Thuốc Irinotecan

Thuốc là gì? Hướng dẫn sử dụng - Dược thư quốc gia

Thuốc Irinotecan là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Dược lý Dược động học | Bảo quản | Quy chế

Dưới đây là thông tin được biên tập lại từ thông tin thuốc Irinotecan có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Nội dung tham khảo này dành cho chuyên gia, những người có hiểu biết về y khoa.

Xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Irinotecan được tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Thông tin chung

Thuốc Irinotecan (Irinotecan - L01XX19) là Thuốc chống ung thư, thuốc ức chế topoisomerase Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Irinotecan và được đóng gói dưới dạng Dung dịch tiêm, truyền tĩnh mạch dạng irinotecan hydroclorid 20 mg/ml, lọ hoặc ống 2 ml, 5 ml, 25 ml.

   
Tên thuốc Thuốc IRINOTECAN ®
Tên quốc tế Thuốc Irinotecan
Tên thương mại Thuốc
Mã ATC L01XX19
Nhóm thuốc Thuốc chống ung thư, thuốc ức chế topoisomerase
Thành phần Irinotecan

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch tiêm, truyền tĩnh mạch dạng irinotecan hydroclorid 20 mg/ml, lọ hoặc ống 2 ml, 5 ml, 25 ml.

Chỉ định

Điều trị ung thư biểu mô đại trực tràng di căn: Irinotecan là thuốc được lựa chọn hàng đầu, phối hợp với 5-fluorouracil và leucovorin.

Điều trị các loại ung thư thể đặc khác: Ung thư nguyên bào thần kinh, ung thư tế bào gan, sarcoma xương, ung thư nguyên bào thận, ung thư mô liên kết, ung thư não, ung thư phổi (tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ), ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tụy, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt.

Liều dùng và cách dùng

Chú ý giảm liều đầu tiên của mỗi mức liều cho các bệnh nhân >65 tuổi, bệnh nhân trước khi xạ trị vùng bụng hoặc khung chậu, những người đồng hợp tử UTG1A1*28, tăng bilirubin huyết.
Đối với những bệnh nhân có bilirubin huyết > 2 mg/dl, hiện nay chưa có khuyến cáo về liều điều trị.

Đường dùng: Tĩnh mạch. Pha liều thuốc chỉ định với 250 – 500 ml dung dịch glucose 5% hoặc natri clorid 0,9%. Truyền tĩnh mạch chậm trong khoảng thời gian > 90 phút. Nếu truyền càng nhanh nguy cơ các triệu chứng tăng cholinergic càng cao.

Chú ý vị trí tiêm truyền, tránh nhiễm khuẩn và vỡ mạch.
Liều đơn trị liệu:
125 mg/m2 vào các ngày 1, 8, 15 và 22 của chu kỳ trị liệu 6 tuần. Nghỉ 2 tuần, tùy theo đáp ứng của bệnh và độc tính của thuốc, có thể phải hiệu chỉnh liều:
Liều hiệu chỉnh mức – 1: 100 mg/m2 Liều hiệu chỉnh mức – 2: 75 mg/m2 Có thể hiệu chỉnh đến 50 mg/m2

Phác đồ 3 tuần 1 lần: 350 mg/m2 truyền trong thời gian từ 90 phút trở lên. Sau 3 tuần, tùy theo đáp ứng của bệnh và độc tính của thuốc, có thể phải hiệu chỉnh liều:
Liều hiệu chỉnh mức – 1: 300 mg/m2 Liều hiệu chỉnh mức – 2: 250 mg/m2 Có thể hiệu chỉnh đến 200 mg/m2

Liều phối hợp với fluorouracil và leucovorin điều trị ung thư đại trực tràng di căn:
Chu kỳ trị liệu 6 tuần (42 ngày):
Phác đồ 1: 125 mg/m2 truyền trong thời gian từ 90 phút trở lên vào các ngày 1, 8, 15 và 22 của chu kỳ trị liệu 6 tuần; phối hợp với leucovorin 20 mg/m2 và fluorouracil 500 mg/m2 (leucovorin dùng ngay sau khi truyền irinotecan; tiếp ngay sau leucovorin là dùng fluorouracil).
Nếu phải hiệu chỉnh liều irinotecan thì liều leucovorin vẫn giữ     ở mức 20 mg/m2 còn fluorouracil thì tùy liều hiệu chỉnh của irinotecan:

Liều hiệu chỉnh mức – 1: 100 mg/m2 fluorouracil 400 mg/m2. Liều hiệu chỉnh mức – 2: 75 mg/m2 fluorouracil 300 mg/m2.

