Thuốc Propofol là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Bảo quản | Dược lý | Dược động học
Thuốc Propofol là gì? Tác dụng thuốc Propofol, cách dùng, liều dùng, công dụng? Hướng dẫn sử dụng thuốc Propofol bao gồm chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ và các lưu ý khi dùng thuốc Propofol. Thông tin dưới đây được biên tập và tổng hợp từ Dược thư quốc gia Việt Nam - Bộ Y tế mới nhất, Thuốc biệt dược và các nguồn uy tín khác.
Nếu bạn là chuyên gia, tham khảo thông tin Propofol trong Dược thư Quốc gia Tại đây
Propofol là thuốc gì?
Thuốc Propofol là Thuốc gây tê, mê. Thuốc Propofol chứa thành phần Propofol và được đóng gói dưới dạng Nhũ dịch tiêm tĩnh mạch và tiêm truyền tĩnh mạch
Thuốc gốc | Thuốc Propofol ® |
Nhóm thuốc | Thuốc gây tê, mê |
Thành phần | Propofol |
Dạng thuốc | Nhũ dịch tiêm tĩnh mạch và tiêm truyền tĩnh mạch |
Tên biệt dược | Anepol Inj; Diprivan; Propofol Lipuro 1% |
Biệt dược mới | Anesvan injection, Plofed 1%, Propofol - Lipuro 0.5% , Propofol 1% Fresenius, Propofol 1% Kabi, Propofol Injection BP |
Dạng thuốc và hàm lượng
Những dạng và hàm lượng thuốc Propofol
Thuốc Propofol: Nhũ dịch tiêm tĩnh mạch và tiêm truyền tĩnh mạchChỉ định
Đối tượng sử dụng thuốc Propofol
Propofol là một thuốc gây mê tĩnh mạch tác dụng ngắn thích hợp cho việc dẫn mê và duy trì mê.
Propofol cũng có thể được dùng để gây ngủ ở bệnh nhân đang được thông khí hỗ trợ trong đơn vị săn sóc đặc biệt.
Propofol cũng dùng để an thần gây ngủ cho các phẫu thuật và thủ thuật chẩn đoán.
Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định(công dụng, chức năng cho đối tượng nào) ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Propofol hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng Propofol
Thường phải dùng thêm thuốc giảm đau với Propofol.
Propofol đã được dùng kết hợp với gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng và với các thuốc tiền mê thông dụng, các thuốc ức chế thần kinh cơ, các thuốc gây mê qua đường thở và thuốc giảm đau; không ghi nhận được có sự tương kỵ về dược lý nào. Có thể cần dùng liều thấp Propofol khi gây mê được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ với kỹ thuật gây tê vùng.
A. Người lớn
DẪN MÊ
Propofol có thể dùng cho dẫn mê bằng cách tiêm tĩnh mạch chậm hay truyền tĩnh mạch.
Ở bệnh nhân không có tiền mê và bệnh nhân đã có tiền mê, nên điều chỉnh Propofol (khoảng 40mg mỗi 10 giây cho một người lớn khỏe mạnh, cân nặng trung bình bằng cách tiêm hay truyền tĩnh mạch) theo đáp ứng của bệnh nhân cho đến khi bệnh nhân có dấu hiệu bắt đầu mê. Ða số người lớn dưới 55 tuổi cần 1,5-2,5mg Propofol/kg. Tổng liều có thể giảm bằng cách giảm tốc độ tiêm truyền (20-50mg/phút). Trên 55 tuổi, nhu cầu thường ít hơn. Ở bệnh nhân phân độ ASA 3 và 4, nên tiêm truyền ở tốc độ chậm hơn (khoảng 20mg mỗi 10 giây).
DUY TRÌ MÊ
Có thể duy trì mê bằng cách truyền liên tục hoặc tiêm tĩnh mạch nhiều lần để duy trì độ sâu của mê cần thiết.
Truyền liên tục: Tốc độ truyền thay đổi đáng kể giữa các bệnh nhân nhưng tốc độ trong khoảng từ 4 đến 12mg/kg/giờ thường duy trì mê tốt.
Tiêm tĩnh mạch nhiều lần: Nếu dùng kỹ thuật tiêm nhiều lần, có thể tiêm mỗi đợt từ 25mg tới 50mg tùy nhu cầu lâm sàng.
