Thuốc Mitomycin là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Bảo quản | Dược lý | Dược động học
Thuốc Mitomycin là gì? Tác dụng thuốc Mitomycin, cách dùng, liều dùng, công dụng? Hướng dẫn sử dụng thuốc Mitomycin bao gồm chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ và các lưu ý khi dùng thuốc Mitomycin. Thông tin dưới đây được biên tập và tổng hợp từ Dược thư quốc gia Việt Nam - Bộ Y tế mới nhất, Thuốc biệt dược và các nguồn uy tín khác.
Nếu bạn là chuyên gia, tham khảo thông tin Mitomycin trong Dược thư Quốc gia Tại đây
Mitomycin là thuốc gì?
Thuốc Mitomycin là Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch. Thuốc Mitomycin chứa thành phần Mitomycin và được đóng gói dưới dạng Bột pha tiêm
Thuốc gốc | Thuốc Mitomycin ® |
Nhóm thuốc | Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch |
Thành phần | Mitomycin |
Dạng thuốc | Bột pha tiêm |
Tên biệt dược | Mitomycin C Kyowa |
Biệt dược mới | Mitomycin C Kyowa, Mitomycin C Kyowa |
Dạng thuốc và hàm lượng
Những dạng và hàm lượng thuốc Mitomycin
Thuốc Mitomycin: Bột pha tiêmChỉ định
Đối tượng sử dụng thuốc Mitomycin
Làm thuyên giảm những triệu chứng chủ quan hay khách quan của những bệnh sau:
Bệnh bạch cầu limphô mạn, bệnh bạch cầu tủy mạn, ung thư bao tử, ung thư ruột già, ung thư phổi, ung thư tụy, ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư đầu cổ và ung thư bàng quang.
Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định(công dụng, chức năng cho đối tượng nào) ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Mitomycin hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng Mitomycin
Trị liệu từng đợt:
Áp dụng cho người lớn, tiêm tĩnh mạch 4-6mg Mitomycin một hay hai lần một tuần.
Trị liệu liên tục:
Áp dụng cho người lớn, tiêm tĩnh mạch 2mg Mitomycin mỗi ngày một lần.
Trị liệu từng đợt với liều cao:
Áp dụng cho người lớn, tiêm tĩnh mạch 10-30mg Mitomycin mỗi đợt cách nhau 1 đến 3 tuần hoặc lâu hơn.
Trị liệu phối hợp với các thuốc chống ung thư khác:
Áp dụng cho người lớn, liều 2-4mg một hoặc hai lần một tuần và kết hợp với các thuốc kháng ung thư khác. Nếu cần thiết có thể dùng đường động mạch, đường tiêm vào tủy, đường tiêm màng phổi, đường phúc mạc với liều 2-10mg/ngày. Liều này có thể được điều chỉnh tùy theo tuổi tác của bệnh nhân và tình trạng bệnh lý.
Trong 1 ống, hòa tan bằng 5ml nước cất pha tiêm cho mỗi 2mg hoạt chất.
Ung thư bàng quang:
Thông thường được dùng để đề phòng tái phát, bơm bàng quang 4-10mg Mitomycin mỗi ngày hay mỗi hai ngày. Ðể trị liệu, bơm bàng quang 10-40mg mỗi ngày. Liều này có thể được điều chỉnh tùy theo tuổi tác của bệnh nhân và tình trạng bệnh lý.
Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Mitomycin ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.
Quá liều, quên liều và xử trí
Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Mitomycin
Sự quá liều có thể gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng như suy giảm chức năng tủy xương mà có thể đề phòng tránh được.
Trong trường hợp thiếu chất giải độc chuyên biệt, dùng một lượng lớn thuốc có nhóm SH như vitamine B2, B6, C và glutation sẽ có tác dụng bất hoạt thuốc nhờ tăng tốc quá trình chuyển hóa phân hủy.
Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Mitomycin cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường.
Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều
Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Mitomycin có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị
Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Mitomycin
Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc Mitomycin sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.
Chống chỉ định
Những trường hợp không được dùng thuốc Mitomycin
Tuyệt đối:
– Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Mitomycin.
Tương đối:
Ðiều trị rất cẩn thận với những bệnh nhân sau:
– Có rối loạn chức năng gan (các phản ứng bất lợi có thể xảy ra rất nghiêm trọng).
– Có rối loạn chức năng thận (các phản ứng bất lợi có thể xảy ra rất nghiêm trọng).
– Suy tủy (tình trạng suy tủy có thể trở nên nghiêm trọng hơn).
