Thuốc Amiodarone là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Bảo quản | Dược lý | Dược động học
Thuốc Amiodarone là gì? Tác dụng thuốc Amiodarone, cách dùng, liều dùng, công dụng? Hướng dẫn sử dụng thuốc Amiodarone bao gồm chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ và các lưu ý khi dùng thuốc Amiodarone. Thông tin dưới đây được biên tập và tổng hợp từ Dược thư quốc gia Việt Nam - Bộ Y tế mới nhất, Thuốc biệt dược và các nguồn uy tín khác.
Nếu bạn là chuyên gia, tham khảo thông tin Amiodaron trong Dược thư Quốc gia Tại đây
Amiodarone là thuốc gì?
Thuốc Amiodarone là Thuốc tim mạch. Thuốc Amiodarone chứa thành phần Amiodarone và được đóng gói dưới dạng Amiodaron VPC 200, Amiodarone, Adatot-200, Aldarone, Amiodarone, Amiodarone Aguettant 50mg/ml
Thuốc gốc | Thuốc Amiodarone ® |
Nhóm thuốc | Thuốc tim mạch |
Thành phần | Amiodarone |
Dạng thuốc | Amiodaron VPC 200, Amiodarone, Adatot-200, Aldarone, Amiodarone, Amiodarone Aguettant 50mg/ml |
Tên biệt dược | Amiodaron |
Biệt dược mới | Cordarone; Sedacoron |
Dạng thuốc và hàm lượng
Những dạng và hàm lượng thuốc Amiodarone
Thuốc Amiodarone: Amiodaron VPC 200, Amiodarone, Adatot-200, Aldarone, Amiodarone, Amiodarone Aguettant 50mg/mlChỉ định
Đối tượng sử dụng thuốc Amiodarone
Amiodarone là thuốc điều trị loạn nhịp tim nhóm III. Thuốc được chỉ định trong một số trường hợp rối loạn nhịp tim.
Ngừa tái phát của:
– Nhịp nhanh thất đe dọa tính mạng: điều trị cần bắt đầu dưới sự kiểm soát tại bệnh viện.
– Tiền sử nhịp nhanh thất triệu chứng và mất sức.
– Tiền sử nhịp nhanh trên thất khi đề kháng hay chống chỉ định với thuốc khác.
– Rung thất.
Ðiều trị nhịp nhanh trên thất: chậm hay giảm rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ.
Amiodarone có thể dùng khi có bệnh mạch vành và/hoặc suy giảm chức năng thất trái.
Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định(công dụng, chức năng cho đối tượng nào) ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Amiodarone hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng Amiodarone
Thuốc này dành cho người lớn.
– Liều tấn công:
Liều bình thường là 3 viên mỗi ngày, trong 8-10 ngày.
Một số trường hợp, điều trị có thể dùng liều cao hơn (4-5 viên mỗi ngày), vẫn trong thời gian ngắn với sự theo dõi điện tim.
– Liều duy trì:
Cần thiết lập liều tối thiểu hữu hiệu, thường thay đổi tuỳ bệnh nhân, từ nửa viên mỗi ngày (1 viên mỗi cho 2 ngày) đến 2 viên mỗi ngày.
Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Amiodarone ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.
Quá liều, quên liều và xử trí
Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Amiodarone
Ít có tài liệu về uống quá liều. Một số ít trường hợp nhịp xoang chậm, rối loạn nhịp thất đặc biệt xoắn đỉnh và tổn thương gan đã được báo cáo.
Việc xử trí là điều trị triệu chứng. Theo động học của thuốc, cần theo dõi lâu dài nhất là trên tim.
Amiodarone và các chất chuyển hoá không thể thẩm phân được.
Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Amiodarone cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường.
Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều
Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Amiodarone có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị
Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Amiodarone
Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc Amiodarone sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.
Chống chỉ định
Những trường hợp không được dùng thuốc Amiodarone
Chống chỉ định trong các trường hợp sau:
– Nhịp xoang chậm và bloc xoang nhĩ không đặt máy tạo nhịp.
– Suy nút xoang không đặt máy (nguy cơ ngưng xoang).
