Thuốc Budesonid

Thuốc là gì? Hướng dẫn sử dụng - Dược thư quốc gia

Thuốc Budesonid là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Dược lý Dược động học | Bảo quản | Quy chế

Dưới đây là thông tin được biên tập lại từ thông tin thuốc Budesonid có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Nội dung tham khảo này dành cho chuyên gia, những người có hiểu biết về y khoa.

Xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Budesonide được tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Thông tin chung

Thuốc Budesonid (Budesonide - H02A B16, A07E A06, D07A C09, R01A D05, R03B A02) là Corticosteroid: Glucocorticoid hít. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Budesonid và được đóng gói dưới dạng Bình xịt khí dung: Bình khí dung xịt mũi: 50 microgam/liều xịt, bình 200 liều; 200 microgam/liều xịt, bình 100 liều.Bình khí dung xịt qua miệng: 50 microgam/liều xịt, bình 200 liều; 200 microgam/liều xịt, bình 100 liều và bình 200 liều.Tá dược bao gồm chất đẩy (diclorodifluoromenthan, tricloromonofluoromethan, diclorotetrafluoroethan) và sorbitan trioleat.Ống hít bột khô: 100 microgam/liều hít, ống 200 liều; 200 microgam/liều hít, ống 100 liều; 400 micro- gam/liều hít, ống 50 liều.Ống phun mù đơn liều: 250 microgam/ml, ống 2 ml; 500 microgam/ml, ống 2 ml có thể pha loãng tới 50% với dung dịch natri clorid 0,9%.

   
Tên thuốc Thuốc BUDESONID ®
Tên quốc tế Thuốc Budesonide
Tên thương mại Thuốc
Mã ATC H02A B16, A07E A06, D07A C09, R01A D05, R03B A02
Nhóm thuốc Corticosteroid: Glucocorticoid hít.
Thành phần Budesonid

Dạng thuốc và hàm lượng

Bình xịt khí dung: Bình khí dung xịt mũi: 50 microgam/liều xịt, bình 200 liều; 200 microgam/liều xịt, bình 100 liều.Bình khí dung xịt qua miệng: 50 microgam/liều xịt, bình 200 liều; 200 microgam/liều xịt, bình 100 liều và bình 200 liều.Tá dược bao gồm chất đẩy (diclorodifluoromenthan, tricloromonofluoromethan, diclorotetrafluoroethan) và sorbitan trioleat.Ống hít bột khô: 100 microgam/liều hít, ống 200 liều; 200 microgam/liều hít, ống 100 liều; 400 micro- gam/liều hít, ống 50 liều.Ống phun mù đơn liều: 250 microgam/ml, ống 2 ml; 500 microgam/ml, ống 2 ml có thể pha loãng tới 50% với dung dịch natri clorid 0,9%.

Chỉ định

Dùng bình xịt mũi trẻ em và người lớn: Ðiều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm.
Hít qua miệng: Ðiều trị duy trì và dự phòng bệnh hen.

Ở nhiều người bệnh hen, sử dụng budesonid hít làm giảm nhu cầu corticosteroid uống hoặc có thể thay thế hoàn toàn thuốc này. Corticosteroid hít không có hiệu lực cắt cơn hen cấp tính, nhưng cần dùng liên tục làm thuốc dự phòng hàng ngày.

Liều dùng và cách dùng

Hướng dẫn dùng bình xịt:
Bình khí dung để hít qua miệng:
Mở nắp bảo vệ, lắc kỹ bình xịt để trộn đều các chất trong bình.
Ngậm môi xung quanh miệng bình xịt.
Thở ra từ từ và triệt để.

Hít vào bằng đường miệng từ từ và sâu, đồng thời ấn vào đáy bình để xịt ra 1 liều đã định sẵn. Ðối với trẻ nhỏ nên dùng 1 thiết bị hít.

Nhịn thở càng lâu càng tốt, khoảng 10 giây rồi thở ra. Nếu cần dùng thêm liều, lắc bình khí dung lần nữa và lặp lại các bước. Sau mỗi lần dùng, súc miệng và họng với nước.

