Thuốc Pefloxacin Mesylat

Thuốc là gì? Hướng dẫn sử dụng - Dược thư quốc gia

Thuốc Pefloxacin Mesylat là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Dược lý Dược động học | Bảo quản | Quy chế

Dưới đây là thông tin được biên tập lại từ thông tin thuốc Pefloxacin Mesylat có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Nội dung tham khảo này dành cho chuyên gia, những người có hiểu biết về y khoa.

Thông tin chung

Thuốc Pefloxacin Mesylat (Pefloxacin mesylate - J01MA03) là Thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolon. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Pefloxacin mesylat và được đóng gói dưới dạng Viên bao phim 400 mg;Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch 400 mg/5ml; 400 mg/125ml.

   
Tên thuốc Thuốc PEFLOXACIN MESYLAT ®
Tên quốc tế Thuốc Pefloxacin mesylate
Tên thương mại Thuốc
Mã ATC J01MA03
Nhóm thuốc Thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolon.
Thành phần Pefloxacin mesylat

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên bao phim 400 mg;Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch 400 mg/5ml; 400 mg/125ml.

Chỉ định

Thuốc chỉ dùng cho người lớn.
Viên nén: Viêm tuyến tiền liệt cấp và mạn, kể cả các dạng nặng. Điều trị nối tiếp nhiễm khuẩn xương khớp.

Viên nén và thuốc tiêm: Nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram âm và tụ cầu đã được xác định nhạy cảm trong: Nhiễm khuẩn huyết và viêm màng trong tim, viêm màng não, hô hấp, tai mũi họng, thận và đường tiết niệu, phụ khoa, ổ bụng và gan mật, xương và da.

Chú ý: Vì liên cầu khuẩn và phế cầu khuẩn kháng pefloxacin nên không được dùng pefloxacin làm thuốc hàng đầu khi nghi ngờ do nhiễm các vi khuẩn đó.
Trong lúc điều trị nhiễm khuẩn do Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus, đã có chủng kháng thuốc nên cần phối hợp với một kháng sinh khác.

Liều dùng và cách dùng

Pefloxacin được dùng uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch dưới dạng mesylat. Liều lượng được biểu thị theo pefloxacin base; 558,5 mg pefloxacin mesylat tương đương với khoảng 400 mg pefloxacin.

Ở người chức năng gan bình thường
Liều trung bình 800 mg/ngày, chia làm hai lần, uống, hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
Uống: Uống 1 viên pefloxacin 400 mg buổi sáng và 1 viên buổi tối, vào giữa bữa ăn để tránh khó chịu đường tiêu hóa. Có thể dùng một liều tấn công 800 mg khi cho lần đầu để đạt nhanh nồng độ thuốc có hiệu quả trong máu.

Tiêm truyền tĩnh mạch: Mỗi lần tiêm truyền tĩnh mạch chậm (trong 1 giờ) dung dịch pefloxacin 400 mg/125ml chứa trong túi nhựa hoặc sau khi pha loãng 1 ống chứa 400mg pefloxacin/5ml trong 125 hoặc 250 ml dung dịch tiêm truyền glucose 5%. Tiêm truyền 2 lần mỗi ngày, 1 lần buổi sáng và 1 lần buổi tối.

Ở người suy giảm chức năng gan
Ở người suy gan hoặc người giảm lưu lượng máu tới gan, cần điều chỉnh liều bằng cách tăng khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc: Ngày 2 lần nếu không có vàng da, cổ trướng; ngày 1 lần nếu có vàng da; cứ 36 giờ 1 lần nếu có cổ trướng; cứ 2 ngày 1 lần nếu có vàng da và cổ trướng.

Ở bệnh nhân > 70 tuổi
Liều 400 mg/ngày, chia làm 2 lần, mỗi lần 200 mg (2 lần uống, mỗi lần nửa viên; hoặc 2 lần truyền tĩnh mạch, mỗi lần 200 mg), cách nhau 12 giờ.

Quá liều và xử trí

Nếu xảy ra quá liều cấp tính, phải theo dõi sát người bệnh và cho điều trị triệu chứng. Thẩm phân máu không hiệu quả.

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Tần suất không xác định
TKTW: Co giật, giật rung cơ, lú lẫn, đau đầu, chóng mặt, ảo giác, dị cảm, dễ bị kích thích, mất ngủ, ác mộng, lạc hướng, tăng nhược cơ. Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị.

