Thuốc Insulin

Insulin là thuốc gì? Hướng dẫn sử dụng

Thuốc Insulin là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Bảo quản | Dược lý | Dược động học

Thuốc Insulin là gì? Tác dụng thuốc Insulin, cách dùng, liều dùng, công dụng? Hướng dẫn sử dụng thuốc Insulin bao gồm chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ và các lưu ý khi dùng thuốc Insulin. Thông tin dưới đây được biên tập và tổng hợp từ Dược thư quốc gia Việt Nam - Bộ Y tế mới nhất, Thuốc biệt dược và các nguồn uy tín khác.

Nếu bạn là chuyên gia, tham khảo thông tin Insulin trong Dược thư Quốc gia Tại đây

Insulin là thuốc gì?

Thuốc Insulin là Hocmon, Nội tiết tố. Thuốc Insulin chứa thành phần Insulin và được đóng gói dưới dạng HUMULIN® 70/30, HUMULIN® N, HUMULIN® R, INSUNOVA® - G, INSUNOVA® - G, Scilin M 30 (30/70)

   
Thuốc gốc Thuốc Insulin ®
Nhóm thuốc Hocmon, Nội tiết tố
Thành phần Insulin
Dạng thuốc HUMULIN® 70/30, HUMULIN® N, HUMULIN® R, INSUNOVA® - G, INSUNOVA® - G, Scilin M 30 (30/70)
Tên biệt dược Insulin human
Biệt dược mới Mixtard 30 HM; Scilin M 30 (30/70); Scilin R

Dạng thuốc và hàm lượng

Những dạng và hàm lượng thuốc Insulin

Thuốc Insulin: HUMULIN® 70/30, HUMULIN® N, HUMULIN® R, INSUNOVA® - G, INSUNOVA® - G, Scilin M 30 (30/70)

Chỉ định

Đối tượng sử dụng thuốc Insulin

Ðiều trị bệnh đái tháo đường týp I ( đái tháo đường phụ thuộc insulin ).
Điều trị đái tháo đường týp II khi các thuốc chống đái tháo đường tổng hợp không còn hiệu quả.
Thuốc được chỉ định để ổn định bệnh đái tháo đường ban đầu và đặc biệt dùng cho những trường hợp cấp cứu của bệnh đái tháo đường.

Trẻ em gầy yếu, kém ăn, suy dinh dưỡng, nôn nhiều và rối loạn chuyển hoá đường( thường truyền glucose kết hợp với insulin).
Gây cơn shock insulin để điều trị bệnh tâm thần( tạo cơn hạ glucose huyết đột ngột và mạnh).

Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định(công dụng, chức năng cho đối tượng nào) ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Insulin hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng Insulin

Liều lượng thay đổi tùy theo từng cá nhân và do bác sĩ quyết định phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Bệnh nhân đái tháo đường không nên ngưng điều trị insulin trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nhu cầu insulin trung bình hàng ngày trong điều trị bệnh đái tháo đường thay đổi từ 0,5 cho đến trên 1,0 UI/kg cân nặng, phụ thuộc vào mỗi bệnh nhân. Ở những bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát chuyển hóa tốt sẽ làm chậm lại quá trình xuất hiện và tiến triển các biến chứng của đái tháo đường giai đoạn muộn. Vì vậy, kiểm soát chuyển hóa tốt bao gồm theo dõi glucose, được khuyến khích.

Ở những bệnh nhân lớn tuổi, mục đích chủ yếu của điều trị là làm giảm triệu chứng và tránh tình trạng hạ đường huyết.
Thuốc thường được tiêm dưới da vào thành bụng, vùng đùi, vùng mông hoặc vùng cơ delta cũng có thể được dùng.

Tiêm dưới da vào thành bụng bảo đảm sự hấp thu nhanh hơn so với những vị trí tiêm khác.
Tiêm vào nếp gấp da được véo lên để làm giảm thiểu khả năng tiêm vào cơ.

