Thuốc Methylprednisolone là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Bảo quản | Dược lý | Dược động học
Thuốc Methylprednisolone là gì? Tác dụng thuốc Methylprednisolone, cách dùng, liều dùng, công dụng? Hướng dẫn sử dụng thuốc Methylprednisolone bao gồm chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ và các lưu ý khi dùng thuốc Methylprednisolone. Thông tin dưới đây được biên tập và tổng hợp từ Dược thư quốc gia Việt Nam - Bộ Y tế mới nhất, Thuốc biệt dược và các nguồn uy tín khác.
Nếu bạn là chuyên gia, tham khảo thông tin Methylprednisolon trong Dược thư Quốc gia Tại đây
Methylprednisolone là thuốc gì?
Thuốc Methylprednisolone là Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Thuốc Methylprednisolone chứa thành phần Methylprednisolone và được đóng gói dưới dạng Medrol, Methylpredni solone sodium succinate, Methylprednisolon 16, Methylprednisolone, Methylprednisolone, Methylprednisolone
Thuốc gốc | Thuốc Methylprednisolone ® |
Nhóm thuốc | Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp |
Thành phần | Methylprednisolone |
Dạng thuốc | Medrol, Methylpredni solone sodium succinate, Methylprednisolon 16, Methylprednisolone, Methylprednisolone, Methylprednisolone |
Tên biệt dược | Methyl prednisolon |
Biệt dược mới | Methylprednisolone Human; Methylsolon 4mg |
Dạng thuốc và hàm lượng
Những dạng và hàm lượng thuốc Methylprednisolone
Thuốc Methylprednisolone: Medrol, Methylpredni solone sodium succinate, Methylprednisolon 16, Methylprednisolone, Methylprednisolone, MethylprednisoloneChỉ định
Đối tượng sử dụng thuốc Methylprednisolone
Chỉ nên xem việc điều trị với các glucocorticoid như là việc điều trị triệu chứng, ngoại trừ trường hợp rối loạn nội tiết tố mà các thuốc này được dùng như một điều trị thay thế.
Tiêm bắp:
Methylprednisolone acetate không thích hợp trong các bệnh cấp nguy hại đến tính mạng.
Nếu cần một tác động nội tiết tố với cường độ tối đa nhanh chóng, nên chỉ định tiêm tĩnh mạch methylprednisolone sodium succinate tan mạnh trong nước (Solu-Medrol).
Khi không thể dùng thuốc theo đường uống và chế phẩm có thể thích hợp cho việc điều trị, tiêm bắp thịt được chỉ định như sau:
Ðiều trị kháng viêm:
Bệnh khớp:
Ðiều trị hỗ trợ với một liệu pháp duy trì (giảm đau, liệu pháp vận động, vật lý trị liệu, vv) và điều trị trong một thời gian ngắn (để bệnh nhân vượt khỏi cơn cấp tính hoặc tình trạng tăng nặng của bệnh):
– Viêm khớp do vẩy nến.
– Viêm đốt sống do thấp.
Ðối với các chỉ định sau đây, thường hay dùng tại chỗ nếu có thể:
– Viêm xương khớp sau chấn thương.
– Viêm bao hoạt dịch hay viêm xương khớp.
– Viêm khớp dạng thấp, bao gồm viêm khớp trẻ em (các trường hợp đặc biệt cần phải sử dụng liệu pháp duy trì).
– Viêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp.
– Viêm mõm lồi cầu.
– Viêm bao gân cấp không đặc hiệu.
– Viêm khớp cấp do bệnh thống phong.
Bệnh tạo keo:
Dùng trong pha tăng bệnh trầm trọng hay trong liệu pháp duy trì trong những trường hợp đặc biệt của:
– Lupus (ban đỏ hệ thống).
– Viêm tim cấp do thấp.
– Viêm đa cơ.
Bệnh về da:
– Viêm da tấy (Pemphigus).