Bình xịt mũi:
Hỉ mũi, lắc bình, mở nắp bảo vệ.
Giữ bình, đưa đầu bình vào lỗ mũi rồi bơm số liều cần thiết. Bơm tiếp vào lỗ mũi thứ 2 giống như trên.

Ðậy nắp, để bình ở tư thế thẳng đứng. Không dùng quá liều quy định: Xịt 2 lần (100 microgam) vào mỗi lỗ mũi sáng và tối. Khi có tác dụng tốt, giảm xuống 1 lần xịt vào sáng hoặc tối. Giữ bình sạch sẽ, rửa bằng nước ấm và để khô.
Ống hít bột khô, ống phun mù: Xem hướng dẫn trong đơn kèm theo đóng gói.

Liều lượng:
Liều lượng phải thích ứng theo mức độ bệnh, liều tăng lên nếu lưu lượng đỉnh thở ra cho thấy chức năng phổi giảm hoặc khi người bệnh phải tăng liều dùng thuốc kích thích beta2.
Chỉ định và liều lượng dựa vào “Bảng xử lý hen mạn” của Anh như sau:

Hướng dẫn sử dụng trong hen mạn.
Bắt đầu ở mục thích hợp nhất với mức độ nặng nhẹ ban đầu; liệu trình “cứu nguy” dùng prednisolon vào bất cứ lúc nào hoặc vào bất cứ bậc nào.
Hen mạn: Người lớn và trẻ em tuổi đi học.

Bậc 1: Thỉnh thoảng dùng một thuốc giãn phế quản:

Dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần (không quá 1 lần/ngày). Chuyển sang bậc 2, nếu cần hít trên 1 lần/ngày.

Bậc 2: Liệu pháp dự phòng thường xuyên bằng thuốc hít:
Dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần, cộng với corticosteroid hít thường xuyên với liều trung bình (budesonid: 100 – 400 microgam, ngày 2 lần).

Bậc 3: Corticosteroid hít liều cao hoặc corticosteroid hít liều trung bình cộng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng kéo dài:
Dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần, cộng với dùng thường xuyên liều cao corticosteroid hít (budesonid: 800 – 2000 microgam chia làm nhiều lần/ngày) hoặc dùng thường xuyên corticosteroid hít liều trung bình cộng với dùng đều đặn thuốc hít kích thích beta2 tác dụng kéo dài.

Bậc 4: Corticosteroid hít liều cao cộng thuốc giãn phế quản dùng thường xuyên: Dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần, với corticosteroid hít liều cao dùng thường xuyên hoặc corticosteroid hít liều trung bình dùng thường xuyên, cộng thêm điều trị thử lần lượt với một hoặc vài thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.

Bậc 5: Corticosteroid uống thường xuyên:
Dùng thuốc kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần, với corticosteroid hít liều cao dùng thường xuyên và một hoặc vài thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài cộng với prednisolon uống thường xuyên (với liều độc nhất hàng ngày 30 – 60 mg).
Xuống bậc:

Ðánh giá điều trị từng 3 – 6 tháng. Nếu kiểm soát bệnh được tốt, có thể giảm xuống bậc dưới. Nếu điều trị mới bắt đầu gần đây ở bậc 4 hoặc 5 (hoặc có dùng corticosteroid uống) thì có thể giảm sớm hơn.

Hen mạn: Trẻ em dưới 5 tuổi.
Bậc 1: Thỉnh thoảng dùng một thuốc giãn phế quản:
Dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần (không quá 1 lần/ngày).

Bậc 2: Liệu pháp dự phòng đầu tiên bằng thuốc hít:
Dùng thuốc kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần, cộng với corticosteroid hít thường xuyên với liều trung bình của trẻ em (budesonid: Cho tới 400 microgam/ngày, chia làm nhiều lần; liều đầu tiên tùy thuộc tuổi, thể trọng và mức độ nặng nhẹ của hen; dùng thiết bị hít cỡ lớn).