– Các rối loạn dẫn truyền độ cao không đặt máy.
– Tiền sử dị ứng với iod hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Cường giáp: vì nguy cơ làm nặng thêm cường giáp với amiodarone.
– Phụ nữ có thai bắt đầu từ quý thứ hai.
– Phụ nữ cho con bú.
– Phối hợp với các thuốc gây hội chứng xoắn đỉnh:
Thuốc điều trị loạn nhịp nhóm Ia (quinidin, hydroquinidin, disopyramide…).
Thuốc điều trị loạn nhịp nhóm III (sotalol, dofetilid, ibutilid).
Một số thuốc an thần (thioridazin, chlorpromazin, levomepromazin, trifluoperazin, cyamemazin, sulpirid, amisulprid, tiaprid, pimozid, haloperidol, droperidol…).
– Một vài thuốc khác như: bepridil, cisaprid, diphemanil, eythoromycin IV, mizolastin, sparfloxacin, vincamin IV… (xem phần Tương tác thuốc).
– Không khuyến khích dùng phối hợp thuốc này với diltiazem tiêm cũng như với halofantrin và pentamidin.
Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Amiodarone phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.
Tác dụng phụ
Những tác dụng phụ khi dùng Amiodarone
Biểu hiện trên mắt: Vi tích tụ giác mạc, phát hiện gần đây ở người lớn, thường ở vị trí vùng dưới đồng tử và không phải chống chỉ định trong điều trị. Một số rất ít trường hợp, có thể kết hợp với cảm giác quầng sáng màu chói mắt hay sương mù.
Chất tích tụ ở giác mạc bao gồm các chất lipid phức hợp có thể hồi phục sau khi ngưng điều trị. Một số ít trường hợp bị bệnh thần kinh mắt (viêm thần kinh mắt) nhìn mờ và giảm thị lực và phù mí mắt đã được báo cáo. Ðiều này có thể dẫn đến giảm ít nhiều thị lực. Mối liên quan với amiodarone gần đây chưa được thiết lập. Tuy nhiên, nên tạm ngưng điều trị nếu không tìm ra các nguyên nhân khác.
Biểu hiện ở da: Nhạy cảm với ánh sáng. Khuyên các bệnh nhân không nên tiếp xúc với ánh nắng (nói chung là tia tử ngoại) trong lúc điều trị.
Các trường hợp bị hồng ban đã được báo các lúc xạ trị.
Các trường hợp nổi mẩn da, thường tương đối không đặc hiệu, và một số rất ít trường hợp bị viêm da tróc vảy đã được báo cáo, tuy sự liên quan với thuốc chưa được thiết lập rõ.
Tình trạng da bị sạm màu do sắc tố rất ít khi xảy ra với liều cao hàng ngày khi dùng lâu dài; sắc tố biến mất chậm sau khi ngưng điều trị (10-24 tháng).
Biểu hiện ở tuyến giáp:
– Không có dấu hiệu lâm sàng nào của xáo trộn chức năng tuyến giáp. Sự “tách biệt” chỉ số hormon tuyến giáp trong máu (tăng T4, còn T3 bình thường hay giảm nhẹ) không chứng tỏ cần ngưng điều trị.
– Nhược giáp dựa trên các hình ảnh điển hình: tăng cân, thẩn thờ và buồn ngủ; tăng rõ TSH là biểu hiện cho chẩn đoán. Tình trạng tuyến giáp tốt trở lại từ từ sau một thời gian ngưng điều trị từ 1 đến 3 tháng. Không cần phải ngưng điều trị amiodarone, có thể kết hợp tiếp theo một liệu pháp đối kháng thay thế bằng L-thyroxin, dùng TSH như là hướng dẫn cho liều lượng dùng.
– Cường giáp thường bị bỏ qua nhiều hơn: với ít triệu chứng (sụt cân nhẹ không rõ nguyên nhân, giảm hiệu quả thuốc chống đau thắt ngực và/hoặc thuốc chống loạn nhịp); Các thể tâm thần ở người già thậm chí nhiễm độc tuyến giáp. Sự chẩn đoán có thể được xác định bởi sự giảm TSH siêu nhạy.