GÂY NGỦ KHI SĂN SÓC ÐẶC BIỆT
Khi dùng để an thần-gây ngủ ở bệnh nhân trưởng thành được thông khí hỗ trợ trong đơn vị săn sóc đặc biệt, nên truyền Propofol liên tục. Vận tốc truyền phải được điều chỉnh theo độ sâu của giấc ngủ cần thiết nhưng vận tốc truyền trong khoảng 0,3 đến 4,0mg/kg/giờ thường cho kết quả tốt.
AN THẦN GÂY NGỦ CHO PHẪU THUẬT VÀ THỦ THUẬT CHẨN ÐOÁN
Ðề an thần gây ngủ cho phẫu thuật và thủ thuật chẩn đoán, tốc độ dùng nên được điều chỉnh cho từng cá nhân tùy theo đáp ứng lâm sàng.
Phần lớn bệnh nhân cần dùng liều 0,5-1mg/kg trong 1-5 phút để khởi đầu cho an thần gây ngủ.
Duy trì an thần gây ngủ có thể cũng điều chỉnh liều tiêm truyền Propofol đến mức cần thiết trên lâm sàng, phần lớn bệnh nhân cần dùng liều 1,5-4,5 mg/kg/giờ. Cùng với truyền tĩnh mạch, tiêm tĩnh mạch 10-20 mg mỗi lần có thể được dùng để tăng nhanh độ sâu của giấc ngủ khi thấy cần thiết. Ở bệnh nhân có phân độ ASA độ 3 và 4, tốc độ tiêm truyền và liều lượng cần phải giảm.
B. Người cao tuổi
Ở bệnh nhân cao tuổi, liều yêu cầu để dẫn mê bằng Propofol được giảm bớt. Khi giảm liều, nên xem xét đến tình trạng thể chất và tuổi tác của bệnh nhân. Nên truyền liều đã giảm này ở tốc độ chậm hơn và điều chỉnh liều theo đáp ứng. Khi dùng Propofol để duy trì mê hoặc an thần gây ngủ, cũng nên giảm tốc độ truyền hoặc giảm “nồng độ thuốc mục tiêu”. Bệnh nhân độ 3 và 4 theo ASA sẽ cần giảm liều và tốc độ truyền hơn nữa. Không nên tiêm tĩnh mạch nhanh (liều đơn hoặc lặp lại) cho bệnh nhân lớn tuổi vì điều này có thể dẫn đến tình trạng trụy tim mạch-hô hấp.
C. Trẻ em
DẪN MÊ
Propofol không nên dùng ở trẻ em dưới 3 tuổi.
Khi dùng để dẫn mê ở trẻ em, Propofol phải được cho chậm cho đến lúc có dấu hiệu lâm sàng của tình trạng bắt đầu mê. Phải điều chỉnh liều lượng theo tuổi và/hoặc cân nặng. Ða số bệnh nhi trên 8 tuổi có thể cần khoảng 2,5mg Propofol/kg để dẫn mê. Bệnh nhi dưới 8 tuổi có thể cần liều lượng nhiều hơn. Nên dùng liều thấp hơn đối với bệnh nhi độ 3 và 4 theo ASA.
DUY TRÌ MÊ
Propofol không nên dùng ở trẻ em dưới 3 tuổi.
Có thể dùng Propofol duy trì mê bằng cách truyền hoặc tiêm tĩnh mạch nhắc lại nhiều lần để duy trì mức độ sâu của mê cần thiết. Tốc độ tiêm hoặc truyền thay đổi rất nhiều giữa các bệnh nhân nhưng tốc độ trong khoảng 9-15mg/kg/giờ thường đạt được yêu cầu kết quả gây mê tốt.
AN THẦN GÂY NGỦ TRONG PHẪU THUẬT VÀ THỦ THUẬT CHẨN ÐOÁN
Propofol không nên dùng để an thần gây ngủ cho trẻ em vì tính an toàn và hiệu quả chưa được xác lập.
GÂY NGỦ KHI SĂN SÓC ÐẶC BIỆT
Không nên dùng Propofol để gây ngủ ở trẻ em vì hiệu quả và độ an toàn chưa được chứng minh. Mặc dù chưa xác lập được mối quan hệ nhân quả, một vài biến cố ngoại ý nặng (kể cả tử vong) đã được ghi nhận ở một vài báo cáo tự phát, sử dụng thuốc không được cho phép và những biến cố này đa số xảy ra ở trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp đã dùng liều vượt quá liều cho phép của người lớn.