Phác đồ 2: Truyền irinotecan trong thời gian từ 90 phút trở lên vào các ngày 1, 15 và 29 của chu kỳ trị liệu 6 tuần; phối hợp điều trị với leucovorin và fluorouracil (leucovorin dùng ngay sau khi truyền irinotecan; tiếp ngay sau leucovorin là dùng fluorouracil).Liều hiệu chỉnh mức – 1: 100 mg/m2 fluorouracil 400 mg/m2. Liều hiệu chỉnh mức – 2: 75 mg/m2 fluorouracil 300 mg/m2.
Liều khởi đầu và liều hiệu chỉnh như sau:

Phác đồ 2 (liều mg/m2) Liều khởi đầu Liều hiệu chỉnh mức -1 Liều hiệu chỉnh mức -2
Irinotecan 180 150 120
Leucovorin 200 200 200
Fluorouracil tiêm 1 lúc 400 320 240
Fluorouracil truyền tĩnh mạch 600 480 360

 

Chú ý: Đối với tất cả các phác đồ, mỗi chu kỳ điều trị mới được chỉ định khi số lượng bạch cầu trung tính > 1 500/mm3, số lượng tiểu cầu > 100 000/mm3, và tiêu chảy liên quan với thuốc trị liệu đã được điều trị hồi phục hoàn toàn. Có thể bắt đầu chu kỳ trị liệu mới chậm hơn dự kiến 1 – 2 tuần để bệnh nhân hồi phục do độc tính liên quan đến trị liệu.

Nếu thời gian bắt đầu chu kỳ trị liệu mới chậm hơn dự kiến > 2 tuần mà bệnh nhân chưa hồi phục đủ điều kiện chỉ định chu kỳ điều trị mới, thì cần xem xét ngừng irinotecan.

Hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận: Cho đến nay chưa có dữ liệu đánh giá về hiệu quả điều trị ở nhóm bệnh nhân này, không khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân lọc máu ngoài thận.

Hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan: Không có sự thay đổi về liều và cách dùng ở bệnh nhân ung thư di căn gan và chức năng gan bình thường.

Trong trường hợp bilirubin huyết 1 – 2 mg/dl, có thể bắt đầu   bằng liều thấp hơn (100 mg/m2). FDA không khuyến cáo sử dụng irinotecan nếu bilirubin huyết > 2 mg/m2; một số hướng dẫn khác (Floyd, 2006) khuyến cáo nếu bilirubin huyết 1,5 – 3 mg/dl có thể dùng 75% liều điều trị thông thường.

Hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân có độc tính do irinotecan: Nếu có độc tính, chỉ bắt đầu chu kỳ trị liệu mới khi bệnh nhân có các thông số huyết học đủ điều kiện chỉ định. Tùy theo sự dung nạp
của mỗi bệnh nhân có thể dùng liều thấp với mức tăng liều ở mức 25 – 50 mg/m2 mỗi lần. Nếu các dấu hiệu độc tính không hồi phục chậm hơn quá 2 tuần thời điểm bắt đầu chu kỳ trị liệu mới có thể xem xét ngừng irinotecan.

Liều điều trị ở trẻ em:
Khối u đặc không đáp ứng với điều trị khác: Dùng liều thấp kéo dài, chu kỳ trị liệu 3 tuần: 20 mg/m2/ngày, 5 ngày/tuần trong 2 tuần liên tục, tuần tiếp theo không dùng thuốc, sau đó tiếp tục chu kỳ trị liệu khác.