Da: Nhạy cảm với ánh sáng, ban đỏ, ngứa, mày đay.
Cơ – xương: Viêm gân, đứt gân gót chân, đau cơ, đau khớp, tràn dịch khớp.
Dị ứng: Phù Quincke, sốc phản vệ.
Huyết học: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000
Da: Hội chứng Stevens – Johnson.
TKTW: Tăng áp lực nội sọ (chủ yếu ở người trẻ tuổi sau một đợt điều trị dài ngày).

Hướng dẫn cách sử trí ADR
Khi xuất hiện các dấu hiệu viêm gân, phải để cho hai gân gót chân được nghỉ bằng cách giữ cố định một cách thích hợp, hoặc dùng đôi bít tất ôm lấy gót chân (ngay cả khi chỉ bị tổn thương ở một bên) và phải được thầy thuốc khám và chỉ dẫn.
Khi xảy ra tăng áp lực nội sọ, hãy ngừng việc dùng pefloxacin và tiến hành điều trị triệu chứng.

Thận trọng và lưu ý

Tránh phơi nắng hoặc tiếp xúc với tia cực tím trong khi điều trị và trong 4 ngày sau khi ngừng điều trị vì có nguy cơ nhạy cảm với ánh sáng.

Viêm gân đôi khi xảy ra có thể dẫn đến đứt gân, nhất là ở gân gót chân và ở người cao tuổi. Sự đứt gân thường xảy ra nhiều hơn ở người bệnh dùng corticoid dài ngày.

Viêm gân có thể xảy ra trong 48 giờ đầu điều trị và lan sang hai bên. Để giới hạn nguy cơ bị viêm gân, tránh dùng pefloxacin ở người cao tuổi, người có tiền sử viêm gân, hoặc đang điều trị dài ngày bằng corticoid hay đang luyện tập nặng.

Để giảm bớt nguy cơ ở người cao tuổi, có thể giảm ½ liều. Khi bắt đầu điều trị, phải chú ý đến đau và phù ở gân gót. Phải cố định gân gót để nghỉ hai gót. Sử dụng pefloxacin thận trọng ở người bệnh có tiền sử bị co giật hoặc có các yếu tố làm dễ bị co giật và ở người bệnh bị nhược cơ, bị suy gan nặng.

Pefloxacin thuộc nhóm quinolon. Các thuốc khác thuộc nhóm này đã gây tan máu cấp tính ở người bị thiếu enzym glucose – 6 phosphat dehydrogenase (G6PD). Tuy không có báo cáo về trường hợp tan máu nào với pefloxacin, về nguyên tắc, không dùng thuốc này cho người bị thiếu G6PD.

Tác dụng trên khả năng lái xe và sử dụng máy móc
Có thể gây các ADR về thần kinh như chóng mặt, lú lẫn, ảo giác … Do đó phải báo cho người lái xe và người sử dụng máy móc biết về nguy cơ có thể xảy ra nếu sử dụng thuốc này nếu làm việc.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Vì không có nghiên cứu đầy đủ về sử dụng pefloxacin ở phụ nữ mang thai nên không dùng pefloxacin cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Vì các thuốc fluoroquinolon vào sữa mẹ và gây nguy cơ về khớp đối với trẻ bú sữa, nên ngừng cho con bú trong thời gian dùng pefloxacin.

Tương tác thuốc

Phải cẩn thận khi sử dụng pefloxacin đồng thời với:
Dạng thuốc viên:
Các muối sắt (dùng uống): Giảm sinh khả dụng của pefloxacin do giảm khả năng hấp thu của thuốc qua đường tiêu hóa. Nên uống các muối sắt cách xa pefloxacin hơn 2 giờ.

Các muối kẽm uống với liều > 30 mg/ngày: Giảm hấp thu pefloxacin qua đường tiêu hóa, nên uống các muối kẽm cách xa pefloxacin hơn 2 giờ.

Các muối, oxyd và hydroxyd magnesi, nhôm và calci: Giảm hấp thu pefloxacin qua đường tiêu hóa. Nên uống các thuốc này cách xa pefloxacin hơn 4 giờ.
Didanosin (DDI): Giảm hấp thu pefloxacin qua đường tiêu hóa do làm tăng pH dạ dày (có một chất kháng acid trong viên DDI). Nên uống Didanosin cách xa pefloxacin hơn 2 giờ.

Các thuốc chống đông máu dạng uống: Tăng tác dụng của thuốc chống đông máu dạng uống và nguy cơ chảy máu. Cần theo dõi INR (tỷ số chuẩn hóa quốc tế) thường xuyên hơn. Điều chỉnh liều lượng thuốc chống đông uống trong khi điều trị với pefloxacin và sau khi ngừng điều trị nếu cần.