– Ban đỏ đa dạng cấp tính (hội chứng Steven-Johnson).
– Viêm da tróc vẩy.
– Viêm da bóng nước do Herpes.
– Viêm da tiết bả nhờn.
– Bệnh vẩy nến nặng.
– U sùi dạng nấm.
Các trạng thái dị ứng:
Kiểm soát các trạng thái dị ứng nặng hoặc khó trị đã thất bại với cách điều trị thông thường:
– Hen phế quản.
– Viêm da tiếp xúc.
– Viêm da dị ứng.
– Bệnh huyết thanh.
– Viêm mũi dị ứng.
– Dị ứng do dùng thuốc.
– Phản ứng dịch truyền.
– Phù thanh quản cấp tính không do nhiễm khuẩn.
Các bệnh về mắt:
Các tiến trình viêm và dị ứng cấp tính như:
– Zona mắt.
– Viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi.
– Viêm màng mạch võng mạc.
– Viêm màng mạch nho sau lan tỏa.
– Viêm thần kinh thị.
– Phản ứng nhạy cảm với thuốc.
– Viêm tiền phòng mắt.
– Viêm kết mạc dị ứng.
– Loét giác mạc dị ứng.
– Viêm giác mạc.
Bệnh hệ tiêu hóa:
Dùng để đưa bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch của bệnh trong:
– Viêm loét đại tràng.
– Bệnh Crohn.
Các tình trạng phù:
– Ðể giúp bài niệu và giảm protein niệu trong hội chứng thận hư vô căn, không kèm urê máu cao, hay hội chứng thận hư do lupus ban đỏ.
Bệnh của hệ hô hấp:
– Bệnh Sarcoid phổi.
– Ngộ độc berylli.
– Lao phổi cấp hay lan tỏa khi đã được sử dụng thuốc kháng lao.
– Hội chứng Loeffler không có khả năng dùng thuốc khác.
– Viêm phổi hít.
Ðiều trị các bệnh về huyêt học và ung thư:
Các bệnh về huyết học:
– Thiếu máu tán huyết mắc phải (tự miễn).
– Giảm tiểu cầu thứ phát ở người lớn.
– Giảm nguyên hồng cầu (thiếu máu RBC).
– Thiếu máu giảm sản bẩm sinh (dòng hồng cầu).
Bệnh ung thư:
Ðiều trị tạm thời trong:
– Bệnh bạch cầu và U lympho.
– Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em.
Các bệnh nội tiết:
– Suy vỏ thượng thận tiên phát hay thứ phát.
– Suy vỏ thượng thận cấp (hydrocortisone và cortisone là thuốc được ưu tiên chọn lựa). Những chất tương đồng tổng hợp có thể được dùng cùng với mineralocorticoid; ở trẻ em, sự cung cấp mineralocorticoid rất quan trọng.
– Tăng sản thượng thận bẩm sinh.
– Tăng calcium máu do ung thư.
– Viêm tuyến giáp không sinh mủ.
Tiêm vào bao hoạt dịch, túi hoạt dịch, quanh khớp hay mô mềm:
Methylprednisolone acetate được chỉ định như một trị liệu hỗ trợ trong những đợt trị liệu ngắn ngày:
– Viêm bao hoạt dịch của viêm xương khớp.
– Viêm khớp dạng thấp.
– Viêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp.
– Viêm khớp cấp do bệnh thống phong.
– Viêm mõm lồi cầu.
– Viêm bao gân cấp không đặc hiệu.
– Viêm xương khớp sau chấn thương.
Tiêm vào sang thương:
Methylprednisolone acetate được chỉ định để tiêm vào trong sang thương trong những bệnh sau:
– U sùi.
– Các sang thương viêm trong phì đại tại chỗ, thâm nhiễm: mãng lichen, mãng vẩy nến, u hạt vòng và viêm da-thần kinh.
– Rụng tóc từng vùng.
