Pavacid

Thuốc Pavacid là gì? Hướng dẫn sử dụng, công dụng, liều dùng, lưu ý

Thuốc Pavacid là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Bảo quản | Tác dụng | Dược lý | Dược động học

Pavacid là thuốc gì?

Thuốc Pavacid là Thuốc đường tiêu hóa - Số Visa thuốc / Số đăng ký / SĐK: VN-6099-08 được sản xuất bởi S.R.S Pharma Pvt., Ltd - ẤN ĐỘ. Thuốc Pavacid chứa thành phần Rabeprazole, Tinidazole, Clarithromycin và được đóng gói dưới dạng Viên nén 20mg Rabeprazole; 500mg Tinidazole; 250mg

   
Tên thuốc Thuốc
Số đăng ký VN-6099-08
Dạng bào chế Viên nén 20mg Rabeprazole; 500mg Tinidazole; 250mg
Thành phần Rabeprazole, Tinidazole, Clarithromycin
Phân loại Thuốc đường tiêu hóa
Doanh nghiệp sản xuất S.R.S Pharma Pvt., Ltd - ẤN ĐỘ
Doanh nghiệp đăng ký M.S Clesstra Healthcare Pvt., Ltd
Doanh nghiệp phân phối

Dạng thuốc và hàm lượng

Những dạng và hàm lượng thuốc Pavacid

Thuốc Pavacid thành phần Rabeprazole, Tinidazole, Clarithromycin dưới dạng Viên nén 20mg Rabeprazole; 500mg Tinidazole; 250mg

Chỉ định

Đối tượng sử dụng - Chỉ định thuốc Pavacid

Loét dạ dày, loét tá tràng, loét miệng nối, viêm thực quản hồi lưu, hội chứng Zollinger-Ellison.

Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định(công dụng, chức năng cho đối tượng nào) ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Pavacid hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng Pavacid - Đường dùng và cách dùng

– Người lớn: 10 mg/ngày, có thể tăng lên 20 mg/ngày tùy theo mức độ bệnh.
– Thời gian điều trị: Loét tá tràng 4 – 8 tuần, loét dạ dày & viêm thực quản hồi lưu: 6 – 12 tuần.

Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Pavacid ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.

Quá liều, quên liều và xử trí

Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Pavacid

Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Pavacid cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường

Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều

Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Pavacid có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị

Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Pavacid

Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Chống chỉ định

Những trường hợp không được dùng thuốc Pavacid

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Pavacid phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.

Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ khi dùng Pavacid

Nổi mẩn, mề đay, thay đổi huyết học, ảnh hưởng đến chức năng gan, táo bón, tiêu chảy, cảm giác chướng bụng, nặng bụng, nhức đầu.

Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Pavacid

Thận trọng và lưu ý

Những lưu ý và thận trọng trước khi dùng thuốc Pavacid

– Phải loại trừ khả năng ác tính của loét dạ dày.
– Phụ nữ có thai & cho con bú.
– Người suy gan.

Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Pavacid : người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày

Lưu ý thời kỳ mang thai

Bà bầu mang thai uống thuốc Pavacid được không?

Cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ dể bảo vệ cho mẹ và em bé

Tương tác thuốc

Thuốc Pavacid có thể tương tác với những thuốc nào?

Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Pavacid nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.

Tương tác thuốc Pavacid với thực phẩm, đồ uống

Cân nhắc sử dụng chung thuốc với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Bảo quản

Nên bảo quản thuốc Pavacid như thế nào?

Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Pavacid . Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.

Tác dụng

Tác dụng và cơ chế tác dụng thuốc Pavacid

Ức chế tiết acid dạ dày :
– Rabeprazole sodium ức chế tiết acid dạ dày được kích thích bởi dibutyl cyclic AMP trong các tuyến dạ dày của thỏ được phân lập (trong thực nghiệm).

– Rabeprazole sodium ức chế mạnh sự tiết acid dạ dày được kích thích bởi histamine hoặc pentagastrin ở chó mắc bệnh rò dạ dày mãn tính cũng như sự tiết acid dạ dày trong điều kiện bình thường hoặc được kích thích bởi histamine ở chuột.

