid có thể gây ra bệnh pellagra, do khẩu phần ăn thiếu nicotinamid hay do điều trị bằng isoniazid, hoặc do giảm chuyển hóa tryptophan thành acid nicotinic trong bệnh Hartnup, hoặc do u ác tính vì các u này cần sử dụng một lượng lớn tryptophan để tổng hợp 5-hydroxytryptophan và 5-hydroxytryptamin.
Thiếu nicotinamid có thể xảy ra cùng với sự thiếu các vitamin phức hợp B khác.

Các cơ quan bị ảnh hưởng chủ yếu do thiếu hụt nicotinamid là đường tiêu hóa, da và hệ TKTW, với các triệu chứng như: Ỉa chảy, đau bụng, viêm lưỡi, viêm miệng, chán ăn, đau đầu, ngủ lịm, tâm thần. Dùng nicotinamid hoặc acid nicotinic sẽ làm mất các triệu chứng do thiếu hụt gây ra.

Tuy nhiên nicotinamid được ưa dùng hơn vì nó không có tác dụng phụ gây giãn mạch.

Những triệu chứng đỏ và sưng lưỡi ở người bị bệnh pellagra sẽ hết trong vòng 24 – 72 giờ sau khi dùng nicotinamid. Triệu chứng tâm thần, nhiễm khuẩn miệng và các màng nhày khác sẽ hết nhanh chóng. Triệu chứng ở đường tiêu hóa sẽ hết trong vòng 24 giờ.

Liều cao acid nicotinic làm giảm bài tiết acid uric và giảm dung nạp glucose.
Acid nicotinic gây giải phóng histamin, dẫn đến tăng nhu động dạ dày và tăng tiết acid; thuốc còn hoạt hóa hệ phân hủy fibrin.

Dược động học
Nicotinamid được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa sau khi uống và phân bố rộng khắp vào các mô cơ thể. Acid nicotinic có trong sữa người. Nửa đời thải trừ của thuốc khoảng 45 phút. Nicotinamid chuyển hóa ở gan thành N-methylnicotinamid, các dẫn chất 2-pyridon và 4-pyridon, đồng thời còn tạo thành nicotinuric.

Sau khi dùng nicotinamid với liều thông thường, chỉ có một lượng nhỏ nicotinamid bài tiết vào nước tiểu ở dạng không biến đổi; tuy nhiên khi dùng liều lớn thì lượng thuốc bài tiết dưới dạng không biến đổi sẽ tăng lên.

 

Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 oC, trong bao gói kín. Tương kỵ Nicotinamid tương kỵ với kiềm và acid mạnh. Quá liều và xử trí

Quy chế

Nicotinamid có trong Danh mục thuốc thiết yếu tân dược ban hành lần thứ VI, năm 2013 và Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, năm 2015.

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã biên tập lại các thông tin về thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp) trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

Với những người không phải chuyên gia có thể xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Vitamin PP được chúng tôi tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Dược thư quốc gia Việt Nam

thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp) là gì

cách dùng thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp)

tác dụng thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp)

công dụng thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp)

thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp) giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp)

giá bán thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp)

mua thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp)

Thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp) là thuốc gì?

Thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp) (Nicotinamide - A11HA01) là Thuốc dinh dưỡng, vitamin nhóm B (vitamin B3, vitamin PP). Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Nicotinamid (Vitamin PP) Xem chi tiết

Dạng thuốc, mã ATC và tên quốc tế?

Thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp) Viên nén 10 mg, 20 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg và 500 mg.Kem, gel 4,0% (30 g).. Mã ATC: A11HA01. Tên quốc tế: Nicotinamide Xem chi tiết

Thông tin thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp)?

Dược thư quốc gia Việt Nam: thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Nicotinamid (Vitamin Pp) Xem chi tiết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here