Ðiều cơ bản là ngưng amiodarone: dấu hiệu lâm sàng sẽ hồi phục trong 3-4 tuần. Các trường hợp nặng, có thể gây tử vong cho bệnh nhân, cần phải cấp cứu xử lý thích hợp ở bệnh viện. Nếu nhiễm độc tuyến giáp xảy ra do dùng thuốc hay vì tác động của nó trên tình trạng cơ tim dễ tổn thương, phải dùng liệu pháp corticosteroid liều cao (1mg/kg) trong một thời gian đủ dài (3 tháng) vì hiệu quả các thuốc kháng giáp tổng hợp không bền.
Nhiều trường hợp cường giáp đã được báo cáo nhiều tháng sau khi ngưng amiodarone.
Biểu hiện trên phổi:
Các trường hợp viêm phổi kẽ hay phế nang lan tỏa hay bệnh phế quản phổi tắc nghẽn đã được báo cáo.
Nếu bị khó thở gắng sức, đơn độc hay kết hợp với thay đổi tình trạng toàn thân (mệt mỏi, sụt cân, sốt cao), cần chụp X quang phổi kiểm tra và nếu có thể nên ngừng thuốc. Các thể viêm này có thể dẫn đến xơ phổi.
Các vấn đề trên có thể giải quyết được nếu ngưng amiodarone sớm, dùng hoặc không dùng liệu pháp corticosteroid. Các dấu hiệu lâm sàng thường biến mất trong 3-4 tuần, sự cải thiện ảnh X quang và chức năng xảy ra chậm hơn (vài tháng).
Một số ít trường hợp tràn dịch màng phổi, thường liên kết với viêm phổi kẽ và một số trường hợp co thắt phế quản cũng đã được báo. Một số ít trường hợp hội chứng suy hô hấp cấp cũng được báo cáo, thường là sau khi phẫu thuật (có thể là do tương tác với oxygen liều cao đã được dùng lúc gây mê).
Biểu hiện thần kinh: Thường hiếm.
– Bệnh lý thần kinh vận động và cảm giác ngoại biên và/hoặc bệnh lý cơ, thường hồi phục sau khi ngưng điều trị.
– Một số vấn đề khác đã được báo cáo như: rung ngoại tháp, mất điều hòa tiểu não, tăng áp lực nội sọ lành tính, ác mộng.
Biểu hiện ở gan:
Một số trường hợp bệnh gan đã được báo cáo, có thể được chẩn đoán qua tăng mức transaminase trong máu.
– Tăng transaminase đơn thuần và thường nhẹ (1,5-3 lần hơn giới hạn bình thường) và sẽ khỏi sau khi giảm liều, hay thậm chí tự khỏi.
– Rất hiếm bệnh gan cấp (vài trường hợp riêng lẻ) tăng nồng độ transaminase trong máu và/hoặc vàng da, đôi khi gây tử vong và cần phải ngưng thuốc.
– Một ít trường hợp bệnh gan mãn khi điều trị kéo dài, mô học giống với viêm gan do rượu. Các tính chất nhẹ lâm sàng và cận lâm sàng (gan to, tăng transaminase giữa 1,5-5 lần bình thường) làm cần theo dõi đều đặn chức năng gan. Tăng transaminase máu dù ít, hình thành sau khi điều trị hơn 6 tháng nên đề nghị chẩn đoán bệnh gan mãn tính. Các bất thường về lâm sàng và cận lâm sàng thường được giải quyết sau khi ngưng thuốc. Một số ít trường hợp tổn thương không hồi phục đã được báo cáo.
Các hiệu ứng trên tim:
– Nhịp tim chậm, thường trung bình và phụ thuộc liều. Một số trường hợp (rối loạn chức năng nút xoang, người già), nhịp tim chậm nặng và ít khi có ngưng xoang được báo cáo.
– Hiếm: rối loạn dẫn truyền (bloc xoang nhĩ) nhiều mức độ của bloc nhĩ thất.