Cân nhắc để ổn định bệnh:
Liệu trình 5 ngày dùng viên prednisolon tan (dưới 1 tuổi: 1 – 2 mg/kg thể trọng/ngày; 1 – 5 tuổi: 20 mg/ngày; liệu trình cứu nguy thường trong 1 – 3 ngày) hoặc tăng tạm thời liều corticosteroid hít lên gấp đôi.

Bậc 3: Corticosteroid hít liều cao:
Dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần, cộng corticosteroid hít liều cao (budesonid: tới 800 microgam/ngày, chia làm nhiều lần).

Cân nhắc:
Liệu trình ngắn dùng viên prednisolon tan (dưới 1 tuổi: 1 – 2 mg/kg thể trọng/ngày; 1 – 5 tuổi: 20 mg/ngày, liệu trình cứu nguy thường trong 1 – 3 ngày); dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng kéo dài hoặc dùng thường xuyên theophylin uống giải phóng chậm.

Bậc 4: Corticosteroid hít liều cao cộng thuốc giãn phế quản thường xuyên:
Dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng ngắn khi cần, cộng corticosteroid hít liều cao (budesonid: Tới 2000 microgam hàng ngày dùng qua một thiết bị hít cỡ lớn).

Cân nhắc:
Liệu trình ngắn dùng viên prednisolon tan (dưới 1 tuổi: 1 – 2 mg/kg thể trọng/ngày; 1 – 5 tuổi: 20 mg/ngày, liệu trình cứu nguy thường trong 1 – 3 ngày); dùng thuốc hít kích thích beta2 tác dụng kéo dài hoặc dùng thường xuyên theophylin uống giải phóng chậm; ngoài ra còn dùng thuốc kích thích beta2 phun mù.

Xuống bậc:
Thường xuyên đánh giá để điều chỉnh.

Quá liều và xử trí

Những triệu chứng quá liều gồm kích thích và cảm giác bỏng rát ở niêm mạc mũi, hắt hơi, nhiễm nấm Candida trong mũi và họng, loét mũi, chảy máu cam, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu.

Khi dùng thuốc quá liều, có thể xảy ra tăng năng vỏ tuyến thượng thận và ức chế tuyến thượng thận; trong những trường hợp này, cân nhắc để quyết định tạm ngừng hoặc ngừng hẳn corticosteroid.

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Một ADR đặc biệt gây bởi corticosteroid hít là bệnh nấm Candida miệng – họng. Khàn giọng cũng có thể do tác dụng trực tiếp của thuốc hít trên dây thanh.

Thường gặp, ADR >1/100
Thần kinh trung ương: Tình trạng kích động, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, thay đổi tâm thần.

Tim mạch: Tim đập mạnh.
Dạ dày – ruột: Kích thích dạ dày – ruột, đắng miệng, bệnh nấm Candida miệng, chán ăn, thèm ăn, khô miệng, khô họng, mất vị giác.

Hô hấp: Ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm phế quản, khàn giọng, chảy máu cam.
Da: Ngứa, ban, trứng cá, mày đay.
Nội tiết và chuyển hóa: Rối loạn kinh nguyệt.
Mắt: Ðục thủy tinh thể.
Khác: Mất nhận thức về khứu giác.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 Tiêu hóa: Ðầy bụng.
Hô hấp: Co thắt phế quản, thở nông.
Nội tiết và chuyển hóa: Ức chế ACTH, trẻ em chậm lớn.

Hướng dẫn cách xử trí ADR
Có thể làm giảm rất nhiều tỷ lệ khàn tiếng hoặc nấm Candida miệng – họng bằng những biện pháp làm giảm lượng thuốc bám vào khoang miệng, như súc miệng và họng sau khi bơm thuốc.

Có thể làm giảm tỷ lệ ADR trong điều trị dài hạn bằng việc định kỳ thử ngừng dùng corticosteroid hít ở những người bệnh được kiểm soát tốt.

Thận trọng và lưu ý

Với những người bệnh bị viêm mũi do nấm hoặc virus, người bệnh lao phổi.