Sự đảo ngược hoạt động chống bài tiết của Rabeprazole sodium nhanh hơn và sự tăng mức gastrin trong máu của Rabeprazole sodium thấp hơn các chất ức chế bơm proton khác.

Hoạt động chống loét :
Ở chuột, Rabeprazole sodium đã chứng tỏ có tác dụng chống loét mạnh đối với nhiều loại vết loét và cải thiện các sang thương niêm mạc dạ dày thực nghiệm (stress do nhiễm lạnh, stress do bị nhúng trong nước, thắt môn vị, dùng cysteamine hoặc ethanol-HCl).

Dược lý và cơ chế

Tương tác của thuốc Pavacid với các hệ sinh học

Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.

Thông tin Dược thư quốc gia Việt Nam

(Phần dành cho chuyên gia)
  • Tên thuốc: Rabeprazol
  • Mã ATC: A02BC04
  • Phân loại: Thuốc ức chế bơm proton.
  • Chỉ định (Click để xem chi tiết)

    Loét tá tràng cấp tính: Điều trị thời gian ngắn (4 tuần). Loét dạ dày cấp tính.

    Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản có hoặc không có viêm thực quản, loét hoặc trầy xước:

    Điều trị thời gian ngắn (4 – 8 tuần). Điều trị duy trì (không quá 12 tháng) để ngăn tái phát.
    Tiêm truyền tĩnh mạch trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa cao không do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.

    Hội chứng Zollinger – Ellison.
    Kết hợp với liệu trình kháng sinh thích hợp để diệt Helicobacter pylori ở những bệnh nhân loét hành tá tràng.

    Xem chi tiết
    Tác dụng - Dược lý và cơ chế (Click để xem chi tiết)

    Rabeprazol là dẫn chất benzimidazol, có tác dụng ức chế bơm proton.
    Cơ chế tác dụng
    Rabeprazol có tác dụng ức chế tiết dịch vị cả cơ bản và trong tình trạng kích thích, không có tính chất kháng acetylcholin hoặc đối kháng thụ thể histamin H , bằng cách ức chế enzym H+/K+-ATPase ở tế bào thành của niêm mạc dạ dày.

    Enzym này được coi là bơm acid, hydrogen hoặc proton trong tế bào thành nên rabeprazol được coi là thuốc ức chế bơm proton.

    Rabeprazol được gắn vào enzym này ngăn chặn giai đoạn cuối cùng của sự tiết dịch vị. Trong tế bào thành của dạ dày, rabeprazol được proton hóa và chuyển thành sulfenamid hoạt động và sau đó gắn với cystein của bơm proton làm enzym này bất hoạt.

    Tác dụng ức chế tiết acid
    Sau khi uống 20 mg rabeprazol, tác dụng ức chế tiết acid dịch vị sẽ xuất hiện trong vòng 1 giờ, tác dụng tối đa trong vòng 2 – 4 giờ.

    Tỷ lệ ức chế tiết acid cơ bản và tiết acid do thức ăn kích thích tại thời điểm 23 giờ sau khi uống liều đầu tiên của rabeprazol là 69% và 82%, tương ứng. Thời gian ức chế có thể kéo dài đến 48 giờ.

    Tác dụng ức chế tiết acid của rabeprazol tăng nhẹ với liều lặp lại hàng ngày 1 lần và đạt mức độ ổn định sau 3 ngày dùng thuốc. Sự tiết acid trở nên bình thường sau 2 – 3 ngày ngừng thuốc.

    Giảm acid dạ dày do bất cứ nguyên nhân nào, kể cả do sử dụng rabeprazol, sẽ dẫn đến tăng các vi khuẩn bình thường trong dạ dày – ruột. Sử dụng các chất ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn dạ dày – ruột với Salmonella, Campylobacter Clostridium difficile.