Chỉ có dung dịch tiêm insulin người là được tiêm tĩnh mạch nhưng chỉ do bác sĩ thực hiện.
Sau khi tiêm, nên giữ kim dưới da ít nhất 6 giây. Giữ chặt nút đẩy cho đến khi rút kim khỏi da. Ðiều này bảo đảm thuốc đã vào hết và hạn chế khả năng máu hay các dịch khác trong cơ thể chảy vào kim hay vào ống insulin.

Nên thay đổi vị trí tiêm trong vùng tiêm để tránh sự loạn dưỡng mỡ. Ðể tránh nguy cơ lây bệnh, mỗi ống tiêm chỉ sử dụng cho một người.

Thuốc tác dụng nhanh và thường được dùng kết hợp với insulin tác dụng vừa hay insulin tác dụng kéo dài.
Việc tiêm insulin nên được thực hiện 30 phút trước bữa ăn chính hay bữa ăn phụ có carbohydrate.

Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Insulin ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.

Quá liều, quên liều và xử trí

Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Insulin

Không có sự xác định rõ về quá liều đối với insulin. Tuy nhiên hạ đường huyết có thể phát triển qua các giai đoạn liên tiếp sau:

– Giai đoạn hạ đường huyết nhẹ, có thể được điều trị bằng cách ăn đường glucose hay thức ăn có đường. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường được khuyên luôn luôn mang theo người vài viên đường, kẹo, bánh biscuits hay nước trái cây có đường.

– Giai đoạn hạ đường huyết nặng, khi bệnh nhân bị bất tỉnh có thể được điều trị bằng glucagon (0,5 đến 1mg) (GlucaGen HypoKit) và nhờ một người đã được hướng dẫn tiêm bắp hay tiêm dưới da hoặc nhờ nhân viên y tế truyền glucose bằng đường tĩnh mạch. Glucose phải được truyền nếu bệnh nhân không đáp ứng với Glucagon trong vòng 10-15 phút.
Khi bệnh nhân tỉnh lại cần cho dùng thức ăn có chứa carbohydrate để tránh hôn mê trở lại.

Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Insulin cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường.

Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều

Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Insulin có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị

Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Insulin

Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc Insulin sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Chống chỉ định

Những trường hợp không được dùng thuốc Insulin

Hạ đường huyết.
Quá mẫn cảm với insulin người hay bất kỳ tá dược nào của thuốc.

Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Insulin phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.

Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ khi dùng Insulin

Hạ đường huyết là một tác dụng không mong muốn thường xảy ra trong điều trị bằng insulin. Những triệu chứng của hạ đường huyết thường xuất hiện đột ngột, bao gồm đổ mồ hôi, da xanh và lạnh, bồn chồn, run, cảm giác lo âu, mệt mỏi bất thường, hay nhầm lẫn, khó tập trung, lơ mơ, đói dữ dội, giảm thị lực tạm thời, nhức đầu, buồn nôn và đánh trống ngực.

Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến bất tỉnh và có thể làm suy chức năng não tạm thời hay vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong.

Phù và bất thường về khúc xạ có thể xảy ra khi bắt đầu dùng liệu pháp insulin. Những triệu chứng này thường thoáng qua. Các phản ứng quá mẫn cảm tại chỗ (đỏ, sưng và ngứa ở chỗ tiêm) có thể có trong khi điều trị với insulin.

Những phản ứng này thường thoáng qua và biến mất khi tiếp tục điều trị. Các phản ứng quá mẫn cảm toàn thân thỉnh thoảng xuất hiện. Những phản ứng này nghiêm trọng hơn và có thể gây phát ban toàn thân, ngứa, đổ mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, phù mạch thần kinh, khó thở, đánh trống ngực và hạ huyết áp.

Những phản ứng quá mẫn cảm toàn thân rất dễ đe dọa tính mạng.
Loạn dưỡng mỡ có thể thấy ở chỗ tiêm do không thay đổi vị trí trong vùng tiêm.

Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Insulin

Thận trọng và lưu ý

Những lưu ý và thận trọng trước khi dùng thuốc Insulin

Liều insulin không thích hợp hoặc điều trị không liên tục, đặc biệt ở bệnh đái tháo đường type 1, có thể dẫn đến tăng đường huyết và nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

Triệu chứng đầu tiên của tăng đường huyết thường xuất hiện từ từ, kéo dài nhiều giờ hay nhiều ngày. Những triệu chứng này bao gồm khát, tiểu nhiều, buồn nôn, nôn, lơ mơ, da khô và đỏ, khô miệng, mất ngon miệng, hơi thở có mùi aceton.Ở bệnh đái tháo đường type 1, tăng đường huyết không được điều trị cuối cùng sẽ dẫn đến nhiễm toan ceton do đái tháo đường, rất dễ dẫn đến tử vong.

Bệnh đi kèm, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng và sốt nhẹ, thường làm tăng nhu cầu insulin của bệnh nhân.

Suy thận hoặc suy gan có thể làm giảm nhu cầu insulin.
Việc điều chỉnh liều cũng cần thiết nếu bệnh nhân tăng hoạt động thể lực hay thay đổi chế độ ăn hàng ngày.

Khi chuyển bệnh nhân sang sử dụng loại insulin khác hay sang nhãn hiệu insulin khác tuyệt đối cần sự hướng dẫn của bác sĩ. Những thay đổi về nồng độ, nhãn hiệu (nhà sản xuất), loại (insulin tác động nhanh, insulin tác dụng vừa, insulin tác dụng kéo dài…), chủng loại (insulin động vật, insulin người) và/hay phương pháp sản xuất (tái kết hợp ADN so với insulin nguồn gốc động vật) có thể dẫn đến sự cần thiết thay đổi liều dùng.

Bệnh nhân chuyển sang dùng thuốc này có thể cần thay đổi liều insulin thường dùng. Nếu việc điều chỉnh là cần thiết, điều này có thể thực hiện ở liều đầu tiên hoặc trong vài tuần đầu hoặc vài tháng đầu.

Một số bệnh nhân từng có phản ứng hạ đường huyết sau khi chuyển từ insulin nguồn gốc động vật sang insulin người đã ghi nhận rằng những triệu chứng báo hiệu sớm của hạ đường huyết ít mạnh bằng hoặc khác với những triệu chứng hạ đường huyết khi dùng loại insulin trước đây.

Các bệnh nhân có mức glucose huyết cải thiện rõ, ví dụ do liệu pháp insulin tích cực, có thể có sự thay đổi những triệu chứng báo trước thường gặp của hạ đường huyết và những bệnh nhân này nên được bác sĩ thông báo trước.

Do nguy cơ kết tủa trong một số ống thông bơm insulin, không nên dùng thuốc trong bơm insulin để truyền insulin dưới da liên tục (CSII).

Tác động trên khả năng lái xe và sử dụng máy móc:
Khả năng tập trung và phản ứng của bệnh nhân có thể bị suy giảm do kết quả của hạ đường huyết. Việc hạ đường huyết này có thể gây ra nguy hiểm trong những tình huống mà những khả năng này có tầm quan trọng đặc biệt (ví dụ đang lái xe hay đang vận hành máy móc).

Bệnh nhân phải được nhắc nhở để thận trọng tránh tình trạng hạ đường huyết trong khi lái xe.
Ðiều này rất quan trọng ở những bệnh nhân bị giảm hay không nhận biết những dấu hiệu báo trước của hạ đường huyết hoặc ở những người thường có các giai đoạn hạ đường huyết. Cần phải thận trọng khi lái xe trong những trường hợp này.

LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Không có sự hạn chế về việc điều trị đái tháo đường bằng insulin trong thời kỳ mang thai vì insulin không qua hàng rào nhau thai. Sự kiểm soát tích cực khi điều trị những phụ nữ có thai bị đái tháo đường được khuyến khích trong suốt quá trình mang thai và khi dự định có thai.