Methylprednisolone acetate cũng được sử dụng trong bướu bàng quang hay u hạch thần kinh.
Nhỏ giọt vào trực tràng:
– Viêm loét đại tràng.
Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định(công dụng, chức năng cho đối tượng nào) ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Methylprednisolone hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng Methylprednisolone
Tiêm bắp cho tác dụng toàn thân:
Liều tiêm bắp thay đổi tùy theo tình trạng bệnh đang điều trị. Khi muốn có tác dụng kéo dài, liều hàng tuần có thể được tính bằng cách nhân liều ống mỗi ngày với 7 thành một liều tiêm bắp cho một lần duy nhất.
Phải cho liều lượng tùy theo từng bệnh nhân tùy thuộc vào mức độ trầm trọng và tình trạng bệnh. Nói chung thời gian điều trị càng rút ngắn càng tốt. Cần thiết phải thăm khám cẩn thận. Phải giảm liều đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, nhưng liều phải được điều chỉnh theo mức độ của bệnh hơn là áp dụng sát theo những tỷ lệ qui định tính theo tuổi và thể trọng.
– Ở những bệnh nhân có hội chứng thượng thận sinh dục, tiêm bắp 40mg mỗi 2 tuần.
– Ðiều trị duy trì viêm khớp dạng thấp, tiêm bắp 40-120mg mỗi tuần.
– Ðiều trị những tổn thương da, tiêm bắp 40-120mg mỗi tuần, từ 1-4 tuần.
– Viêm da tiếp xúc mạn tính, tiêm lặp lại trong khoảng thời gian 5-10 ngày là cần thiết.
– Viêm da bã nhờn, tiêm bắp 80mg mỗi tuần.
– Trong hen phế quản, tiêm bắp 80-120mg, hiệu quả đạt được trong vòng 6-48 giờ và kéo dài vài ngày cho đến 2 tuần.
– Tương tự ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng, tiêm bắp 80-120mg có thể giảm những triệu chứng chảy mũi trong vòng 6 giờ và kéo dài trong vài ngày đến 3 tuần.
Nếu có những dấu hiệu của stress đi kèm theo bệnh đang được điều trị nên tăng liều.
Nếu cần có tác dụng hormone tối đa và nhanh chóng, nên tiêm tĩnh mạch methylprednisolone sodium succinate tan tốt trong nước.
Dùng tại chỗ cho tác dụng cục bộ:
Viêm túi hoạt dịch:
Liều lượng tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Linh tinh:
U hạch thần kinh, viêm gân, viêm mõm lồi cầu, liều thay đổi từ 4-30mg.
Sang thương da tại chỗ:
Liều lượng từ 20-60mg tiêm vào sang thương.
Dùng theo đường trực tràng:
Methylprednisolone acetate với các liều từ 40-120mg được dùng như dung dịch thụt giữ hay nhỏ giọt liên tục 3 đến 7 lần mỗi tuần trong 2 tuần hay nhiều hơn đã cho thấy là một trị liệu hỗ trợ hữu hiệu trong việc điều trị một vài trường hợp viêm đại tràng loét. Nhiều bệnh nhân có thể kiểm soát được tình trạng bệnh với 40mg Methylprednisolone acetate pha trong 30-300ml nước.
Dĩ nhiên, cũng có thể áp dụng các biện pháp trị liệu được chấp nhận khác.
Hướng dẫn sử dụng:
Các sản phẩm thuốc dùng theo đường tiêm nên được kiểm tra bằng mắt thường để tìm xem có cặn và có đổi màu hay không trước khi dùng. Cần theo chặt chẽ kỹ thuật tiệt trùng để tránh nhiễm trùng do sự điều trị.
Thuốc không thích hợp với đường tiêm tĩnh mạch hay tiêm trong vỏ não tủy và chỉ được dùng một lọ cho một lần. Sau khi dùng đủ liều lượng cần thiết, nên loại bỏ hỗn dịch còn dư.
Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm:
Lắc kỹ để có được một hỗn dịch đồng nhất.
– Mở nắp bên trên.
– Lắp kim tiệt trùng vào vị trí.
– Mở nắp bảo vệ kim ra.
Sau khi tiêm, bỏ bơm tiêm. Không được dùng lại bơm đã sử dụng.
Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Methylprednisolone ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.
Quá liều, quên liều và xử trí
Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Methylprednisolone
Không có hội chứng lâm sàng của quá liều cấp đối với methylprednisolone acetate.
Những liều lặp đi lặp lại thường xuyên (mỗi ngày hay vài lần mỗi tuần) trong một thời gian kéo dài có thể gây ra bệnh giống Cushing.
Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Methylprednisolone cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường.
Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều
Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Methylprednisolone có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị
Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Methylprednisolone
Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc Methylprednisolone sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.
Chống chỉ định
Những trường hợp không được dùng thuốc Methylprednisolone
Tuyệt đối:
– Nhiễm nấm toàn thân.
– Có quá mẫn đã biết với các thành phần nào của thuốc.
Tương đối:
– Các nhóm có nguy cơ đặc biệt: trẻ em, người bệnh tiểu đường, cao huyết áp và bệnh nhân có tiền sử tâm thần, một vài bệnh lây nhiễm như lao hay một vài bệnh do virus như herpes và zona đi kèm với các triệu chứng ở mắt nên được theo dõi cẩn thận và nên được điều trị trong khoảng thời gian càng ngắn càng tốt (xem phần Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng và Tác dụng ngoại ý).
Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Methylprednisolone phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.
Tác dụng phụ
Những tác dụng phụ khi dùng Methylprednisolone
Các tác dụng phụ của glucocorticoid như methylprednisolone là:
Tiêm bắp:
– Rối loạn nước và chất điện giải:
So với cortisone và hydrocortisone, các tác dụng mineralocorticoid hầu như ít hơn ở các dẫn xuất tổng hợp như methylprednisolone acetate.
Giữ nước.
Giữ natri.
Suy tim sung huyết trên các bệnh nhân nhạy cảm.
Mất kali.
Nhiễm kiềm giảm kali huyết.
Tăng huyết áp.
– Cơ xương:
Yếu cơ.
Bệnh cơ do dùng steroid.
Loãng xương.
Gãy cột sống có chèn ép.
Hoại tử vô khuẩn.
Gãy xương bệnh lý.
– Hệ tiêu hóa:
Loét dạ dày với khả năng thủng và xuất huyết.
Xuất huyết dạ dày.
Viêm tụy.
Viêm thực quản.
Thủng ruột.
Gia tăng trung bình và thoáng qua giá trị SGOT, SGPT và phosphatase kiềm nhưng không kèm theo triệu chứng lâm sàng.
– Da liễu:
Làm chậm lành vết thương.
Làm da mỏng manh dễ tổn thương.
Ðốm xuất huyết và bầm máu.
– Thần kinh:
Tăng áp lực nội sọ.
Giả u não.
Ðộng kinh.
Có thể xuất hiện những rối loạn tâm thần khi các glucocorticoid được dùng theo các mức độ từ sảng khoái, mất ngủ, cảm giác bay bổng lơ lửng, thay đổi tính tình và trầm cảm nặng cho đến các biểu hiện loạn tâm thần rõ rệt.
Chóng mặt.
– Nội tiết:
Rối loạn kinh nguyệt.
Phát triển trạng thái dạng Cushing.
Chậm tăng trưởng ở trẻ em.
Ức chế trục tuyến yên – thượng thận.
Giảm dung nạp carbohydrate.
Biểu hiện của tiểu đường tiềm ẩn.
Gia tăng nhu cầu insulin hay các tác nhân hạ đường huyết uống ở những bệnh nhân bị tiểu đường.