    Đối với Helicobacter pylori, rabeprazol có thể ức chế vi khuẩn này ở người bị loét hành tá tràng hoặc   trào ngược do viêm thực quản khi bị nhiễm, có thể do thuốc đã gắn vào vi khuẩn làm ức chế hoạt tính của urease.

    Liệu pháp phối hợp rabeprazol với 1 hoặc nhiều kháng sinh (như clarithromycin, amoxicilin) có thể tiệt căn hiệu quả nhiễm H. pylori dạ dày.

    Ở các bệnh nhân sử dụng rabeprazol 10 – 20 mg hàng ngày trong thời gian kéo dài đến 43 tháng, nồng độ gastrin huyết thanh tăng trong 2 – 8 tuần đầu tiên cho thấy rabeprazol có tác dụng ức chế tiết acid và nồng độ gastrin duy trì ổn định nếu điều trị tiếp tục.

    Nồng độ gastrin huyết tương sẽ trở lại giá trị trước khi điều trị trong vòng 1 – 2 tuần sử dụng thuốc. pH dạ dày tăng (do thuốc ức chế tiết acid dạ dày) làm tăng sản các tế bào giống tế bào hạt ưa crôm (ECL- cell). Tuy ở chuột cống đã có tổn thương dạng carcinom, nhưng ở người đã dùng rabeprazol tới 1 năm, cho tới nay vẫn chưa thấy loạn sản dạng adenoma.

    Các tác dụng khác
    Chưa phát hiện được tác dụng toàn thân của rabeprazol lên hệ TKTW, hệ tim mạch và hệ hô hấp. Sử dụng rabeprazol natri trong vòng 2 tuần không thấy có tác dụng lên chức năng tuyến giáp, chuyển hóa carbonhydrat, nồng độ hormon tuyến cận giáp, cortisol, oestrogen, testosteron, prolactin, cholescystokinin, secretin, glucagon, hormon kích noãn, hormon hoàng thể, renin, aldosteron. Dược động học

    Hấp thu: Rabeprazol hấp thu rất nhanh và nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện ở 3,5 giờ sau khi uống thuốc. Sinh khả dụng đường uống khoảng 52% đối với viên nén bao tan trong ruột do bị chuyển hóa qua vòng tuần hoàn đầu và không thay đổi nhiều khi dùng liều một lần hay liều lặp lại.

    Phân bố: Rabeprazol gắn gần 97% với các protein huyết tương Chuyển  hóa: In  vitro  rabeprazol  chuyển hóa trong  gan bởi các isoenzym cytochrom P450 (CYP2C19  và CYP3A4)  thành các dẫn chất thioeter, thioeter của acid carboxylic, sulfon và desmethylthioeter. Ở nồng độ huyết tương thử nghiệm, rabeprazol
    không gây cảm ứng hoặc ức chế CYP3A4.

    Nửa đời của rabeprazol trong huyết tương khoảng 1 giờ, tăng từ  2 đến 3 lần ở bệnh nhân suy gan, 1,6 lần ở những người enzym CYP2C19 chuyển hóa chậm và tăng 30% ở người già.

    Thải trừ: Các dẫn chất chuyển hóa được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (gần 90%), phần còn lại thải trừ qua phân.

    Xem chi tiết
  • Tên thuốc: Tinidazol
  • Mã ATC: J01XD02; P01AB02
  • Phân loại: Thuốc kháng khuẩn; kháng động vật nguyên sinh.
  • Chỉ định (Click để xem chi tiết)

    Tinidazol thường phối hợp với các kháng sinh khác trong các trường hợp nhiễm khuẩn hỗn hợp.

    Dự phòng:
    Phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật do các vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt các nhiễm khuẩn liên quan tới phẫu thuật đại tràng, dạ dày và phụ khoa.

    Điều trị:
    Các nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí như:
    Nhiễm khuẩn trong ổ bụng như viêm màng bụng, áp xe; nhiễm khuẩn phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, viêm cơ nội mạc tử cung, áp xe vòi buồng trứng; nhiễm khuẩn huyết; nhiễm khuẩn vết thương sau phẫu thuật; nhiễm khuẩn da và các mô mềm; nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới như viêm phổi, viêm màng phổi mủ, áp xe phổi.