– Tác dụng gây loạn nhịp thường nhẹ và ít hơn các thuốc chống loạn nhịp khác. Thường xảy ra khi điều trị kết hợp hay rối loạn điện giải.
Các hiệu ứng khác:
– Các vấn đề tiêu hóa lành tính (buồn nôn, nôn mửa, thay đổi khẩu vị) thường xảy ra ở liều tấn công cao và sẽ khỏi khi giảm liều. Một số ít trường hợp bị viêm mào tinh. Mối liên quan đến thuốc chưa được xác lập. Một số ít trường hợp rụng tóc được báo cáo.
Một số ít trường hợp các biệt của các biểu hiện được nhận thấy ở bối cảnh tăng mẫn cảm: viêm mạch máu, rối loạn chứng năng thận do tăng nhẹ creatinin, giảm tiểu cầu.
Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Amiodarone
Thận trọng và lưu ý
Những lưu ý và thận trọng trước khi dùng thuốc Amiodarone
Chú ý đề phòng:
Trước khi bắt đầu điều trị phải làm điện tâm đồ:
– Sự chậm nhịp ở người lớn tuổi cần được chú ý hơn.
– Dưới tác dụng của amiodarone, điện tâm đồ bị thay đổi. Sự biến đổi “cordarone” bao gồm: tăng khoảng QT, tức kéo dài sự tái cực, có thể xuất hiện sóng U, đây là dấu hiệu thấm thuốc, không phải dấu hiệu ngộ độc.
– Phải ngừng điều trị nếu có bloc nhĩ thất độ 2 và 3, bloc xoang nhĩ hay bloc 2 nhánh khi điều trị. Tăng cường theo dõi trong trường hợp có bloc nhĩ thất độ 1.
– Vì có chứa iod trong phân tử có thể gây ra các kết quả giả tạo trong một số thử nghiệm tuyến giáp (sự tiêu thụ iod phóng xạ PBI), tuy nhiên cần thực hiện đánh giá chức năng tuyến giáp (T3, T4, TSHus).
– Kết hợp sử dụng với chất ức chế beta ngoại trừ sotalol (chống chỉ định kết hợp) và esmolol, verapamil, diltiazem chỉ nên nghĩ đến để ngăn ngừa loạn nhịp thất đe dọa tính mạng.
– Vì thuốc có chứa lactose nên chống chỉ định cho bệnh nhân bị bệnh tăng galactose huyết bẩm sinh, hội chứng khó hấp thu đường glucose và hay suy giảm lactase.
Thận trọng lúc dùng:
– Rối loạn điện giải, đặc biệt là giảm kali máu: điều này quan trọng và cần phải cân nhắc trong tình trạng cơ thể bị giảm kali máu, vì có thể làm tăng sự hình thành các hiệu ứng tiền loạn nhịp. Giảm kali máu cần được điều chỉnh trước khi dùng amiodarone.
– Các tác dụng phụ liệt kê dưới đây thường liên quan đến việc dùng liều tấn công quá cao; các tác dụng phụ này có thể tránh được và giảm bớt đến mức thấp nhất bằng cách thiết lập một liều duy trì nhỏ nhất.
Cần khuyên bệnh nhân không nên tiếp xúc với ánh nắng hay phải tự che chắn bảo vệ trong lúc điều trị.
– Amiodarone có thể gây bất thường tuyến giáp. Cần phải đo TSH cho tất cả bệnh nhân trước khi điều trị và đo định kỳ trong lúc điều trị, thí dụ mỗi 6 tháng và vài tháng sau khi ngưng điều trị.
– Cần phải đo TSH khi có nghi ngờ rối loạn chức năng tuyến giáp.
– Theo dõi đều đặn chức năng gan (transaminase) sẽ giúp phát hiện sớm bệnh gan gây bởi amiodarone.
– Gây mê:
Ðiều trị bằng amiodarone lâu dài có thể làm gia tăng các tác dụng phụ về nguy cơ huyết động với các chất gây mê toàn thân hay tại chỗ, đặc biệt với các chất có tác dụng làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp, làm giảm lưu lượng tim và rối loạn dẫn truyền.