– Ðang bị nhiễm khuẩn (tình trạng nhiễm khuẩn có thể nghiêm trọng hơn do suy tủy).
– Ðang mắc bệnh thủy đậu (có thể gây rối loạn toàn thân, nguy cơ tử vong).
Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Mitomycin phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.
Tác dụng phụ
Những tác dụng phụ khi dùng Mitomycin
Dạng nặng:
– Hội chứng hồng cầu niệu: cần phải theo dõi bệnh nhân bằng những xét nghiệm định kỳ. Nếu có bất cứ triệu chứng nào như thiếu máu hồng cầu vỡ, giảm tiểu cầu, suy thận, phải ngưng thuốc và xử trí kịp thời.
– Suy tủy xương: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, xuất huyết, thiếu máu… có thể xảy ra. Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Nếu có những hiện tượng bất thường, giảm liều hoặc ngưng thuốc và xử trí kịp thời.
– Viêm phổi kẻ và xơ hóa phổi: viêm phổi kẻ với các triệu chứng sốt, ho, khó thở, X-quang bất thường, ái eosin, xơ hóa phổi. Nếu những phản ứng này xảy ra, cần ngưng thuốc và xử trí kịp thời như dùng corticoid thượng thận.
Các dạng khác:
– Thận: đôi khi xảy ra protein niệu, huyết niệu, phù, tăng huyết áp. Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Nếu có triệu chứng bất thường, cần ngưng thuốc và xử trí thích hợp.
– Gan: đôi khi gây rối loạn chức năng gan.
– Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn ói mửa, viêm miệng, tiêu chảy có thể xảy ra.
– Phản ứng nhạy cảm: các phản ứng dị ứng như nổi ban có thể xảy ra.
– Hệ tiết niệu: viêm bàng quang, huyết niệu, teo bàng quang có thể xảy ra khi sử dụng liệu pháp nhỏ giọt nội bàng quang.
– Phản ứng khác: khó chịu, rụng tóc.
Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Mitomycin
Thận trọng và lưu ý
Những lưu ý và thận trọng trước khi dùng thuốc Mitomycin
Tổng quát:
– Có thể xảy ra những phản ứng bất lợi nghiêm trọng như suy tủy xương. Cần phải theo dõi bệnh nhân thường xuyên bằng các xét nghiệm cận lâm sàng (xét nghiệm về huyết học, chức năng gan thận…). Nếu có những bất thường xảy ra, xử trí thích hợp như giảm liều hoặc ngưng thuốc.
Trị liệu trong thời gian dài cần phải theo dõi bệnh nhân cẩn thận vì những phản ứng bất lợi này có thể gây hiệu quả nghiêm trọng và kéo dài.
– Cần có những chú ý đặc biệt đến những dấu hiệu ban đầu hay sự trầm trọng thêm của các triệu chứng nhiễm khuẩn và xuất huyết.
– Thận trọng khi trị liệu cho trẻ em, theo dõi những biểu hiện ban đầu có thể dẫn đến những phản ứng bất lợi.
– Việc trị liệu cho trẻ em và những bệnh nhân còn khả năng sinh sản cần phải thận trọng vì có sự ảnh hưởng lên cơ quan sinh dục.
Trị liệu cho người già:
Ở những bệnh nhân lớn tuổi các chức năng sinh lý đã suy yếu, đặc biệt sự suy tủy có thể kéo dài cũng như rối loạn chức năng thận, Mitomycin cần được dùng trị liệu dưới sự theo dõi nghiêm ngặt về liều và phân liều.
Những lưu ý khi sử dụng:
Khi sử dụng:
– Ðể tránh đau mạch, viêm tĩnh mạch và chứng huyết khối, nên tiêm tĩnh mạch càng chậm càng tốt. Phải hết sức chú ý đến vị trí và phương pháp tiêm.
– Khi tiêm tĩnh mạch cần chú ý để tránh thuốc tràn ra ngoài gây xơ cứng và hoại tử nơi tiêm.
Chuẩn bị dung dịch tiêm: Mitomycin được hòa tan trong dung dịch acid và cần được sử dụng càng sớm càng tốt để tránh giảm hiệu lực thuốc. Không kết hợp với chế phẩm tiêm có pH thấp.
Ðề phòng khác:
Ðã có những báo cáo cho thấy rằng có những khối u khác xảy ra ở chuột nhắt có sử dụng Mitomycin qua đường tiêm dưới da và chuột cống có sử dụng Mitomycin qua đường phúc mạc hay tiêm tĩnh mạch.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Mitomycin đã được báo cáo rằng có thể gây quái thai ở động vật thí nghiệm. Do đó, không nên sử dụng cho phụ nữ có thai hay nghi ngờ có thai.