    Bệnh âm đạo do vi khuẩn.
    Viêm niệu đạo không thuộc lậu cầu. Viêm loét lợi cấp.
    Nhiễm Trichomonas sinh dục tiết niệu cả nam và nữ. Nhiễm Giardia.
    Nhiễm amip ruột.

    Áp xe do amip ở các tạng: Gan, lách, phổi …
    Loét dạ dày, tá tràng và viêm dạ dày do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori.

    Xem chi tiết
    Tác dụng - Dược lý và cơ chế (Click để xem chi tiết)

    Tinidazol là dẫn chất nitroimidazol tương tự metronidazol, có tính kháng khuẩn và kháng động vật nguyên sinh. Thuốc có tác dụng diệt amip, diệt Trichomonas và diệt vi khuẩn. Với amip, tinidazol có tác dụng đối với cả thể hoạt động và thể kín.

    Tinidazol có tác dụng in vitro và trong điều trị các nhiễm khuẩn chống Trichomonas vaginalis, G. duodenalis (cũng là Giardia lamblia hoặc Giardia intestinalis) và Entamoeba histolytica. Các dịch chiết tế bào Trichomonas có thể khử nhóm nitroimidazol của tinidazol và tạo gốc nitro tự do, do vậy gây ra hoạt tính kháng khuẩn của thuốc. Cơ chế tác dụng của tinidazol kháng Giardia E. histolytica chưa biết rõ.

    Tinidazol có tác dụng in vitro trên nhiều vi khuẩn kỵ khí bao gồm một số Bacteroide (ví dụ, B. fragilis, B. melaninogenicus), một  số Clostridium (ví dụ, C. difficile, C. perfringens), Prevotella, Fusobacterium, Peptococcus, Peptostreptococcus.

    Thuốc cũng có tác dụng chống Helicobacter pylori Gardnerella vaginalis. Tinidazol không có hoạt tính với phần lớn Lactobacillus thường cư trú ở âm đạo và đại tràng.

    Chưa đánh giá được khả năng phát triển kháng tinidazol ở các vi khuẩn Giardia, E. histolytica, hoặc các vi khuẩn có liên quan tới viêm âm đạo do vi khuẩn. Tuy ý nghĩa quan trọng về lâm sàng chưa rõ ràng, nhưng các nghiên cứu in vitro cho thấy trong khi một số phân lập T. vaginalis bị giảm nhạy cảm với metronidazol cũng bị giảm nhay cảm với tinidazol, thì nồng độ tối thiểu gây chết của tinidazol đối với những chủng này lại có thể thấp hơn nồng độ tối thiểu gây chết của metronidazol.

    Tinidazol có tác dụng phòng và điều trị các nhiễm khuẩn đường mật hoặc đường tiêu hóa, điều trị áp xe và điều trị các nhiễm khuẩn kỵ khí như viêm cân mạc hoại tử và hoại thư sinh hơi.  Trên thực tế thường gặp các nhiễm khuẩn hỗn hợp, do vậy cần phải phối hợp tinidazol với các kháng sinh khác một cách hợp lý để có thể loại trừ được cả các vi khuẩn hiếu khí nghi ngờ.

    Để phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật, có thể phối hợp tinidazol với doxycyclin, tinidazol với gentamicin hoặc tinidazol với cephalosporin, dùng trước và trong khi phẫu thuật. Phối hợp với amoxicilin, clarithromycin và thuốc ức chế bơm proton trong các phác đồ điều trị nhiễm H. pylori.

    Tinidazol đã được sử dụng thử nghiệm các bệnh như sốt rét P. vivax, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm nha chu, rửa ruột và phòng nhiễm khuẩn vết thương sau cắt bỏ ruột thừa bằng cách dùng tại chỗ dung dịch tinidazol.