D. Cách dùng
Propofol có thể được truyền tĩnh mạch nguyên chất qua ống tiêm nhựa hoặc các chai dịch truyền bằng thủy tinh. Khi Propofol được dùng nguyên chất để duy trì mê, nên dùng các thiết bị như ống bơm tiêm hoặc bơm truyền theo thể tích để kiểm soát vận tốc truyền.
Propofol cũng có thể được dùng pha loãng, chỉ với loại dịch truyền tĩnh mạch Dextrose 5%, trong các túi nhựa PVC hoặc chai thủy tinh. Việc pha loãng, không quá 1 phần 5 (2mg Propofol/ml), phải được làm một cách vô trùng ngay trước khi truyền. Hỗn hợp ổn định cho tới 6 giờ.
Thuốc pha loãng có thể được dùng với nhiều kỹ thuật kiểm soát đường truyền đa dạng, nhưng một phương cách kiểm soát đơn độc sẽ không tránh được nguy cơ tai biến không kiểm soát được khi truyền quá nhiều Propofol pha loãng. Phải thêm vào đường truyền 1 ống buret, máy đếm giọt hoặc bơm đo thể tích. Nguy cơ truyền không kiểm soát được phải được nghĩ tới khi quyết định thể tích tối đa thuốc đã pha loãng trong ống buret.
Propofol có thể được tiêm truyền qua một nhánh hình chữ Y gần vùng tiêm, vào trong các dịch truyền tĩnh mạch Dextrose 5%, Natri Chloride 0,9% hay Dextrose 4% với Natri Chloride 0,18%. Propofol có thể trộn trước với alfentanil dạng tiêm chứa 500 microgram/mL alfentanil (Rapifen – Janssen Pharmaceuticals Ltd.) với tỷ lệ 20:1 đến 50:1 v/v. Hỗn hợp thuốc nên được chuẩn bị bằng kỹ thuật vô trùng và sử dụng trong vòng 6 giờ.
Ðể giảm đau lúc khởi đầu tiêm chích, phần Propofol 1% dùng để dẫn mê có thể được pha thêm với lignocaine dạng tiêm trong một ống tiêm nhựa với tỷ lệ 20 phần Propofol với một phần hoặc là 0,5% hoặc là 1% lignocaine dạng tiêm ngay trước khi sử dụng.
Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Propofol ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.
Quá liều, quên liều và xử trí
Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Propofol
Quá liều do tai biến có thể gây suy hô hấp tuần hoàn. Phải xử trí tình trạng suy hô hấp bằng thông khí nhân tạo với ôxy. Khi bệnh nhân bị suy tuần hoàn, cần cho bệnh nhân nằm với đầu thấp và bồi hoàn thể tích và các thuốc vận mạch nếu trầm trọng.
Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Propofol cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường.
Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều
Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Propofol có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị
Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Propofol
Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc Propofol sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.
Chống chỉ định
Những trường hợp không được dùng thuốc Propofol
Chống chỉ định sử dụng Propofol ở bệnh nhân đã biết là dị ứng với Propofol.
Propofol không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.
Chống chỉ dịnh dùng Propofol để an thần cho trẻ em ở mọi lứa tuổi bị bạch hầu hoặc viêm nắp thanh quản đang được chăm sóc đặc biệt.
Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Propofol phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.
Tác dụng phụ
Những tác dụng phụ khi dùng Propofol
Dẫn mê bằng Propofol thường nhẹ nhàng với ít biểu hiện kích thích. Các tác dụng ngoại ý được ghi nhận thường nhất là các phản ứng dược lý của nhóm thuốc gây mê có thể dự đoán trước, như hạ huyết áp. Do bản chất của thủ thuật gây mê và tình trạng bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt, các biến cố được ghi nhận liên quan đến thủ thuật gây mê và chăm sóc đặc biệt cũng có thể liên quan đến thủ thuật thực hiện hoặc tình trạng bệnh nhân.
