Thuốc Polymyxin B là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Bảo quản | Dược lý | Dược động học
Thuốc Polymyxin B là gì? Tác dụng thuốc Polymyxin B, cách dùng, liều dùng, công dụng? Hướng dẫn sử dụng thuốc Polymyxin B bao gồm chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ và các lưu ý khi dùng thuốc Polymyxin B. Thông tin dưới đây được biên tập và tổng hợp từ Dược thư quốc gia Việt Nam - Bộ Y tế mới nhất, Thuốc biệt dược và các nguồn uy tín khác.
Nếu bạn là chuyên gia, tham khảo thông tin Polymyxin B trong Dược thư Quốc gia Tại đây
Polymyxin B là thuốc gì?
Thuốc Polymyxin B là Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm. Thuốc Polymyxin B chứa thành phần Polymyxin B và được đóng gói dưới dạng viên nén đặt âm đạo, bột pha, thuốc mỡ
Thuốc gốc | Thuốc Polymyxin B ® |
Nhóm thuốc | Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm |
Thành phần | Polymyxin B |
Dạng thuốc | viên nén đặt âm đạo, bột pha, thuốc mỡ |
Tên biệt dược | Polymyxin B Sulphat |
Biệt dược mới | Polnedex, Euro Texgynal, Maxitrol, Maxitrol, Polygynax, Scofi |
Dạng thuốc và hàm lượng
Những dạng và hàm lượng thuốc Polymyxin B
Thuốc Polymyxin B: viên nén đặt âm đạo, bột pha, thuốc mỡChỉ định
Đối tượng sử dụng thuốc Polymyxin B
Polymyxin B dưới dạng dung dịch hoặc thuốc mỡ dùng tại chỗ để điều trị nhiễm khuẩn da, niêm mạc, mắt, và tai ngoài do các vi khuẩn nhạy cảm với polymyxin B gây nên.
Polymyxin B dùng tại chỗ để điều trị viêm tai ngoài, thường là do Pseudomonas spp. Dùng tại chỗ hoặc cho dưới kết mạc để điều trị viêm kết mạc, viêm mí mắt, viêm giác mạc và loét giác mạc, thường do Pseudomonas aeruginosa gây nên.
Khí dung thuốc tiêm polymyxin B dùng làm thuốc bổ trợ ở người bị viêm phổi nặng do Pseudomonas. Polymyxin B sulfat kết hợp với neomycin sulfat dùng rửa bàng quang để dự phòng nhiễm khuẩn – niệu và nhiễm khuẩn – huyết do dùng ống thông bàng quang.
Kết hợp polymyxin B với oxytetracyclin, đôi khi với glucocorticoid nhẹ như hydrocortison, có tác dụng tốt trị nhiễm khuẩn ở mắt và tai.
Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định(công dụng, chức năng cho đối tượng nào) ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Polymyxin B hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng Polymyxin B
Rửa bàng quang: Rửa liên tục 10 ngày với polymyxin B 200.000 đơn vị hòa vào 1 lít dung dịch muối đẳng trương; thường dùng không quá 1 lít dịch rửa mỗi ngày, trừ khi hiệu suất bài niệu cao; hiệu chỉnh tốc độ rửa thuốc theo hiệu suất bài niệu của người bệnh.
Rửa tại chỗ bằng dung dịch dùng tại chỗ: 500.000 đơn vị/lít dung dịch muối đẳng trương; rửa tại chỗ không quá 2 triệu đơn vị mỗi ngày ở người lớn. Khử khuẩn ruột. Uống 15.000 – 25.000 đơn vị/kg/24 giờ, chia 4 lần, 6 giờ uống một lần.
Mắt: Dung dịch nhỏ mắt 0,10 – 0,25% nhỏ vào kết mạc mỗi mắt 1 – 3 giọt, mỗi giờ một lần, sau đó tùy theo mức độ hiệu quả, giảm xuống 1 – 2 giọt, ngày 4 – 6 lần.
Tai: Dung dịch hoặc hỗn dịch dùng cho tai được nhỏ lượng rất ít vào tai ngoài sạch và khô để dự phòng sự tích lại của kết tủa thuốc quá thừa trong ống tai; và thường nhỏ 3 – 4 lần mỗi ngày.
Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Polymyxin B ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.
Quá liều, quên liều và xử trí
Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Polymyxin B
Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Polymyxin B cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường.
Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều
Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Polymyxin B có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị
Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Polymyxin B
Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc Polymyxin B sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.
Chống chỉ định
Những trường hợp không được dùng thuốc Polymyxin B
Người có tiền sử quá mẫn với bất cứ polymyxin nào.
Sử dụng đồng thời thuốc phong bế thần kinh – cơ.
Dùng chế phẩm kết hợp với corticosteroid trong nhiễm nấm, nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn có mủ ở mắt, tai, và nhiễm Mycobacterium.
Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Polymyxin B phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.
Tác dụng phụ
Những tác dụng phụ khi dùng Polymyxin B
Ðộc hại thận, thần kinh, tai và tiền đình là những ADR nghiêm trọng nhất của liệu pháp tiêm polymyxin B sulfat, rất hay xảy ra ở những người bệnh dùng liều cao, hoặc ở người có suy thận không được giảm liều sử dụng. Polymyxin B dùng tại chỗ có tác dụng kích thích mắt.