Dạng thuốc viên, tiêm:
Theophyllin (base và muối) và aminophylin: Tăng nồng độ theophylin trong máu gây nguy cơ quá liều theophylin (do giảm chuyển hóa theophylin). Cần theo dõi về lâm sàng và nếu cần, theo dõi nồng độ theophylin trong máu.

Dược lý và cơ chế

Pefloxacin là một thuốc kháng khuẩn thuộc nhóm fluoroquinolon tổng hợp, được dùng dưới dạng mesylat. Thuốc có cấu trúc liên quan đến ciprofloxacin, enoxacin và norfloxacin.

Bằng cách ngăn cản tác dụng của enzym vi khuẩn DNA gyrase, pefloxacin ức chế DNA sao chép và hoạt động. DNA gyrase có trách nhiệm trong siêu xoắn của chuỗi DNA và sửa chữa điểm đứt trên chuỗi DNA.

Tác dụng diệt khuẩn của pefloxacin có thể do ức chế sửa chữa điểm đứt chuỗi DNA, tuy vậy còn có thể có các cơ chế khác.

Vi khuẩn kháng pefloxacin có thể do hai cơ chế: DNA có thể đột biến hoặc tính thấm của màng tế bào vi khuẩn đối với pefloxacin có thể bị giảm. Kháng thuốc không do plasmid mà do đột biến nhiễm sắc thể.

Phổ kháng khuẩn:
Vi khuẩn nhạy cảm (nồng độ tối thiểu ức chế [MIC] ≤ 1 microgam/ml): Bordetella pertussis, Compylobacter, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Klebsiella oxytoza, Legionella, Mobiluncus, Moraxella catarrhalis, Morganella morganii, Mycoplasma hominis, Neisseria, Pasteurella, Propionibacterium acnes, Proteus vulgaris, Salmonella, Shigella, Staphylococcus nhạy cảm với methicilin, Vibrio, Yersinia.

Vi khuẩn nhạy cảm trung bình (thuốc có hoạt tính vừa phải in vitro, có hiệu quả lâm sàng tốt, nồng độ kháng khuẩn tại ổ nhiễm khuẩn cao hơn MIC): Mycoplasma pneumoniae.

Vi khuẩn kháng thuốc (MIC > 4 microgam/ml): Acinetobacter baumannii, Enterococcus, Listeria monocytogenes, Mobiluncus, Mycobacterium tuberculosis, Nocardia, Staphylococcus kháng với methicillin, Streptococcus pneumoniae, Ureoplasma urealyticum, vi khuẩn kỵ khí ngoại trừ Propionibacterium acnes.

Vi khuẩn không thường xuyên nhạy cảm: Vì tỷ lệ trường hợp kháng thuốc thay đổi, nên không thể xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn nếu không thực hiện kháng sinh đồ đối với các vi khuẩn: Citrobacter freundii, Enterobacter cloacae, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Providencia, Pseudomonas aeruginosa, Serratia.

Dược động học
Hấp thu: Sau khi uống một liều duy nhất 400 mg, pefloxacin được hấp thu khoảng 90% trong vòng 20 phút. Thức ăn làm chậm hấp thu, nhất là thức ăn có nhiều mỡ, nhưng không tác động đến sinh khả dụng. Dùng cùng với thức ăn có thể làm giảm tỷ lệ tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa.

Phân bố: Nồng độ trong huyết thanh: Sau khi tiêm truyền (1 giờ) hoặc sau khi uống (1giờ 30 phút) liều duy nhất 400 mg, nồng độ tối đa trong huyết thanh đạt khoảng 4 microgam/ml. Nửa đời thải trừ trong huyết thanh khoảng 12 giờ. Sau khi dùng liều lặp lại 400 mg, cứ 12 giờ một lần bằng đường tiêm truyền hoặc uống, sau 9 liều, nồng độ tối đa trong huyết thanh đạt khoảng 10 microgam/ml. Nửa đời thải trừ trong huyết thanh khoảng 12 giờ.

Khuyếch tán vào mô: Thể tích phân bố khoảng 1,7 lít/kg sau khi dùng một liều duy nhất 400 mg. Nồng độ trong mô sau khi dùng các liều lặp lại như sau: Nồng độ trong dịch nhầy phế quản: Đạt nồng độ tối đa > 5 microgam/ml ở giờ thứ 4. Tỷ lệ giữa nồng độ trong dịch nhầy phế quản và trong huyết thanh biểu hiện khả năng khuếch tán của thuốc vào dịch nhầy phế quản, tỷ lệ này gần bằng 100%.