    Nếu nghi ngờ có nhiễm hỗn hợp vi khuẩn kỵ khí và Enterococcus, nên phối hợp tinidazol với cả gentamicin và ampicilin/cephalosporin, hoặc tinidazol với vancomycin. Trường hợp nghi ngờ nhiễm các vi khuẩn Gram âm Enterobacteriaceae như Klebsiella, Proteus hoặc Escherichia cùng với các vi khuẩn kỵ khí, nên phối hợp tinidazol với các cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2.

    Nếu nghi ngờ có các vi khuẩn Enterobacteriaceae khác như Enterobacter, Morganella, Providencia, Serratia trong các nhiễm  khuẩn hỗn hợp kỵ khí và hiếu khí, cần phối hợp tinidazol với cephalosporin thế hệ 3, penicilin và thuốc ức chế beta-lactamase, monobactam và/hoặc gentamicin.

    Nếu nghi ngờ các vi khuẩn kỵ khí kháng metronidazol/ tinidazol, có thể dùng các thuốc khác thay thế như clindamycin hoặc cloramphenicol, imipenem hoặc phối hợp penicilin và thuốc ức chế beta-lactamase.

    Kháng thuốc:
    Đã có báo cáo về các chủng kháng tinidazol. Khoảng 6 – 27%   các chủng Helicobacter pylori kháng tiên phát với các dẫn chất 5-nitroimidazol.

    Dùng đồng thời với subcitrat bismuth dạng keo, thấy giảm tác dụng của nitroimidazol trong điều trị và trong các nghiên cứu in vivo. Mặc dù thường thấy có kháng chéo với các dẫn chất 5-nitroimidazol, nhưng có đến 65 – 70% các chủng Trichomonas vaginalis kháng cao với metronidazol lại cho thấy tăng nhạy cảm với tinidazol.

    Dược động học
    Tinidazol được hấp thu nhanh và hầu hết sau khi tiêm truyền tĩnh mạch hoặc uống. Nồng độ ức chế tối thiểu của tinidazol với phần lớn các vi khuẩn kỵ khí là 2 microgam/ml.

    Nồng độ đỉnh trong máu đạt 15,3 microgam/ml trong thời gian chưa đến 10 phút sau khi truyền tĩnh mạch 800 mg tinidazol, đạt 12,59 microgam/ml trong thời gian 10 phút và 35,2 microgam/ml trong thời gian 1 giờ sau các liều tiêm tĩnh mạch duy nhất tương ứng 500 mg và 1 500 mg tinidazol.

    Nồng độ đỉnh trong máu đạt 42 – 60 microgam/ml trong thời gian chưa đến 2 giờ và đạt 40 – 51 microgam/ml sau 2 giờ uống liều duy nhất 2 g tinidazol. Nồng độ đỉnh đạt 7,9 microgam/ml sau 3,4 giờ dùng liều trực tràng duy nhất 1 g tinidazol, đạt 1,0 microgam/ml sau 8,7 giờ dùng liều âm đạo duy nhất 500 mg tinidazol.

    Nồng độ kháng khuẩn trong máu trên mức nồng độ ức chế tối thiểu kéo dài trong ít nhất 24 giờ sau khi truyền tĩnh mạch 1 600 mg tinidazol hoặc sau khi uống liều duy nhất 2 g tinidazol.
    Thuốc có sinh khả dụng 100% khi dùng đường uống, 39% khi
    dùng cho trực tràng và 10% khi dùng cho âm đạo. Nửa đời thải trừ trong huyết tương là 11,1 – 14,7 giờ.

    Tinidazol được phân bố rộng rãi và nồng độ đạt được ở mật, sữa, dịch não tủy, nước bọt và các mô khác trong cơ thể tương tự với nồng độ trong huyết tương; thuốc dễ dàng qua nhau thai và hàng rào máu não. Chỉ có 12% gắn vào protein huyết tương. Thuốc chuyển hóa mạnh ở gan.

    Thuốc chưa chuyển hóa và các chất chuyển hóa của thuốc được bài tiết trong phân khoảng 12% và qua thận khoảng 18 – 25% dưới dạng không đổi.