– Mắt:
Sự sử dụng glucocorticoid kéo dài có thể đưa đến đục thủy tinh thể dưới bao sau, glaucome với khả năng làm tổn hại dây thần kinh thị và có thể đưa đến sự nhiễm khuẩn mắt thứ phát do nấm hay virus. Nên cẩn thận khi sử dụng các glucocorticoid ở bệnh nhân bị Herpes simplex do có thể thủng giác mạc.
Tăng áp lực nội nhãn.
Lồi mắt.
– Chuyển hóa:
Cân bằng nitơ âm tính do dị hóa protein.
– Hệ miễn dịch:
Che những dấu hiệu nhiễm trùng.
Biểu hiện các nhiễm trùng tiềm ẩn.
Nhiễm trùng cơ hội.
Phản ứng quá mẫn bao gồm phản vệ.
Có thể làm giảm kết quả các test trên da.
Sử dụng tại chỗ:
Do sự tái hấp thu tại vị trí dùng thuốc vào hệ tuần hoàn, nên cẩn thận vì các phản ứng phụ nêu trên cũng có thể xảy ra.
Sự sử dụng tại chỗ còn có thể gây teo da hay teo dưới da.
Khi các tinh thể corticoid ở chân bị làm suy giảm phản ứng viêm, sự hiện diện của chúng có thể gây ra sự phân rả của các thành phần của tế bào và có những thay đổi sinh lý ở chất nền của mô liên kết. Các thay đổi hệ quả thỉnh thoảng xảy ra ở da hay dưới da có thể làm suy yếu da tại vị trí tiêm. Mức độ xảy ra phản ứng thay đổi tùy theo lượng corticoid được tiêm. Sự tái tạo thường được hoàn tất sau vài tháng hay sau khi tất cả các tinh thể corticoid đều được hấp thu.
Các phản ứng kèm theo sau có liên quan đến liệu pháp tiêm corticoid:
Các trường hợp hiếm của chứng mù mắt do tiêm vào trong sang thương quanh mặt và đầu.
Phản vệ hay phản ứng dị ứng.
Tăng sắc tố hay giảm sắc tố.
Teo da hay teo dưới da áp-xe vô khuẩn.
Nóng đỏ nơi tiêm sau khi tiêm vào bao hoạt dịch.
Bệnh khớp kiểu Charcot.
Nhiễm trùng tại vị trí tiêm do kỹ thuật không vô trùng.
Các phản ứng phụ do cách dùng thuốc không đúng theo khuyến cáo:
– Tiêm trong vỏ hay tiêm ngoài màng cứng: viêm màng nhện, viêm màng não, liệt nhẹ chi dưới/liệt hai chi dưới, rối loạn cảm quan, giảm hoạt động chức năng ruột/bàng quang, nhức đầu, động kinh.
– Tiêm trong mũi: các tổn thương tạm thời hay kéo dài nhìn thấy được bao gồm mủ; phản ứng dị ứng; viêm mũi.
– Mắt: suy yếu thị lực tạm thời hay kéo dài bao gồm mù, gia tăng áp lực nội nhãn, viêm mắt và viêm quanh mắt bao gồm các phản ứng dị ứng, nhiễm trùng, cặn bả hay kết vảy nơi viêm.
– Các vị trí khác (da đầu, amiđan, họng, hạch xương bướm-vòm miệng): mủ.
Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Methylprednisolone
Thận trọng và lưu ý
Những lưu ý và thận trọng trước khi dùng thuốc Methylprednisolone
Các nhóm có nguy cơ đặc biệt:
Bệnh nhân thuộc các nhóm có nguy cơ đặc biệt sau nên được theo dõi chặt chẽ và nên rút ngắn thời gian điều trị càng sớm càng tốt:
Trẻ em: sự tăng trưởng có thể bị đình trệ ở trẻ được điều trị kéo dài với các liều glucocorticoid được chia nhỏ ra mỗi ngày. Nên giới hạn việc áp dụng phác đồ này vào những chỉ định cho các bệnh nặng nhất.