Rất thường gặp (> 1/10)
Các rối loạn toàn thân và tình trạng tại chỗ tiêm: Ðau tại chỗ khi dẫn mê(1)
Thường gặp (> 1/100, Rối loạn mạch máu: Hạ huyết áp(2).
Rối loạn tim: Chậm nhịp tim(3).
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: ngưng thở thoáng qua khi dẫn mê.
Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn và nôn trong giai đoạn hồi phục.
Rối loạn hệ thần kinh: nhức đầu trong giai đoạn hồi phục.
Các rối loạn toàn thân và tình trạng tại chỗ tiêm: triệu chứng ngưng thuốc ở trẻ em(4).
Rối loạn mạch máu: đỏ bừng mặt ở trẻ em(4).
Ít gặp (> 1/1000, Rối loạn mạch máu: huyết khối và viêm tĩnh mạch.
Hiếm gặp (> 1/10 000, Hệ thần kinh: các cử động dạng động kinh, kể cả co giật và ưỡn cong người trong khi dẫn mê, duy trì và hồi phục.
Rất hiếm gặp (Rối loạn cơ xương khớp và mô liên kết: tiêu cơ vân(5).
Rối loạn tiêu hóa: viêm tụy.
Thương tổn, ngộ độc và các biến chứng trong thủ thuật: sốt hậu phẫu.
Rối loạn thận và tiết niệu: mất màu nước tiểu sau khi sử dụng dài hạn.
Rối loạn hệ tự miễn: quá mẫn-có thể gây phù mạch, co thắt phế quản, hồng ban và tụt huyết áp.
Hệ sinh sản và tuyến vú: không ức chế tình dục.
Rối loạn tim: phù phổi.
Rối loạn hệ thần kinh: bất tỉnh hậu phẫu.
(1) Có thể giảm thiểu bằng cách sử dụng các tĩnh mạch có kích thước lớn ở cánh tay và hố trước xương trụ. Khi dùng Propofol 1%, các vết đau tại chỗ cũng được giảm thiểu bằng cách dùng phối hợp với lignocaine.
(2) Thỉnh thoảng, hạ huyết áp có thể cần phải dùng dung dịch tiêm tĩnh mạch và giảm tốc độ truyền Propofol.
(3) Hiếm gặp, chậm nhịp tim trầm trọng. Trong một vài trường hợp, có thể gây vô tâm thu.
(4) Sau khi ngưng dùng Propofol một cách đột ngột trong chăm sóc đặc biệt.
(5) Rất hiếm trường hợp ghi nhận tiêu cơ vân khi dùng Propofol ở liều lớn hơn 4mg/kg/giờ để gây ngủ an thần trong ICU.
Các báo cáo từ việc sử dụng Propofol ngoài các chỉ định được ghi trên toa thuốc để khởi đầu gây mê ở trẻ sơ sinh cho thấy trụy tim mạch-hô hấp có thể xảy ra nếu áp dụng phác đồ dùng cho trẻ em.
Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Propofol
Thận trọng và lưu ý
Những lưu ý và thận trọng trước khi dùng thuốc Propofol
Propofol phải được dùng bởi những người đã được huấn luyện về gây mê (hoặc ở nơi thích hợp, bởi các bác sĩ đã được huấn luyện về chăm sóc bệnh nhân ở khoa hồi sức). Bệnh nhân nên được theo dõi liên tục kỹ lưỡng và nên có sẵn các phương tiện để giữ thông đường thở, thở máy, oxy và các thiết bị hồi sức khác. Propofol không được dùng bởi những người tham gia thủ thuật chẩn đoán hay phẫu thuật.
Khi dùng Propofol để an thần gây ngủ cho thủ thuật ngoại khoa và chẩn đoán, bệnh nhân cần được theo dõi liên tục các dấu hiệu sớm của hạ huyết áp, tắc nghẽn đường hô hấp và mất bão hòa oxy.
Cũng như các thuốc an thần khác, khi dùng Propofol để an thần trong phẫu thuật, những cử động không chủ ý của bệnh nhân có thể xảy ra. Trong tiến trình phẫu thuật đòi hỏi bệnh nhân phải nằm bất động, các cử động này có thể gây nguy hiểm đối với vị trí phẫu thuật.