Chưa có kết luận về sự an toàn trong thời kỳ cho con bú. Tốt hơn cả, ngưng cho con bú nếu bệnh nhân cần trị liệu.
Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Mitomycin: người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày.
Lưu ý thời kỳ mang thai
Bà bầu mang thai uống thuốc Mitomycin được không?
Luôn cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.
Lưu ý thời kỳ cho con bú
Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ cho mẹ và em bé.
Tương tác thuốc
Thuốc Mitomycin có thể tương tác với những thuốc nào?
Cần phải đề phòng khi sử dụng cùng lúc với những thuốc như các chất chống ung thư khác, hoặc đang xạ trị (các phản ứng bất lợi như suy tủy xương có thể trầm trọng hơn).
Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Mitomycin nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.
Tương tác thuốc Mitomycin với thực phẩm, đồ uống
Cân nhắc sử dụng chung thuốc Mitomycin với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
Dược lý và cơ chế
Tương tác của thuốc Mitomycin với các hệ sinh học
– Tên thông thường: Mitomycin.
– Tên hóa học: Azirizino[2′, 3′: 3, 4]pyrrolo[1, 2-a]indole-4, 7-dione-6-amino-1, 1a, 2, 8, 8a, 8b-hexahydro-8(hydroxymethyl)8a-methoxy-5-methyl-carbamate.
– Công thức phân tử: C15H18N4O5 = 334,33
– Mô tả: bột kết tinh hay tinh thể kết tinh màu xanh tím. Tan nhẹ trong nước, methanol và aceton; rất tan trong ethyl acetat hay chloroform; không tan trong tetrachlorua carbon.
– Ðộ bền vững: dạng kết tinh bền vững ở nhiệt độ thường. Trong dung dịch, bền vững ở pH 8, độ bền vững sẽ giảm khi pH giảm xuống 7.
Tính chất dược lực:
Nhóm Mitomycin bao gồm một số các chất chống tân sản được tìm thấy trong dịch nuôi cấy Streptomyces caespitosus bởi Hata và cộng sự tại Viện nghiên cứu Kitasato năm 1955.
Trong số những kháng sinh này, Mitomycin có tác dụng tốt nhất và được chiết tách, tinh khiết hóa vào năm 1956.
Mitomycin có hoạt phổ rộng kháng ung thư và tác động chống khối u. Chất này đã được xác định có tác dụng lên các dạng ung thư đường ruột, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư đầu và cổ, ung thư bàng quang và bệnh bạch cầu mạn tính.
Dược lý:
– Tác động chống khối u:
Mitomycin thể hiện phổ kháng khối u rộng và có hoạt tính hữu hiệu trên những tế bào u được nuôi cấy : carcinôm Ehrlich, sarcôm 180, bệnh bạch cầu P388, sarcôm Yoshida.
– Cơ chế tác động:
Mitomycin kết hợp với DNA của tế bào ung thư và ức chế sự nhân đôi của DNA qua sự liên kết chéo của xoắn đôi DNA này nhờ đó ngăn chặn được khối u. Bằng chứng cho thấy rằng những tế bào ở giai đoạn sau của quá trình tiền sinh tổng hợp (G) và nửa giai đoạn đầu của quá trình sinh tổng hợp thì rất nhạy cảm với thuốc.
Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.
Dược động học
Tác động của cơ thể đến thuốc Mitomycin
Một phần của liều tiêm vào được đào thải qua nước tiểu (khoảng 4,3-4,8% trong vòng 4 giờ sau khi tiêm): từ 30 đến 120 phút sau khi tiêm tĩnh mạch, người ta phát hiện thấy lượng thuốc được đào thải qua nước tiểu là nhiều nhất và giảm dần sau đó.
Phần còn lại của liều tiêm vào được phân phối rộng rãi đến các mô để gây tác động: trong 15 đến 30 phút ở các mô lành và nhanh hơn ở các mô ung bướu.
Nồng độ của thuốc trong máu giảm tương đối nhanh. Mitomycin được chuyển hóa ở gan.
Tuy nhiên, sau 24 giờ, người ta vẫn còn tìm thấy trong nước tiểu khoảng 10% liều tiêm vào.
Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý...)
Bảo quản
Nên bảo quản thuốc Mitomycin như thế nào?
Hạn dùng 4 năm.Bảo quản ở nhiệt độ phòng (1-30 độ C).Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Mitomycin. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.