Nhu cầu về insulin thường giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ và sẽ tăng dần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

Sau khi sinh, nhu cầu insulin nhanh chóng trở lại mức độ như trước khi có thai.
Không có sự hạn chế về việc điều trị bệnh đái tháo đường bằng insulin trong thời gian cho con bú vì insulin điều trị cho bà mẹ đang nuôi con không gây hại cho em bé. Tuy nhiên, liều insulin có thể cần giảm đi.

Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Insulin: người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Bà bầu mang thai uống thuốc Insulin được không?

Luôn cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ cho mẹ và em bé.

Tương tác thuốc

Thuốc Insulin có thể tương tác với những thuốc nào?

Những chất sau đây có thể làm giảm nhu cầu insulin:
Các tác nhân gây hạ đường huyết dạng uống (OHA), octreotide, chất ức chế men monoamine oxidase (IMAO), tác nhân chẹn beta không chọn lọc, chất ức chế men chuyển angiotensin (ACE), salicylate, rượu và steroid đồng hóa.

Những chất sau đây có thể làm tăng nhu cầu insulin:
Thuốc ngừa thai uống, thiazide, glucocorticoid, hormon tuyến giáp, chất giống giao cảm, danazol.
Các tác nhân chẹn beta có thể che lấp các triệu chứng của hạ đường huyết.

Rượu có thể tăng cường và kéo dài tác dụng hạ đường huyết của insulin.
Insulin nói chung chỉ nên được dùng chung với những hợp chất được xem là tương hợp. Những thuốc khác khi trộn vào dung dịch insulin có thể gây ra sự phân giải insulin, ví dụ nếu thuốc có chứa thiol hay sulphite.

Khi trộn Actrapid HM với dịch truyền, một lượng insulin không lường trước bị hấp thu bởi dụng cụ truyền. Vì vậy, theo dõi glucose huyết của bệnh nhân trong suốt thời gian truyền được khuyến khích.

Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Insulin nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.

Tương tác thuốc Insulin với thực phẩm, đồ uống

Cân nhắc sử dụng chung thuốc Insulin với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Dược lý và cơ chế

Tương tác của thuốc Insulin với các hệ sinh học

Hiệu quả làm giảm glucose huyết của insulin là do làm quá trình hấp thu glucose dễ dàng theo sau sự gắn kết insulin vào các thụ thể trên tế bào cơ và tế bào mỡ, đồng thời ức chế sản xuất glucose từ gan.

Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.

Dược động học

Tác động của cơ thể đến thuốc Insulin

– Hấp thu: Khi uống insulin bị thuỷ phân ở đường tiêu hoá làm mất tác dụng. Dùng đường tiêm bắp hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da. Trong máu, insulin có thời gian bán hủy vài phút. Do vậy, thời gian tác động của một chế phẩm insulin được xác định chỉ do đặc tính hấp thu của nó.

Quá trình này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố (ví dụ liều insulin, đường tiêm và nơi tiêm), các yếu tố này giải thích sự khác biệt đáng kể trong cùng một bệnh nhân và giữa các bệnh nhân khác nhau.

Thời gian tác động trung bình sau khi tiêm dưới da:
Bắt đầu: trong vòng nửa giờ.
Tác động tối đa: từ 1 đến 3 giờ.

Thời gian tác động kéo dài: khoảng 8 giờ.
– Chuyển hoá: Insulin chuyển hoá ở gan bằng phản ứng thuỷ phân dây nối peptid và cắt cầu disulfid làm mất hoạt tính.
– Thải trừ: insulin thải trừ qua đường nước tiểu.

Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý...)

Bảo quản

Nên bảo quản thuốc Insulin như thế nào?

Khi không sử dụng, thuốc nên bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2-8 độ C (không để quá gần ngăn đá).

Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Insulin. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.