Hơn nữa, một số trường hợp gây hô hấp cấp ngay sau khi phẫu thuật đã được báo cáo nơi bệnh nhân có dùng amiodarone, do đó vẫn theo dõi sát trong lúc thông khí nhân tạo cho các bệnh nhân này.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Lúc có thai:
Nghiên cứu trên súc vật không thấy có tác dụng gây quái thai. Tác dụng gây dị dạng có thể không có ở người nếu không gây quái thai nơi súc vật. Cho đến nay, các chất gây dị dạng cho người đã được chứng tỏ sẽ gây quái thai nơi súc vật, trong khi thực hiện các nghiên cứu chính xác giữa hai loài.
Chưa có đủ dữ liệu trên thực hiện lâm sàng để đánh giá các khả năng gây dị dạng của amiodarone khi sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Tuyến giáp của thai nhi bắt đầu gắn iod từ tuần thứ 14 của thai kỳ. Không có hậu quả gì trên tuyến giáp thai nhi do điều trị thuốc trước thời gian này.
Tăng nồng độ iod do dùng thuốc sau thời hạn này có thể gây suy giáp (bướu) thai nhi trên xét nghiệm hay thậm chí trên lâm sàng.
Do đó thuốc này chống chỉ định cho phụ nữ có thai bắt đầu từ quý thứ 2.
Lúc nuôi con bú:
Amiodarone và chất chuyển hóa, cùng với iod, đi vào sữa với nồng độ cao hơn trong huyết thanh người mẹ. Do nguy cơ gây nhược giáp nơi trẻ con nên chống chỉ định trong thời kỳ cho con bú khi điều trị bằng thuốc này.
Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Amiodarone: người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày.
Lưu ý thời kỳ mang thai
Bà bầu mang thai uống thuốc Amiodarone được không?
Luôn cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.
Lưu ý thời kỳ cho con bú
Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ cho mẹ và em bé.
Tương tác thuốc
Thuốc Amiodarone có thể tương tác với những thuốc nào?
Chống chỉ định phối hợp
Các thuốc gây hiện tượng xoắn đỉnh, do làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất, đặc biệt là xoắn đỉnh.
Bao gồm:
– Thuốc điều trị loạn nhịp nhóm Ia (quinidin, hydroquinidin, disopyramid…).
– Thuốc điều trị loạn nhịp nhóm III (sotalol, dofetilid, ibutilid).
– Một số thuốc an thần (thioridazin, chlorpromazin, levomepromazin, trifluoperazin, cyamemazin, sulpirid, amisulprid, tiaprid, pimozid, haloperidol, droperidol…
– Một vài thuốc khác như: bepridil, cisaprid, diphemanil, erythromycin IV, mizolastin, sparfloxacin, vincamin IV…
Không nên phối hợp:
– Diltiazem tiêm: Nguy cơ bị nhịp chậm và bloc nhĩ thất. Nếu cần thiết phải phối hợp thì phải có sự giám sát liên tục lâm sàng và điện tim.
– Halofantrine, pentamidine: Tăng nguy cơ loạn nhịp thất, đặc biệt xoắn đỉnh. Nếu có thể nên ngưng các thuốc không chống nhiễm khuẩn mà có thể gây xoắn đỉnh. Nếu sự kết hợp không thể tránh được, cần đo QT trước và theo dõi giám sát điện tâm đồ.
Thận trọng khi phối hợp:
– Thuốc chống đông đường uống: Ðối với acenocoumarol và warfarin làm tăng hiệu quả của thuốc chống đông loại uống và nguy cơ chảy máu. Cần phải đo thường xuyên hơn lượng prothrombin và theo dõi INR.
Ðiều chỉnh liều dùng thuốc chống đông uống trong lúc điều trị với amiodarone và sau khi ngưng điều trị với amiodarone.
– Ciclosporin: Làm tăng nồng độ của ciclosporin do giảm chuyển hoá ở gan với nguy cơ độc thận. Phải giảm liều ciclosporin và theo dõi chức năng thận. Ðo nồng độ ciclosporin trong huyết tương và điều chỉnh liều dùng trong lúc điều trị với amiodarone và sau khi ngưng điều trị với amiodarone.