    Xem chi tiết
  • Tên thuốc: Clarithromycin
  • Mã ATC: J01F A09
  • Phân loại: Kháng sinh macrolid bán tổng hợp.
  • Chỉ định (Click để xem chi tiết)

    Clarithromycin được chỉ định thay thế cho penicilin ở người bị dị ứng với penicilin khi bị nhiễm vi khuẩn nhạy cảm như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang cấp, viêm phế quản mạn có đợt cấp, viêm phổi, da và các mô mềm. Ðiều này khó thực hiện ở Việt Nam vì hiện nay đa số vi khuẩn đều kháng với các loại macrolid.

    Clarithromycin chỉ nên dành để điều trị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae và Legionella, bệnh bạch hầu và giai đoạn đầu của ho gà và nhiễm khuẩn cơ hội do Mycobacterium (bệnh phổi do phức hợp MAC: Mycobacterium avium complex).

    Clarithromycin được dùng phối hợp với 1 thuốc ức chế bơm proton hoặc 1 thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 và đôi khi với 1 thuốc kháng khuẩn khác để tiệt trừ Helicobacter pylori trong điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng đang tiến triển.

    Xem chi tiết
    Tác dụng - Dược lý và cơ chế (Click để xem chi tiết)

    Clarithromycin là kháng sinh macrolid bán tổng hợp. Clarithromycin thường có tác dụng kìm khuẩn, mặc dù có thể có tác dụng diệt khuẩn ở liều cao hoặc đối với những chủng rất nhạy cảm. Clarithromycin ức chế sự tổng hợp protein ở vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn với tiểu đơn vị 50S ribosom.

    Vị trí tác dụng của clarithromycin hình như cũng là vị trí tác dụng của erythromycin, clindamycin, lincomycin và cloramphenicol. Clarithromycin có tác dụng mạnh hơn erythromycin một chút đối với Moraxella (Branhamella) catarrhalis và Legionella spp.

    Tác dụng rất mạnh đối với Chlamydia spp, Ureaplasma urealyticum và hơn hẳn các macrolid khác đối với Mycobacterium avium nội bào (MAI = Mycobacterium avium intracellulaire). Nó cũng có tác dụng với M. leprae.

    Trong một vài tài liệu có nói đến tác dụng in vitro với Toxoplasma gondii và có một vài tác dụng với Cryptosporidis. Chất chuyển hóa 14 – hydroxy clarithromycin có hoạt tính và có thể hiệp đồng in vitro với thuốc mẹ để làm tăng đáng kể hoạt tính của clarithromycin trên lâm sàng đối với Haemophilus influenzae. Chất chuyển hóa có nửa đời từ 4 – 9 giờ.

    Clarithromycin được dung nạp ở dạ dày – ruột tốt hơn erythromycin. Clarithromycin có ái lực với CYP 3A – 4 thấp hơn erythromycin và vì vậy tương tác thuốc ít quan trọng hơn trên lâm sàng. Tuy vậy clarithromycin chống chỉ định dùng chung với astemizol, cisaprid và terfenadin.

    Clarithromycin khi uống được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và chịu sự chuyển hóa đầu tiên ở mức độ cao làm cho khả dụng sinh học của thuốc mẹ giảm xuống còn khoảng 55%. Mức hấp thụ gần như không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nồng độ đỉnh của clarithromycin và chất chuyển hóa chính 14 – hydroxy clarithromycin khoảng 0,6 – 0,7 microgam/ml, sau khi uống một liều duy nhất 250 mg. Ở trạng thái cân bằng động ở cùng mức liều trên cho nồng độ đỉnh khoảng 1 microgam /ml.

    Dược động học của clarithromycin không tuyến tính và phụ thuộc liều. Các liều lớn có thể tạo nên các nồng độ đỉnh tăng không theo tỷ lệ thuận do chuyển hóa thuốc bị bão hòa.

    Clarithromycin và chất chuyển hóa chính được phân phối rộng rãi và nồng độ trong mô vượt nồng độ trong huyết thanh do một phần thuốc được thu nạp vào trong tế bào. Thuốc chuyển hóa nhiều ở gan và thải ra phân qua đường mật.