Cần một khoảng thời gian thích hợp trước khi chuyển bệnh nhân đi để bảo đảm bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục sau gây mê. Rất hiếm khi việc sử dụng Propofol liên quan đến giai đoạn mất ý thức sau phẫu thuật, có thể kèm theo tăng trương lực cơ. Ðiều này có thể hay không thể được báo trước bằng một giai đoạn thức tỉnh. Mặc dù sự hồi phục có thể xảy ra tự nhiên, nhưng cần săn sóc thích hợp như đối với bệnh nhân mất ý thức.
Cũng như các loại thuốc gây mê đường tĩnh mạch khác, phải thận trọng khi dùng ở bệnh nhân có tổn thương tim, phổi, thận, gan, giảm thể tích tuần hoàn hoặc suy kiệt.
Propofol không có hoạt tính ức chế thần kinh phế vị và đã có các báo cáo về tình trạng nhịp tim chậm (đôi khi rất nặng) và vô tâm thu. Nên nghĩ tới việc dùng một thuốc kháng phó giao cảm đường tĩnh mạch trước dẫn mê hoặc lúc duy trì mê, nhất là khi trương lực phó giao cảm có nhiều khả năng chiếm ưu thế hoặc khi Propofol được dùng kèm với các thuốc có khả năng gây chậm nhịp tim.
Khi dùng Propofol ở bệnh nhân động kinh, có thể có nguy cơ co giật.
Phải săn sóc thích hợp bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa mỡ và các bệnh trạng khác mà nhũ tương lipid phải được sử dụng một cách thận trọng.
Nên theo dõi nồng độ lipid máu khi dùng Propofol ở bệnh nhân được cho là có nguy cơ bị quá tải chất béo. Phải chỉnh liều Propofol thích hợp nếu sự theo dõi cho thấy mỡ không được thanh lọc khỏi cơ thể một cách thích hợp. Nếu bệnh nhân đang được truyền tĩnh mạch cùng lúc một dung dịch lipid khác, nên giảm liều dung dịch này để bù trừ cho lượng lipid sẽ được truyền nằm trong công thức bào chế Propofol; 1,0 ml Propofol chứa khoảng 0,1 g chất béo.
Không khuyến cáo dùng Propofol trên trẻ sơ sinh để dẫn mê và duy trì mê. Dữ liệu từ việc dùng thuốc ngoài các chỉ định được ghi trên toa thuốc (off-label) cho thấy nếu phác đồ điều trị cho trẻ em (3-16 tuổi) được áp dụng cho trẻ sơ sinh thì có thể gây quá liều một cách tương đối, làm trụy tim mạch-hô hấp.
Không có dữ liệu hỗ trợ cho việc dùng Propofol để an thần cho trẻ sanh non đang được chăm sóc đặc biệt.
Không có nghiên cứu lâm sàng hỗ trợ cho việc sử dụng Propofol để an thần cho trẻ em bị bạch hầu hoặc viêm nắp thanh quản đang được chăm sóc đặc biệt.
Các khuyến cáo liên quan đến việc dùng thuốc trong Khoa Phòng Chăm sóc đặc biệt (ICU):
Rất hiếm trường hợp nhiễm toan chuyển hóa, tiêu cơ vân, tăng kali huyết và/hoặc suy tim, trong vài trường hợp có thể gây tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh nặng đang dùng Propofol để gây ngủ tại phòng chăm sóc đặc biệt. Các báo cáo này chứng tỏ tình trạng kém dẫn truyền oxy đến các mô. Mối liên hệ nhân quả giữa các biến cố này và Propofol vẫn chưa được thiết lập. Tất cả các thuốc dùng an thần và điều trị được sử dụng trong ICU (kể cả Propofol) nên được chuẩn liều để duy trì sự cung cấp oxy tối ưu và các tham số huyết động khác.
EDTA là một phức hợp của ion kim loại, kể cả kẽm. Nhu cầu cần bổ sung kẽm nên được xem xét khi dùng lâu dài Propofol, đặc biệt đối với bệnh nhân có khuynh hướng thiếu kẽm, như bệnh nhân bị bỏng, tiêu chảy và/hoặc nhiễm khuẩn nặng.