Dược thư Quốc gia Việt Nam

Dưới đây trích dẫn là thông tin Thuốc Insulin từ Dược thư quốc gia Việt Nam mới nhất
  • Tên thuốc: INSULIN
  • Tên quốc tế: Insulin
  • Mã ATC: A10AB01 (người); A10AB02 (bò); A10AB03 (lợn); A10AB04 (lispro); A10AB05 (aspart); A10AB06 (glulisin); A10AC01 (người); A10AC02 (bò); A10AC03 (lợn); A10AC04 (lispro); A10AD01 (người), A10AD02 (bò), A10AD03 (lợn), A10AD04 (lispro), A10AE01 (người); A10AE02 (bò); A10AE03 (lợn); A10AE04 (glargin); A10AE05 (detemir), A10AF01 (người).
  • Phân loại: Hormon làm hạ glucose máu, hormon chống đái tháo đường, insulin.
  • Dạng thuốc: Đơn vị: Hiệu lực của insulin được chuẩn hóa theo khả năng làm giảm nồng độ glucose huyết của thỏ khỏe mạnh lúc đói như khi so sánh với chuẩn insulin đối chiếu USP. Hiệu lực được biểu hiện bằng đơn vị USP/ml.Một đơn vị insulin bò chứa 0,03891 mg theo tiêu chuẩn quốc tế lần 1 (1986).Một đơn vị insulin lợn chứa 0,03846 mg theo tiêu chuẩn quốc tế lần 1 (1986).Một đơn vị insulin người chứa 0,03846 mg theo tiêu chuẩn quốc tế lần 1 (1986).Các tá dược có trong các thành phẩm bán trên thị trường hiện nay có thể có một số tác dụng lâm sàng quan trọng đối với một số người, trước khi dùng, cần tham khảo kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất.Thuốc tác dụng nhanh: Bắt đầu tác dụng trong 0,17 - 0,33 giờ. Insulin Aspart: Thuốc sinh tổng hợp tương tự insulin người được điều chế bằng công nghệ tái tổ hợp DNA và Saccharomyces cerevisiae biến đổi gen.Dung dịch để tiêm dưới da: 100 đv/ml; ống chứa 300 đv. 1 ml dung dịch chứa 100 đv insulin aspart, tương đương 3,5 mg.Tá dược: glycerol, phenol, metacresol, clorid kẽm, dinatri phosphat dihydrat, natri clorid, acid hydrocloric (để điều chỉnh pH), natri hydroxyd (để điều chỉnh pH), nước vđ (vừa đủ) để pha tiêm.Insulin Glulisine: Dung dịch để tiêm dưới da (nước, trong, không màu) điều chế bằng công nghệ tái tổ hợp DNA trên E. coli: Lọ 1 000 đv; ống chứa 300 đv.1 ml chứa 100 đv tương đương với 3,49 mg.Tá dược: Metacresol, natri clorid, trometamol, polysorbat 20, acid hydrocloric đậm đặc, natri hydroxyd, nước vđ để pha tiêm.Insulin Lispro; dung dịch tiêm: 100 đvqt/ml, lọ 10 ml kèm theo 1 bơm tiêm thích hợp có chia độ tới 100 đơn vị. Ống 3 ml để dùng với một bút tiêm. Biệt dược: Humalog.Tá dược: metacresol (3,15 mg/ml), glycerol, dinatri phosphat heptahydrat, kẽm oxyd, nước vđ để pha tiêm; acid hydrocloric và natri hydroxyd để điều chỉnh pH tới 7,0; 7,8.Thuốc tác dụng ngắn: Bắt đầu tác dụng trong 0,5 - 1 giờ.Insulin Human (regular) (insulin người, thông thường) không chiết xuất từ tụy người mà sinh tổng hợp bằng công nghệ tái tổ hợp DNA trên các chủng E. coli hoặc Saccharomyces cerevisiae đã biến đổi gen. Insulin người có cấu trúc giống hệt insulin nội sinh tiết từ các tế bào beta của tuyến tụy. Mỗi mg insulin người có hiệu lực sinh học không dưới 27,5 đơn vị USP insulin người tính trên dạng khan. Dung dịch tiêm insulin người, loại thường (R) chứa 100 đv/ml, trong và không có màu. Mỗi 100 đv USP insulin người, loại thường(R) chứa 10 - 40 microgam kẽm. Biệt dược Novolin R chứa khoảng 7 microgam/ml clorid kẽm. Humulin R cũng chứa 1,4 - 1,8% glycerin, và 0,225 - 0,275% cresol và có pH 7 - 7,8. Novolin R chứa 16 mg/ml glycerin và 3 mg/ml metacresol và có pH 7,4;100 đv/ml. Lọ 10 ml hoặc ống đựng 3 ml.Thuốc tác dụng trung gian: Bắt đầu tác dụng từ 1 - 2 giờ. Isophan insulin người là một hỗn dịch vô khuẩn của tinh thể insulin kẽm và protamin sulfat trong nước để tiêm. Mỗi 100 đv USP isophan insulin người sinh tổng hợp (Humulin N) chứa 10 - 40 mg kẽm và 0,15 - 0,25% dibasic natri phosphat. Ngoàira còn chứa 1,4 - 1,8% glycerin, 0,15 - 0,175% cresol, và 0,05 -0,07% phenol, pH 7,1 - 7,4. Hỗn dịch để tiêm 100 đv/ml.Thuốc tác dụng chậm, kéo dài: Bắt đầu tác dụng 1 - 2 giờ và kéo dài đến 24 giờ.Insulin glargin: Insulin glargin là một thuốc sinh tổng hợp tương tự insulin người có tác dụng kéo dài, được điều chế bằng công nghệ tái tổ hợp DNA trên E. coli biến đổi gen và có cấu trúc khác với insulin người ở chỗ asparagin thay thế cho glycin ở vị trí 21 của chuỗi A và thêm 2 nhóm arginin vào điểm cuối C của chuỗi B. Dung dịch chỉ để tiêm dưới da: 100 đv/ml; Lọ 10 ml và ống 3 ml. 1 ml dung dịch chứa 100 đv tương đương 3,64 mg hoạt chất.Insulin detemir (nguồn gốc DNAr) là một thuốc sinh tổng hợp tương tự insulin người được điều chế bằng công nghệ tái tổ hợp DNA trên Saccharomyces cerevisiae biến đổi gen. Insulin detemirkhác về cấu trúc với insulin người ở chỗ mất threonin ở vị trí 30 trên chuỗi B và ở chỗ acyl hóa lysin ở vị trí 29 trên chuỗi B với acid myristic, một acid béo 14 C. Ống đựng hoặc bút tiêm chứa đầy trước 300 đv. 1 ml dung dịch chứa 100 đv insulin detemir tương đương 14,2 mg.
Xem chi tiết thông tin thuốc Insulin - Dược thư quốc gia (dành cho chuyên gia) Tại đây