Ít gặp:
Tim mạch: Ðỏ bừng mặt.
Hệ thần kinh trung ương: Ðộc hại thần kinh (kích thích, ngủ lơ mơ, mất điều hòa, dị cảm quanh miệng, tê các chi, nhìn mờ).
Nội tiết và chuyển hóa: Giảm calci – huyết, giảm natri – huyết, giảm kali -huyết, giảm clorid – huyết.
Tại chỗ: Ðau chỗ tiêm.
Thần kinh – cơ và xương: Phong bế thần kinh – cơ, yếu ớt.
Thận: Ðộc hại thận.
Hô hấp: Ngừng hô hấp.
Khác: Kích thích màng não khi tiêm vào ống tủy sống.
Hiếm gặp:
Hệ thần kinh trung ương: Sốt do thuốc.
Da: Mày đay, ngoại ban.
Huyết học: Tăng bạch cầu ưa eosin.
Khác: Phản ứng phản vệ với khó thở và nhịp tim nhanh.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Sự phong bế thần kinh – cơ, do thuốc, không dễ phục hồi và kháng lại tác dụng của neostigmin và edrophonium; calci clorid có tác dụng tốt trong một số trường hợp.
Nếu bài niệu giảm, creatinin huyết thanh tăng, hoặc xuất hiện dấu hiệu liệt hô hấp trong khi điều trị với polymyxin B, phải ngừng thuốc.
Nếu bội nhiễm xảy ra do phát triển quá mức những vi sinh vật không nhạy cảm (gồm cả nấm) trong khi điều trị với polymyxin B, cần áp dụng liệu pháp thích hợp. Nếu có mẫn cảm với polymyxin B tại chỗ, phải ngừng thuốc
Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Polymyxin B
Thận trọng và lưu ý
Những lưu ý và thận trọng trước khi dùng thuốc Polymyxin B
Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Polymyxin B: người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày.
Lưu ý thời kỳ mang thai
Bà bầu mang thai uống thuốc Polymyxin B được không?
Luôn cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.
Lưu ý thời kỳ cho con bú
Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ cho mẹ và em bé.
Tương tác thuốc
Thuốc Polymyxin B có thể tương tác với những thuốc nào?
Polymyxin B sulfat tương kỵ với dung dịch acid hoặc kiềm mạnh, amphotericin B, cephalothin natri, cloramphenicol natri sucinat, clorothiazid natri, heparin natri, nitrofurantoin natri, penicilin, prednisolon natri phosphat, tetracyclin, và muối calci và magnesi.
Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Polymyxin B nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.
Tương tác thuốc Polymyxin B với thực phẩm, đồ uống
Cân nhắc sử dụng chung thuốc Polymyxin B với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
Dược lý và cơ chế
Tương tác của thuốc Polymyxin B với các hệ sinh học
Polymy cin là nhóm kháng sinh có liên quan chặt chẽ do các chủng Bacillus polymyxa tạo nên.
Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.
Dược động học
Tác động của cơ thể đến thuốc Polymyxin B
Hấp thu: Polymyxin B sulfat được hấp thu tốt qua phúc mạc; không được hấp thu qua đường tiêu hóa, trừ ở trẻ nhỏ có thể được hấp thu tới 10% liều; không được hấp thu đáng kể qua niêm mạc và da nguyên vẹn hoặc bị tróc lớp phủ ngoài như trong trường hợp bị bỏng nặng.
Phân bố: Polymyxin B phân bố rộng rãi trong mô cơ thể, không thấy phân bố trong dịch não tủy (kể cả khi màng não bị viêm) và không qua nhau thai. Polymyxin B không gắn nhiều với protein huyết tương.
Thải trừ: Nửa đời huyết thanh của thuốc trên người lớn có chức năng thận bình thường là 4,3 – 6 giờ. Khoảng 60% lượng thuốc hấp thu được thải trừ dưới dạng không đổi trong nước tiểu qua lọc cầu thận. Ở ngưòi lớn, trong khoảng thời gian giữa 12 – 24 giờ sau liều ban đầu, thấy rất ít polymyxin B trong nước tiểu, có thể do thuốc gắn với phospholipid của màng tế bào thận.
Thuốc còn tiếp tục bài tiết trong 24 – 72 giờ sau liều cuối cùng. Trẻ nhỏ bài tiết polymyxin B nhanh hơn người lớn; 40 – 60% lượng thuốc hấp thu được bài tiết trong vòng 8 giờ trong nước tiểu. Lọc máu hay lọc màng bụng không loại trừ đáng kể polymyxin B.
Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý...)
Bảo quản
Nên bảo quản thuốc Polymyxin B như thế nào?
Bảo quản bột vô khuẩn polymyxin B sulfat tránh ánh sáng và ở nhiệt độ dưới 30 độ C. Dung dịch nước polymyxin B sulfat bảo quản ở 2 - 8 độ C. Phải vứt bỏ phần dung dịch dự định để tiêm không dùng đến sau 72 giờ. Không bảo quản thuốc trong dung dịch kiềm vìĐọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Polymyxin B. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.