Thuốc Clotrimazol

Thuốc là gì? Hướng dẫn sử dụng - Dược thư quốc gia

Thuốc Clotrimazol là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Dược lý Dược động học | Bảo quản | Quy chế

Dưới đây là thông tin được biên tập lại từ thông tin thuốc Clotrimazol có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Nội dung tham khảo này dành cho chuyên gia, những người có hiểu biết về y khoa.

Xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Clotrimazole được tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Thông tin chung

Thuốc Clotrimazol (Clotrimazole - A01A B18, D01A C01, G01A F02) là Thuốc chống nấm tại chỗ, phổ rộng. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Clotrimazol và được đóng gói dưới dạng Viên ngậm 10 mg, kem 1%, dung dịch dùng ngoài 1%, viên đặt âm đạo 100 mg và 500 mg, kem âm đạo 1%.Dùng đơn độc hoặc phối hợp với một số thuốc khác như: betamethason (Lotriderm, Lotrisone), hydrocortison (Canesten HC).

   
Tên thuốc Thuốc CLOTRIMAZOL ®
Tên quốc tế Thuốc Clotrimazole
Tên thương mại Thuốc
Mã ATC A01A B18, D01A C01, G01A F02
Nhóm thuốc Thuốc chống nấm tại chỗ, phổ rộng.
Thành phần Clotrimazol

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên ngậm 10 mg, kem 1%, dung dịch dùng ngoài 1%, viên đặt âm đạo 100 mg và 500 mg, kem âm đạo 1%.Dùng đơn độc hoặc phối hợp với một số thuốc khác như: betamethason (Lotriderm, Lotrisone), hydrocortison (Canesten HC).

Chỉ định

Clotrimazol được chỉ định để điều trị tại chỗ các bệnh nấm như: Bệnh nấm Candida ở miệng, họng; bệnh nấm da, bệnh nấm Candida ngoài da, nấm kẽ ngón tay, kẽ chân, cũng như bệnh nấm Candida ở âm hộ, âm đạo, lang ben do Malassezia furfur, viêm móng và quanh móng…

Liều dùng và cách dùng

Dùng đường miệng để điều trị tại chỗ: Ngậm viên thuốc 10mg cho tới khi tan hoàn toàn, mất khoảng 15 – 30 phút. Nuốt nước bọt trong khi ngậm. Không nhai hoặc nuốt cả viên. Mỗi ngày dùng 5 lần, trong 14 ngày liền.

Dùng ngoài da: Bôi nhẹ một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da bị bệnh, 2 lần /ngày. Nếu bệnh không đỡ sau 4 tuần điều trị, cần phải xem lại chẩn đoán. Bệnh thường đỡ trong vòng 1 tuần. Có khi phải điều trị đến 8 tuần.

Ðiều trị nấm âm đạo: Ðặt một viên 100 mg vào âm đạo mỗi tối trước khi đi ngủ, dùng liền trong 7 ngày, hoặc một viên 500 mg, chỉ một lần.
Dạng kem: dùng 5 g/lần/ngày trong 7 – 14 ngày.

Quá liều và xử trí

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Dùng đường miệng: Những phản ứng phụ thường gặp chiếm 5%: kích ứng và rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn. Các triệu chứng về tiết niệu như đái rắt, đái máu.
Tăng enzym gan (> 10%); giảm bạch cầu trung tính, trầm cảm.

Dùng tại chỗ: Các phản ứng tại chỗ (> 1%) bao gồm bỏng nhẹ, kích ứng, viêm da dị ứng do tiếp xúc, đau rát vùng bôi thuốc ở da hoặc âm đạo.

Thận trọng và lưu ý

Không dùng clotrimazol cho điều trị nhiễm nấm toàn thân.
Không dùng clotrimazol đường miệng cho trẻ dưới 3 tuổi, vì chưa xác định hiệu quả và độ an toàn.