– Các glucoside trợ tim (digoxin, digitoxin…): Ức chế nhịp nội sinh (nhịp quá chậm) và dẫn truyền nhĩ thất bất thường. Vì digoxin có thể tăng nồng độ trong máu do giảm thanh thải digoxin. Theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ và tốt nhất nên thử nồng độ digoxin trong máu và điều chỉnh liều digoxin.
– Các thuốc gây nhịp chậm (chất ức chế Ca: diltiazem uống, verapamil; chất ức chế beta; clonidin; guanfacin): Tăng nguy cơ rối loạn nhịp thất, đặc biệt là xoắn đỉnh. Cần theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ.
– Các thuốc gây hạ kali máu (thuốc lợi tiểu hạ kali, thuốc nhuận tràng loại kích thích, amphotericin B đường tĩnh mạch, các glucocorticoid, tetracosactide): Tăng nguy cơ loạn nhịp thất, đặc biệt là xoắn đỉnh. Ðiều chỉnh mọi sự giảm kali máu trước khi điều trị và thực hiện việc theo dõi lâm sàng, điện giải và điện tâm đồ.
– Phenytoin: Làm tăng nồng độ phenytoin trong huyết tương, với các triệu chứng quá liều, đặc biệt về thần kinh (do giảm sự chuyển hóa phenytoin ở gan). Theo dõi lâm sàng và giảm liều phenytoin lập tức khi có dấu hiệu quá liều xuất hiện. Cần áp dụng việc theo dõi nồng độ phenytoin trong máu.
– Các thuốc kháng cholinesterase (tacrin, rivastigmin, donezepil): Nguy cơ nhịp chậm quá mức (tăng hiệu ứng tiền nhịp chậm). Theo dõi lâm sàng đều đặn.
Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Amiodarone nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.
Tương tác thuốc Amiodarone với thực phẩm, đồ uống
Cân nhắc sử dụng chung thuốc Amiodarone với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
Dược lý và cơ chế
Tương tác của thuốc Amiodarone với các hệ sinh học
Amiodaron là thuốc chống loạn nhịp.
Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.
Dược động học
Tác động của cơ thể đến thuốc Amiodarone
Amiodarone là một hợp chất chuyển hoá chậm có ái lực cao với mô.
Tác dụng sinh học sau khi uống thay đổi tùy từng cá nhân, từ 30-80% (trung bình 50%). Nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 1 liều đơn đạt được sau 3-7 giờ. Có hoạt tính trị liệu trung bình sau 1 tuần (từ vài ngày đến 2 tuần).
Thời gian bán hủy amiodarone dài và thay đổi nhiều tùy các cá nhân (20-100 ngày). Trong các ngày đầu điều trị, thuốc tích lũy nhiều ở các mô trong cơ thể, nhất là mô mỡ. Sự đào thải xuất hiện trong vài ngày và cân bằng vào/ra đạt được ổn định sau 1 thời gian từ 1 đến vài tháng tùy từng cá nhân.
Các đặc tính này chứng tỏ cần tính toán liều đầu tiên sao cho thuốc thấm vào mô nhanh, cần thiết cho tác dụng trị liệu.
Một số iod tách khỏi hợp chất và tìm thấy ở nước tiểu dưới dạng muối iodide. Ở liều 200mg amiodarone/ngày, tìm thấy 6mg/24 giờ. Do đó, đa phần iod còn lại được thải qua phân sau khi qua gan.
Sự thải qua nước tiểu không đáng kể cho phép sử dụng thuốc với liều bình thường cho những bệnh nhân suy thận.
Sự thanh thải tiếp tục nhiều tháng sau khi ngưng thuốc. Nên lưu ý đến việc hoạt tính thuốc vẫn còn từ 10 ngày đến 1 tháng sau khi ngưng điều trị.
Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý...)
Bảo quản
Nên bảo quản thuốc Amiodarone như thế nào?
Để trong bao bì kín, ở chỗ mát,tránh ánh sáng và ẩm.Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Amiodarone. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.