Bệnh nhân bị tiểu đường: Có thể bị phát triển các biểu hiện của bệnh tiểu đường tiềm ẩn hay gia tăng nhu cầu Insulin hay các thuốc hạ đường huyết uống.
Bệnh nhân cao huyết áp: gia tăng tình trạng cao huyết áp động mạch.
Bệnh nhân có tiền sử bệnh tâm thần: tình trạng mất ổn định về cảm xúc hay khuynh hướng loạn tâm thần có thể bị làm nặng thêm do glucocorticoid.
– Do các biến chứng của việc điều trị với corticoid tùy thuộc vào liều lượng và thời gian điều trị, cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích phải được suy tính kỹ cho từng trường hợp theo liều lượng và thời gian điều trị và xem nên dùng thuốc hàng ngày hay dùng gián đoạn.
– Nên thực hiện các nghiên cứu thông thường trong phòng thí nghiệm như phân tích nước tiểu, đường huyết hai giờ sau bữa ăn, đo huyết áp và thể trọng, và rọi X-quang phổi định kỳ khi phải điều trị kéo dài.
Chụp X-quang ống tiêu hóa trên là cần thiết ở bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng hay rối loạn tiêu hóa nặng.
– Khuyến cáo nên theo dõi cẩn thận trong trường hợp ngưng thuốc sau một thời gian điều trị kéo dài. Có thể làm giảm khả năng thiểu năng thượng thận thứ phát do thuốc bằng cách dùng giảm liều hay dùng thuốc không liên tục. Nên khảo sát chức năng thượng thận khi ngưng thuốc sau một thời gian điều trị kéo dài. Triệu chứng quan trọng nhất của thiểu năng thượng thận là suy nhược, hạ huyết áp thế đứng và trầm cảm.
– Ðể giảm thiểu tần suất của những chứng teo da và teo dưới da, phải cẩn thận không tiêm quá liều khuyến cáo.
Bất cứ khi nào có thể nên tiêm nhiều mũi nhỏ vào vùng sang thương. Cần cẩn trọng khi áp dụng kỹ thuật tiêm trong khớp và tiêm bắp để tránh tiêm nhằm vào da. Nên tránh tiêm vào trong cơ delta do có nguy cơ teo dưới da cao.
– Ở bệnh nhân đang điều trị với glucocorticoid thì bị stress bất thường, phải dùng liều cao glucocorticoid tác động nhanh trước, trong và sau những trường hợp stress.
– Các glucocorticoid có thể che dấu một vài dấu hiệu nhiễm trùng, và các nhiễm trùng mới có thể xuất hiện trong khi sử dụng thuốc.
– Có thể có sự suy giảm đề kháng và mất khả năng định vị nhiễm trùng khi dùng các glucocorticoid. Không được dùng tiêm trong khớp, tiêm vào bao hoạt dịch hay tiêm vào gân khi đang bị nhiễm trùng cấp; chỉ có thể xem xét việc tiêm bắp sau khi đã áp dụng một chế độ điều trị kháng khuẩn thích hợp.
– Sự sử dụng Methylprednisolone acetate trong lao tiến triển nên được giới hạn trong những trường hợp lan tỏa hay rải rác mà các glucocorticoid được dùng để kiểm soát bệnh với phác đồ điều trị kháng lao. Nếu các glucocorticoid được chỉ định trên những bệnh nhân lao tiềm ẩn hay có tái phản ứng tuberculin dương tính, cần theo dõi cẩn thận bởi vì có thể bệnh lao bùng phát trở lại. Trong quá trình điều trị corticoid kéo dài, các bệnh nhân này nên áp dụng hóa dự phòng.
– Do các trường hợp hiếm của phản ứng phản vệ đã xảy ra trên bệnh nhân điều trị bằng cách tiêm corticoid, cần tính toán cẩn thận trước khi tiêm thuốc, đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc.