Các thận trọng khác:
Propofol không chứa các chất bảo quản kháng khuẩn và hỗ trợ sự phát triển của vi sinh vật. Khi bơm rút Propofol, phải lấy thuốc ra một cách vô trùng vào một ống tiêm vô trùng hoặc vào bộ đồ truyền ngay sau khi mở ống tiêm hoặc bẻ gãy dấu niêm phong của lọ thuốc. Phải dùng liền, không chậm trễ. Sự vô trùng phải được duy trì cho cả Propofol lẫn bộ dụng cụ để truyền trong suốt quá trình truyền. Bất kỳ dịch truyền nào thêm vào đường truyền Propofol phải được tiến hành gần chỗ vị trí ống cannula. Không nên truyền Propofol qua màng lọc vi sinh.
Propofol và mọi ống tiêm chích chứa Propofol là để dùng một lần duy nhất trên một bệnh nhân. Giống như các hướng dẫn về việc truyền các nhũ tương lipid khác, một lần truyền Propofol không nên vượt quá 12 giờ. Sau khi truyền xong hoặc hết hạn 12 giờ, tùy theo điều nào xảy ra trước, cả bình chứa Propofol lẫn dây truyền phải bị hủy bỏ và thay thế thích hợp.
Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Phải thông báo cho bệnh nhân biết là các công việc đòi hỏi kỹ năng như lái xe hoặc vận hành máy móc có thể bị rối loạn một thời gian sau khi gây mê.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Thai kỳ
Propofol không nên dùng trong thai kỳ. Tuy nhiên Propofol đã từng được dùng khi chấm dứt thai kỳ trong 3 tháng đầu.
Sản khoa
Propofol qua nhau và có thể liên quan với sự suy yếu của trẻ sơ sinh. Không nên dùng Propofol để gây mê trong sản khoa.
Giai đoạn cho con bú
Sự an toàn của trẻ sơ sinh chưa được xác định khi người mẹ cho con bú sử dụng Propofol.
Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Propofol: người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày.
Lưu ý thời kỳ mang thai
Bà bầu mang thai uống thuốc Propofol được không?
Luôn cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.
Lưu ý thời kỳ cho con bú
Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ cho mẹ và em bé.
Tương tác thuốc
Thuốc Propofol có thể tương tác với những thuốc nào?
Propofol đã được dùng kết hợp với gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng và với các thuốc tiền mê thông dụng, các thuốc ức chế thần kinh cơ, các thuốc gây mê qua đường thở và thuốc giảm đau; không ghi nhận được sự tương kỵ về dược lý nào. Propofol có thể dùng ở liều thấp khi mà gây mê được dùng như một biện pháp hỗ trợ với kỹ thuật gây tê vùng.
Propofol không được pha trộn trước với các thuốc tiêm hay dịch truyền tĩnh mạch ngoại trừ Dextrose 5% trong các túi PVC hay chai thủy tinh hoặc là thuốc tiêm lignocaine hay thuốc tiêm alfentanil trong ống tiêm bằng nhựa.
Các thuốc ức chế thần kinh cơ như atracurium và mivacurium không được cho qua cùng đường truyền tĩnh mạch với Propofol nếu trước đó không bơm đẩy hết thuốc Propofol trong đường truyền.
Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Propofol nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.
Tương tác thuốc Propofol với thực phẩm, đồ uống
Cân nhắc sử dụng chung thuốc Propofol với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
Dược lý và cơ chế
Tương tác của thuốc Propofol với các hệ sinh học
Propofol (2,6-diisopropylphenol) là một thuốc gây mê tác dụng ngắn với khởi phát tác dụng nhanh khoảng 30 giây. Sự hồi tỉnh sau gây mê thường nhanh.
Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.
Dược động học
Tác động của cơ thể đến thuốc Propofol
– Hấp thu: Sự suy giảm nồng độ propofol sau một liều tiêm tĩnh mạch hoặc sau khi ngưng truyền có thể được miêu tả theo mô hình mở 3 ngăn.
– Phân bố: Giai đọan đầu được đặc trưng bởi sự phân phối rất nhanh (thời gian bán hủy 2-4 phút).
– Thải trừ: thải trừ nhanh (thời gian bán hủy 30-60 phút) và giai đoạn cuối cùng chậm hơn, tiêu biểu cho sự tái phân phối propofol từ các mô ít được tưới máu.
Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý...)
Bảo quản
Nên bảo quản thuốc Propofol như thế nào?
Propofol phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 độ C tới 25 độ C. Không được đông lạnh.Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Propofol. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.