Nếu có kích ứng hoặc mẫn cảm khi dùng clotrimazol, phải ngừng thuốc và điều trị thích hợp.
Phải điều trị thuốc đủ thời gian mặc dù các triệu chứng có thuyên giảm.
Sau 4 tuần điều trị, nếu không đỡ cần khám lại.

Báo với thầy thuốc nếu có biểu hiện tăng kích ứng ở vùng bôi thuốc (đỏ, ngứa, bỏng, mụn nước, sưng), dấu hiệu của sự quá mẫn.
Tránh các nguồn gây nhiễm khuẩn hoặc tái nhiễm.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Chưa có đủ các số liệu nghiên cứu trên người mang thai trong 3 tháng đầu. Thuốc này chỉ được dùng cho người mang thai trong 3 tháng đầu khi có chỉ định rõ ràng của bác sĩ.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Vẫn chưa biết liệu thuốc có bài tiết qua sữa không, thận trọng khi dùng cho người cho con bú.

Tương tác thuốc

Chưa có thông báo về tác dụng hiệp đồng hay đối kháng giữa clotrimazol và nystatin, amphotericin B hay flucytosin với các loài C. albicans.
Nồng độ tacrolimus trong huyết thanh của người bệnh ghép gan tăng lên khi dùng đồng thời với clotrimazol. Do vậy nên giảm liều tacrolimus theo nhu cầu.

Dược lý và cơ chế

Clotrimazol là thuốc chống nấm phổ rộng được dùng điều trị các trường hợp bệnh ngoài da do nhiễm các loài nấm gây bệnh khác nhau và cũng có tác dụng trên Trichomonas, Staphylococcus và Bacteroides. Không có tác dụng với Lactobacilli.

Cơ chế tác dụng của clotrimazol là liên kết với các phospholipid trong màng tế bào nấm, làm thay đổi tính thấm của màng, gây mất các chất thiết yếu nội bào dẫn đến tiêu hủy tế bào nấm.
Invitro, clotrimazol có tác dụng kìm hãm và diệt nấm, tùy theo nồng độ, với các chủng Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes,

Epidermophyton floccosum, Microsporum canis và các loài Candida.
Kháng tự nhiên với clotrimazol hiếm gặp. Chỉ phân lập được một chủng Candida guilliermondi kháng clotrimazol. Kháng chéo giữa các azol là phổ biến.

Bảo quản

Các loại kem bảo quản dưới 25oC.

Quy chế

Clotrimazol có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999.

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã biên tập lại các thông tin về thuốc Clotrimazol trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

Với những người không phải chuyên gia có thể xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Clotrimazole được chúng tôi tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Dược thư quốc gia Việt Nam

thuốc Clotrimazol là gì

cách dùng thuốc Clotrimazol

tác dụng thuốc Clotrimazol

công dụng thuốc Clotrimazol

thuốc Clotrimazol giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Clotrimazol

giá bán thuốc Clotrimazol

mua thuốc Clotrimazol

Thuốc Clotrimazol là thuốc gì?

Thuốc Clotrimazol (Clotrimazole - A01A B18, D01A C01, G01A F02) là Thuốc chống nấm tại chỗ, phổ rộng. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Clotrimazol Xem chi tiết

Dạng thuốc, mã ATC và tên quốc tế?

Thuốc Clotrimazol Viên ngậm 10 mg, kem 1%, dung dịch dùng ngoài 1%, viên đặt âm đạo 100 mg và 500 mg, kem âm đạo 1%.Dùng đơn độc hoặc phối hợp với một số thuốc khác như: betamethason (Lotriderm, Lotrisone), hydrocortison (Canesten HC).. Mã ATC: A01A B18, D01A C01, G01A F02. Tên quốc tế: Clotrimazole Xem chi tiết

Thông tin thuốc Clotrimazol?

Dược thư quốc gia Việt Nam: thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Clotrimazol Xem chi tiết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here