Sử dụng tiêm trong khớp:
Cần lưu ý rằng:
– Tiêm corticoid vào bao hoạt dịch có tác dụng toàn thân giống như tại chỗ.
– Cần thăm khám sự hiện diện của dịch khớp để loại từ tiến trình nhiễm trùng khớp.
– Ðau tăng lên rõ rệt kèm với sưng và giới hạn cử động khớp, sốt và mệt mõi là những dấu hiệu của viêm khớp nhiễm trùng. Nếu biến chứng này xảy ra và chắc chắn có nhiễm trùng, nên ngưng corticoid và bắt đầu trị liệu kháng sinh.
– Cần tránh tiêm steroid vào những khớp nhiễm trùng.
– Không được tiêm glucocorticoid vào những khớp di động. Cần thiết sử dụng kỹ thuật vô trùng để tránh nhiễm trùng hay lây nhiễm.
Tính không tương hợp:
Bởi Methylprednisolone acetate có thể có sự không tương hợp về mặt vật lý, không nên pha trộn nó với những dung dịch khác.
Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và sử dụng máy móc:
Mặc dù có những rối loạn thị giác do một số hiếm phản ứng phụ, khuyến cáo nên cẩn thận ở những bệnh lái xe và sử dụng máy móc.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Glucocorticoid chỉ nên sử dụng lúc có thai khi thật cần thiết. Nếu điều trị dài hạn với corticosteroid phải dùng trong lúc mang thai, nên dùng từ từ (xem Liều lượng và Cách dùng). Tuy nhiên trong một số trường hợp (chẳng hạn như điều trị thay thế trong suy vỏ thượng thận), có thể cần tiếp tục điều trị hay thậm chí tăng liều. Corticosteroid dễ dàng đi qua nhau thai.
Trẻ sơ sinh của những bà mẹ được điều trị corticoid lúc mang thai, cần thăm khám và đánh giá cẩn thận các dấu hiệu của suy thượng thận.
Corticosteroid được tiết qua sữa
Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Methylprednisolone: người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày.
Lưu ý thời kỳ mang thai
Bà bầu mang thai uống thuốc Methylprednisolone được không?
Luôn cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.
Lưu ý thời kỳ cho con bú
Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ cho mẹ và em bé.
Tương tác thuốc
Thuốc Methylprednisolone có thể tương tác với những thuốc nào?
Tương tác có lợi:
– Trong điều trị lao phổi rải rác hay lan tỏa và lao màng não có nghẽn khoang dưới nhện hay có dấu hiệu nghẽn, methylprednisolone được sử dụng đồng thời với thuốc kháng lao.
– Trong điều trị những bệnh ung thư như bệnh bạch cầu và u lympho, methylprednisolone thường được sử dụng cùng với tác nhân alkyl hóa, chất chống chuyển hóa và một alkaloid vinca.
Tương tác không có lợi:
– Glucocorticoid có thể làm tăng thanh thải salicylate ở thận. Ðiều này làm giảm nồng độ salicylate trong huyết thanh và làm ngộ độc salicylate khi ngưng corticoid.
– Những thuốc như troleandomycin và ketoconazole có thể ức chế sự chuyển hóa corticoid. Cần điều chỉnh liều corticoid để tránh quá liều.
– Dùng đồng thời với barbiturate, phenylbutazone, phenyltoin hay rifampicine có thể thúc đẩy sự chuyển hóa và làm giảm tác dụng của corticoid.
– Sự nhạy cảm với thuốc kháng đông có thể tăng hoặc giảm khi có sự hiện diện của corticoid, vì vậy phải theo dõi sự đông máu.
– Trong khi trị liệu với corticosteroid, không nên tiêm vaccine thủy đậu. Không nên áp dụng các biện pháp miễn dịch khác ở bệnh nhân đang được trị liệu với glucocorticoid, đặc biệt khi dùng liều cao bởi các nguy hiểm có thể xảy ra các biến chứng thần kinh và thiếu đáp ứng kháng thể.