Nồng độ trong dịch não tủy: Ở người bệnh bị viêm màng não do vi khuẩn, sau khi tiêm truyền hoặc uống 3 liều 400 mg,  đạt được nồng độ 4,5 microgam/ml. Đạt nồng độ 9,8 microgam/ml sau khi dùng 3 liều 800 mg. Trong điều trị viêm màng não do vi khuẩn, sau lần tiêm truyền thứ 5, nồng độ pefloxacin trong dịch não tủy đạt 89% so với nồng độ huyết tương tương ứng.

Nồng độ trung bình trong nhiều mô khác nhau ở thời điểm 12 giờ sau lần cuối cùng dùng thuốc: Tuyến giáp 11,4 microgam/g; tuyến nước bọt 7,5 microgam/g; mỡ 2,2 microgam/g; da 7,6 microgam/g; niêm mạc miệng – họng 6 microgam/g; amidan 9 microgam/g; cơ 5,6 microgam/g.
Liên kết với protein huyết tương khoảng 30%.

Chuyển hóa: Sự chuyển hóa chủ yếu ở gan. Hai chất chuyển hóa chính là: Desmethylpefloxacin (hay norfloxacin) và pefloxacin N-oxyd.

Thải trừ: Ở người chức năng gan và thận bình thường:
Thuốc được thải trừ chủ yếu dưới dạng các chất chuyển hóa, các chất này được thải trừ chủ yếu qua thận. Sự thải trừ qua thận của pefloxacin dưới dạng không đổi và của hai chất chuyển hóa chính tương đương với 41,7% liều đã dùng, đối với desmethylpefloxacin tương đương 20% và đối với pefloxacin N-oxyd tương đương với 16,2% liều đã dùng.

Nồng độ pefloxacin dạng không đổi trong nước tiểu đạt khoảng 25 microgam/ml giữa giờ thứ nhất và giờ thứ 2; nồng độ còn 15 microgam/ml giữa giờ thứ 12 và giờ thứ 24. Pefloxacin dạng không đổi và 2 chất chuyển hóa vẫn được tìm thấy trong nước tiểu 84 giờ sau lần cuối cùng dùng thuốc.
Pefloxacin thải trừ qua mật chủ yếu dưới dạng không đổi, dạng liên hợp với acid glucuronic và dạng N-oxyd.

Ở người suy giảm chức năng thận:
Nồng độ huyết thanh và nửa đời của pefloxacin không thay đổi đáng kể, bất kể mức độ suy yếu của thận. Pefloxacin ít được thẩm tách (23%).

Ở người suy giảm chức năng gan:
Nghiên cứu dùng liều duy nhất 8 mg/kg ở người bệnh xơ gan cho thấy dược động học của pefloxacin có thay đổi, biểu hiện qua sự giảm nhiều thanh thải thuốc trong huyết tương, kéo theo tăng đáng kể nửa đời huyết tương (gấp 3 – 5 lần) và tăng thải trừ dạng pefloxacin không thay đổi trong nước tiểu (gấp 3 – 4 lần).

Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo, ở nhiệt độ không quá 30 oC, tránh ánh sáng.

Quy chế

Pefloxacin có trong Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, năm 2015.

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã biên tập lại các thông tin về thuốc Pefloxacin Mesylat trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

Dược thư quốc gia Việt Nam

thuốc Pefloxacin Mesylat là gì

cách dùng thuốc Pefloxacin Mesylat

tác dụng thuốc Pefloxacin Mesylat

công dụng thuốc Pefloxacin Mesylat

thuốc Pefloxacin Mesylat giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Pefloxacin Mesylat

giá bán thuốc Pefloxacin Mesylat

mua thuốc Pefloxacin Mesylat

Thuốc Pefloxacin Mesylat là thuốc gì?

Thuốc Pefloxacin Mesylat (Pefloxacin mesylate - J01MA03) là Thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolon. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Pefloxacin mesylat Xem chi tiết

Dạng thuốc, mã ATC và tên quốc tế?

Thuốc Pefloxacin Mesylat Viên bao phim 400 mg;Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch 400 mg/5ml; 400 mg/125ml.. Mã ATC: J01MA03. Tên quốc tế: Pefloxacin mesylate Xem chi tiết

Thông tin thuốc Pefloxacin Mesylat?

Dược thư quốc gia Việt Nam: thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Pefloxacin Mesylat Xem chi tiết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here