    Một phần đáng kể được thải qua nước tiểu. Khoảng 20 và 30% theo thứ tự ứng với liều 250 mg và 500 mg được thải qua nước tiểu dưới dạng không bị chuyển hóa. 14 – hydroxy clarithromycin cũng như các chất chuyển hóa khác cũng được thải qua nước tiểu. Nửa đời của clarithromycin khoảng 3 – 4 giờ khi người bệnh uống 250 mg clarithromycin, 2 lần/ngày, và khoảng 5 – 7 giờ khi người bệnh uống liều 500 mg, 2 lần/ngày. Nửa đời bị kéo dài ở người bệnh suy thận.

    Tình hình vi khuẩn kháng đối với macrolid ở Việt Nam có chiều hướng tăng nhanh. Các vi khuẩn kháng với erythromycin thường cũng kháng với các macrolid khác bao gồm clarithromycin.
    Mức kháng erythromycin của Staphylococcus và Streptococcus là 44%
    (ASTS, 1997) và của S.pneumoniae là khoảng 25% (ASTS,1996)

    Xem chi tiết

Thông tin Thuốc gốc

(Phần dành cho chuyên gia)
  • Tên thuốc: Rabeprazole
  • Nhóm sản phẩm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Thuốc biệt dược: Rabeprazol Gastech 20
  • Chỉ định (Click để xem chi tiết)

    Bệnh lý hồi lưu dạ dày thực quản, loét tá tràng & hội chứng Zollinger-Ellison.

    Xem chi tiết
    Tác dụng - Dược lý và cơ chế (Click để xem chi tiết)

    Rabeprazole ức chế H+, K+ – ATPase.
    Rabeprazole sodium ức chế mạnh H+, K+ – ATPase điều chế từ niêm mạc dạ dày của lợn.

    Xem chi tiết
  • Tên thuốc: Tinidazole
  • Nhóm sản phẩm: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
  • Thuốc biệt dược: Tinidazol Depantil Kit
  • Chỉ định (Click để xem chi tiết)

    Dự phòng:
    Ngăn ngừa nhiễm khuẩn sau phẫu thuật do vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là những nhiễm khuẩn sau phẫu thuật đại tràng, tiêu hóa và phụ khoa.

    Ðiều trị những nhiễm khuẩn sau: Nhiễm khuẩn kỵ khí như: – Nhiễm khuẩn trong phúc mạc: viêm phúc mạc, áp-xe.

    – Nhiễm khuẩn phụ khoa: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, áp-xe tử cung-buồng trứng.

    – Nhiễm khuẩn huyết.

    – Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

    – Nhiễm khuẩn da và mô mềm.

    – Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới: Viêm phổi, viêm mủ màng phổi, áp-xe phổi.

    Viêm âm đạo không đặc hiệu.

    Viêm loét lợi cấp tính.
    Bệnh Trichomonas đường niệu dục ở cả nam lẫn nữ.
    Bệnh Giardia.
    Bệnh amip ruột.
    Bệnh amip gan.

    Xem chi tiết
    Tác dụng - Dược lý và cơ chế (Click để xem chi tiết)

    Tinidazole là một dẫn xuất thay thế của hợp chất imidazole có tác động kháng nguyên sinh động vật và kháng vi khuẩn kỵ khí.

    Xem chi tiết
  • Tên thuốc: Clarithromycin
  • Nhóm sản phẩm: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
  • Thuốc biệt dược: Clarithromycine Acem 250; AsiClarithromycin 250mg; Baxpel 250
  • Chỉ định (Click để xem chi tiết)

    Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm: – Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm phổi cộng đồng.

    – Nhiễm trùng da và mô mềm mức độ nhẹ đến vừa.

    – Nhiễm khuẩn bội nhiễm trên bệnh nhân nhiễm HIV do nhiễm Mycobacterium avium hay M. avium complex (MAC).