Khi người bệnh cũng dùng cả thuốc giãn phế quản hít thì nên dùng thuốc đó trước khi dùng budesonid để tăng lượng budesonid nhập vào phế quản. Hai thuốc dùng cách nhau vài phút.

Sau liệu pháp dài ngày dùng budesonid hít ở người bệnh hen, khi ngừng thuốc, tính tăng phản ứng của phế quản có thể trở lại, và những triệu chứng của bệnh có thể xấu đi, mặc dù một phần ba số người bệnh có thể ngừng hoàn toàn thuốc budesonid hít mà triệu chứng không xấu đi sau khi điều trị dài ngày.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Nguyên tắc chung là nên tránh dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, trừ khi lợi ích vượt trội so với nguy hại.

Nếu việc điều trị bằng corticosteroid trong thai kỳ là không thể tránh được, thì nên dùng corticosteroid hít vì ảnh hưởng toàn thân thấp. Trẻ sơ sinh có mẹ đã dùng những liều corticosteroid đáng kể trong thai kỳ, phải được theo dõi về thiểu năng thượng thận và cân nặng.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Không có thông tin về sự bài tiết budesonid vào sữa mẹ. Vì vậy nên ngừng cho con bú khi người mẹ dùng budesonid.

Tương tác thuốc

Mặc dù cho tới nay chưa có báo cáo về những tương tác thuốc, người ta cho rằng budesonid có khả năng tương tác với những thuốc được biết là có tương tác với những corticosteroid khác như: Barbiturat, phenytoin, và rifampicin gây cảm ứng enzym gan và có thể làm tăng chuyển hóa corticosteroid; oestrogen có thể làm tăng tác dụng của hydrocortison; thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày – ruột; những thuốc gây mất kali có thể làm tăng tác dụng gây thải kali của corticosteroid.

Dược lý và cơ chế

Budesonid là một corticosteroid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch rõ rệt. Budesonid, cũng như những corticosteroid khác, làm giảm phản ứng viêm bằng cách làm giảm tổng hợp prostaglandin do hoạt hóa phospholipase A2.

Corticosteroid làm tăng nồng độ một số phospholipid màng gây ức chế tổng hợp prostaglandin. Những thuốc này cũng làm tăng nồng độ lipocortin, là protein làm giảm những cơ chất phospholipid của phospholipase A2.

Corticosteroid làm giảm tính thấm mao mạch do ức chế hoạt tính của kinin và nội độc tố vi khuẩn, và do làm giảm lượng histamin tiết ra từ bạch cầu ưa base.

Sử dụng corticosteroid tan trong lipid như budesonid cho phép đưa thuốc này vào đường hô hấp với sự hấp thụ toàn thân ở mức tối thiểu và rất ít tác dụng toàn thân ở những người bệnh hen nhẹ và vừa.

Sử dụng dài ngày corticosteroid hít làm giảm rõ rệt triệu chứng và cải thiện chức năng phổi ở người bệnh hen nhẹ. Sử dụng lâu dài thuốc hít cũng làm giảm nhu cầu corticosteroid uống ở người bệnh hen nặng hơn. Trái với thuốc kích thích beta và theophylin, corticosteroid hít làm giảm tính tăng phản ứng của phế quản người bệnh.

Corticosteroid có hiệu quả trong hen; thuốc làm giảm viêm niêm mạc phế quản (do đó làm giảm phù và tiết nhày trong phế quản). Nên dùng corticosteroid hít để điều trị dự phòng hen khi người bệnh phải hít thuốc kích thích beta2 tác dụng ngắn trên 1 lần trong 1 ngày.

Phải dùng corticosteroid hít đều đặn để đạt kết quả tối đa; các triệu chứng thường đỡ sau khi bắt đầu dùng thuốc từ 3 – 7 ngày.

Khi uống budesonid, nồng độ đỉnh huyết tương đạt sau khoảng 1 – 2 giờ, nhưng khả dụng sinh học tuyệt đối toàn thân thấp (6 – 13%), chủ yếu do thuốc chuyển hóa mạnh khi qua gan lần đầu.