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã tổng hợp các thông tin cần biết về thuốc Insulin từ Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất và các nguồn thông tin y khoa uy tín trên thế giới. Nội dung được tổng hợp và trình bày một cách dễ hiểu hy vọng bạn nắm bắt thông tin sử dụng thuốc Insulin một cách dễ dàng. Nội dung không thay thế tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và lời khuyên từ bác sĩ. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

https://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc/thuoc-goc537.aspx

thuốc Insulin là gì

cách dùng thuốc Insulin

tác dụng thuốc Insulin

công dụng thuốc Insulin

thuốc Insulin giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Insulin

giá bán thuốc Insulin

mua thuốc Insulin

Thuốc Insulin là thuốc gì?

Thuốc Insulin là Hocmon, Nội tiết tố. Thuốc Insulin chứa thành phần Insulin và được đóng gói dưới dạng HUMULIN® 70/30, HUMULIN® N, HUMULIN® R, INSUNOVA® - G, INSUNOVA® - G, Scilin M 30 (30/70) Xem chi tiết

Dạng thuốc và biệt dược Insulin?

Thuốc Insulin HUMULIN® 70/30, HUMULIN® N, HUMULIN® R, INSUNOVA® - G, INSUNOVA® - G, Scilin M 30 (30/70). Insulin human Mixtard 30 HM; Scilin M 30 (30/70); Scilin R Xem chi tiết

Thông tin thuốc Insulin?

Thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Insulin Xem hướng dẫn sử dụng

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here