    – Viêm loét dạ dày-tá tràng do nhiễm H. pylori (thường phối hợp với một thuốc ức chế tiết acid dịch vị).

    Xem chi tiết
    Tác dụng - Dược lý và cơ chế (Click để xem chi tiết)

    Clarithromycin là một macrolid 14C thế hệ mới được bán tổng hợp từ erythromycin với một nhóm thế methoxy tại vị trí C-6 của vòng macrolid.

    Sự thay đổi cấu trúc đã giúp cho clarithomycin gia tăng tính thân dầu, mở rộng phổ kháng khuẩn, gia tăng nồng độ trong mô, cải thiện tính ổn định trong môi trường acid, gia tăng khả dụng sinh học và giảm tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa.

    Clarithromycin có tác động kháng khuẩn do gắn kết với một vị trí đặc hiệu trên tiểu đơn vị ribosom 50s của những vi khuẩn nhạy cảm qua đó ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của clarithromycin thấp hơn từ 2-4 lần so với MIC của erythromycin.

    Chất chuyển hóa 14-hydroxy của clarithromycin cũng có hoạt tính kháng khuẩn với tác dụng mạnh hơn trên H. influenzae.

    Clarithromycin có hiệu lực cao chống lại những vi khuẩn gram dương và gram âm, ái khí và kỵ khí bao gồm:
    Staphylococcus aureus; Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn tiêu huyết b nhóm A); liên cầu tiêu huyết a (nhóm viridans); Streptococcus (Dipplococcus) pneumoniae; Streptococcus agalactiae; Listeria monocytogenes, Hemophillus influenzea; Hemophillus para influenzea; Moraxella (Branhamella) catarrhalis; Neisseria gonorrheae; Legionella pneumophila; Bordetella pertussis; Helicobacter pylori; Campylobacter jejuni. Bacteroides fragilis nhạy macrolide; Clostridium perfringens; Peptococcus species; Propionibacterium acnes; Mycoplasma pneumoniae; Ureaplasma urealyticum.

    Clarithromycin cũng có tác dụng mạnh trên những vi sinh vật khác như Chlamydia trachomatis; Toxoplasma gondii; Mycobacterium avium; Mycobacterium leprea; Mycobacterium Kansasii; Mycobacterium chelonae; Mycobacterium fortuitum; Mycobacterium intracellulare.

    Xem chi tiết

Dược động học

Tác động của cơ thể đến thuốc Pavacid

Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý...)

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã tổng hợp các thông tin cần biết về thuốc Pavacid từ Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất, Thuốc biệt dược, Drugbank và các nguồn thông tin y khoa uy tín trên thế giới: Drugs, WebMD, Rxlist. Nội dung được tổng hợp lại và trình bày một cách dễ hiểu nhất để bạn nắm bắt thông tin sử dụng thuốc Pavacid một cách dễ dàng. Nội dung không thay thế tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và lời khuyên từ bác sĩ. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

Dược thư quốc gia Việt Nam

https://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-27297/pavacid.aspx

Drugbank.vn

thuốc Pavacid là thuốc gì

cách dùng thuốc Pavacid

tác dụng thuốc Pavacid

công dụng thuốc Pavacid

thuốc Pavacid giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Pavacid

giá bán thuốc Pavacid

mua thuốc Pavacid

Xem thêmParetoc 20
Xem thêmPentasa

Thuốc Pavacid là thuốc gì?

Thuốc Pavacid là Thuốc đường tiêu hóa - Số Visa thuốc / Số đăng ký / SĐK: VN-6099-08 được sản xuất bởi S.R.S Pharma Pvt., Ltd - ẤN ĐỘ Xem chi tiết

Dạng thuốc và hàm lượng thuốc Pavacid?

Thuốc Pavacid thành phần Rabeprazole, Tinidazole, Clarithromycin dưới dạng Viên nén 20mg Rabeprazole; 500mg Tinidazole; 250mg. Xem chi tiết

Công dụng, liều dùng, giá bán thuốc Pavacid?

Thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Pavacid Xem chi tiết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here