Trái lại, phần lớn budesonid hít vào phổi được hấp thụ toàn thân. Ở người khỏe mạnh, 34% liều xịt đọng ở phổi, với khả dụng sinh học tuyệt đối toàn thân là 39%. Nồng độ đỉnh huyết tương của budesonid đạt trong vòng 30 phút sau khi hít vào.
Thể tích phân bố của budesonid xấp xỉ 3 lít/kg. Khoảng 85 – 90% thuốc gắn kết với protein huyết tương.

Budesonid chuyển hóa nhanh và mạnh trong gan. Hai chất chuyển hóa chủ yếu, tạo nên qua sự biến đổi sinh học, xúc tác bởi cytocrom P450 3A, là 16 alpha – hydroxyprednisolon và 6 beta – hydroxybudesonid. Hoạt tính corticosteroid của mỗi chất chuyển hóa này chưa bằng 1% hoạt tính của thuốc mẹ.

Budesonid bài tiết trong nước tiểu và phân dưới dạng chất chuyển hóa. Trong nước tiểu, tìm thấy xấp xỉ 60% liều thuốc tiêm tĩnh mạch có đánh dấu phóng xạ. Không phát hiện được budesonid dạng không biến đổi của thuốc trong nước tiểu.
Không thấy có sự khác nhau về dược động học do chủng tộc, giới tính hoặc tuổi cao.

Ở người bệnh trẻ em, sau khi hít budesonid qua một bình hít điều áp với liều xác định, khả dụng sinh học tuyệt đối toàn thân giống như ở người lớn.

Bảo quản

Chế phẩm budesonid hít phải bảo quản nơi khô ráo, ở nhiệt độ 20OC đến 25OC.

Quy chế

Thuốc độc bảng B. Thành phẩm giảm độc: Hỗn hợp khí dung có nồng độ tối đa là 0,025%. Khí dung phân liều có hàm lượng tối đa là 0,5 mg/lần phun.

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã biên tập lại các thông tin về thuốc Budesonid trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

Với những người không phải chuyên gia có thể xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Budesonide được chúng tôi tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Dược thư quốc gia Việt Nam

thuốc Budesonid là gì

cách dùng thuốc Budesonid

tác dụng thuốc Budesonid

công dụng thuốc Budesonid

thuốc Budesonid giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Budesonid

giá bán thuốc Budesonid

mua thuốc Budesonid

Thuốc Budesonid là thuốc gì?

Thuốc Budesonid (Budesonide - H02A B16, A07E A06, D07A C09, R01A D05, R03B A02) là Corticosteroid: Glucocorticoid hít. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Budesonid Xem chi tiết

Dạng thuốc, mã ATC và tên quốc tế?

Thuốc Budesonid Bình xịt khí dung: Bình khí dung xịt mũi: 50 microgam/liều xịt, bình 200 liều; 200 microgam/liều xịt, bình 100 liều.Bình khí dung xịt qua miệng: 50 microgam/liều xịt, bình 200 liều; 200 microgam/liều xịt, bình 100 liều và bình 200 liều.Tá dược bao gồm chất đẩy (diclorodifluoromenthan, tricloromonofluoromethan, diclorotetrafluoroethan) và sorbitan trioleat.Ống hít bột khô: 100 microgam/liều hít, ống 200 liều; 200 microgam/liều hít, ống 100 liều; 400 micro- gam/liều hít, ống 50 liều.Ống phun mù đơn liều: 250 microgam/ml, ống 2 ml; 500 microgam/ml, ống 2 ml có thể pha loãng tới 50% với dung dịch natri clorid 0,9%.. Mã ATC: H02A B16, A07E A06, D07A C09, R01A D05, R03B A02. Tên quốc tế: Budesonide Xem chi tiết

Thông tin thuốc Budesonid?

Dược thư quốc gia Việt Nam: thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Budesonid Xem chi tiết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here