– Glucocorticoid có thể làm tăng nhu cầu insulin hay những thuốc hạ đường huyết uống trong bệnh tiểu đường. Sự phối hợp glucocorticosteroid với những thuốc lợi tiểu loại thiazid làm tăng nguy cơ bất dung nạp glucose.
– Sử dụng đồng thời với những thuốc gây loét đường tiêu hóa khác (salicylate, thuốc kháng viêm không steroid) có thể làm tăng nguy cơ gây loét đường tiêu hóa.
Acid acetylsalicylic phải được sử dụng thận trọng khi dùng chung với glucocorticoid ở những bệnh nhân giảm prothrombine máu.
– Co giật đã được báo cáo khi sử dụng đồng thời methylprednisolone với cyclosporin. Vì vậy cần tránh sử dụng đồng thời hai thuốc trên.
Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Methylprednisolone nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.
Tương tác thuốc Methylprednisolone với thực phẩm, đồ uống
Cân nhắc sử dụng chung thuốc Methylprednisolone với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
Dược lý và cơ chế
Tương tác của thuốc Methylprednisolone với các hệ sinh học
Methylprednisolone acetate có các tính chất tổng quát của glucocorticoid prednisolone nhưng ít tan hơn và khó chuyển hóa hơn, dó đó có tác dụng kéo dài hơn.
Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.
Dược động học
Tác động của cơ thể đến thuốc Methylprednisolone
– Hấp thu: Methylprednisolone acetate được thủy phân thành dạng hoạt động bởi các men cholinesterase huyết thanh. Ở người, methylprednisolone thành lập các phức hợp yếu dễ tách với albumin và transcortin.
– Phân bố: Khoảng 40-90% thuốc được gắn kết với các chất này. Tác động nội tế bào của glucocorticoid đưa đến một sự khác biệt rõ ràng giữa thời gian bán hủy trong huyết tương và thời gian bán hủy theo dược lý học.
Thời gian kéo dài hoạt động kháng viêm của các glucocorticoid cũng tương đồng với thời gian giảm hoạt động của trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận (HPA).
Tiêm bắp các mũi tiêm 40mg/ml sau khoảng 7,3 + 1giờ (T max) các nồng độ đỉnh methylprednisolone là 1,48 + 0,86mg/100ml (C max). Thời gian bán hủy trong trường hợp này là 69,3 giờ. Sau một mũi tiêm bắp duy nhất 40 đến 80 mg methylprednisolone acetate, thời gian ức chế trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận kéo dài từ 4 đến 8 ngày.
Tiêm trong khớp 40 mg vào cả hai khớp (tổng liều là 80 mg) sau 4 đến 8 giờ cho nồng độ đỉnh methylprednisolone vào khoảng 21,5mg/100ml. Sau khi được tiêm vào trong khớp methylprednisolone acetate lan tỏa từ khớp vào tuần hoàn khoảng trong khoảng 7 ngày, theo sự suy giảm hoạt động của trục HPA và các giá trị đo được của methylprednisolone trong huyết thanh.
– Chuyển hoá: Chuyển hóa methylprednisolone theo đường gan cũng tương tự về mặt định tính với cortisol. Các chất chuyển hóa chính là 20-beta hydroxymethylprednisolone và 20-beta-hydroxy-6-alpha-methylprednisolone.
– Thải trừ: Các chất chuyển hóa được đào thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng glucuronide, sulfate và các hợp chất không liên hợp. Các phản ứng liên hợp này xảy ra chủ yếu ở gan và có thể ở thận trong một vài mức độ.
Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý...)
Bảo quản
Nên bảo quản thuốc Methylprednisolone như thế nào?
Bảo quản trong phòng có kiểm soát nhiệt độ (15-30 độ C).Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Methylprednisolone. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.