Khối u đặc không đáp ứng điều trị hoặc u não: Chu kỳ trị liệu 21 ngày: 50 mg/m2/ngày trong 5 ngày đầu của chu kỳ. Chu kỳ trị liệu tiếp theo dùng liều như chu kỳ trị liệu trước. Hoặc có thể dùng chu kỳ trị liệu 6 tuần: Trong 4 tuần đầu, mỗi tuần 1 lần với liều 125 – 160 mg/m2/ngày, nhắc lại liều như trên mỗi 6 tuần.

Các thông số cần theo dõi trong quá trình điều trị: Số lượng       tế bào máu các loại, số lượng tiểu cầu và hemoglobin, bilirubin huyết, điện giải đồ (nếu có tiêu chảy), nhu động đại tràng, tình trạng mất nước, theo dõi vị trí truyền dịch, tránh tình trạng viêm hoặc vỡ mạch.

Quá liều và xử trí

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Tim mạch: Giãn mạch (9 – 11%), phù mạch (10%), giảm huyết áp (6%); tắc mạch do huyết khối (5%).

TKTW: Gây độc hệ cholinergic (47%) (bao gồm: Viêm mũi, tăng tiết nước bọt, co đồng tử, tăng tiết nước mắt, vã mồ hôi, tăng nhu động ruột); sốt (45%); đau (24%); chóng mặt (21%); mất ngủ (19%); ngủ gà (9%); đau đầu (17%); ớn lạnh (14%).
Da: Rụng tóc (72%); ngứa (14%).

Nội tiết và chuyển hóa: Mất nước (15%).
Tiêu hóa: Tiêu chảy biểu hiện muộn (sau 24 giờ) (88%), trong đó mức độ 3 chiếm khoảng 5 – 31%; tiêu chảy biểu hiện sớm (trong vòng 24 giờ) (51%) trong đó mức độ 3 khoảng 6 – 22%; buồn
nôn (86%); đau bụng (68%); nôn (67%); chuột rút (57%), chán ăn
(55%); táo bón (32%); viêm loét niêm mạc (30%); sút cân (30%); loét niêm mạc miệng (12%); đầy bụng (10%); chán ăn (10%).

Huyết học: Thiếu máu (97%); giảm bạch cầu (96%); giảm tiểu cầu (96%); giảm bạch cầu trung tính (96%); sốt, nhiễm khuẩn giảm bạch cầu trung tính, mức độ 3/4 (2 – 6%); .
Gan: Tăng bilirubin (84%); tăng phosphatase kiềm (13%), tăng AST (10%), cổ chướng hoặc vàng da (9%).
Cơ – xương: Yếu cơ (76%); đau lưng (14%).
Hô hấp: Khó thở (22%), ho (20%), viêm mũi (16%), viêm phổi (4%). Biểu hiện khác: Vã mồ hôi (16%), nhiễm khuẩn (14%).

Ít gặp, ADR <1/100
Tăng amylase, phản ứng phản vệ, sốc phản vệ, đau thắt ngực, tắc nghẽn động mạch, chảy máu, nhịp chậm, nhồi máu não, thiếu máu cơ tim, suy tuần hoàn, viêm loét đại tràng, viêm tắc tĩnh mạch, tăng glucose huyết, giảm natri huyết, giảm bạch cầu lympho, chuột rút, viêm tụy, bệnh mạch ngoại biên, nhồi máu phổi; suy thận cấp, rối loạn chức năng thận.
Chú ý: các dữ liệu về ADR ở trẻ em rất ít, mất nước (kèm theo giảm natri và kali huyết mức độ 3/4 gặp tới 29%; nhiễm khuẩn (24%).

Hướng dẫn cách xử trí ADR
Hay gặp nhất là tiêu chảy, dạng tiêu chảy sớm (biểu hiện trong vòng 24 giờ sau khi dùng thuốc) với các triệu chứng thể hiện tăng cholinergic thường đáp ứng với atropin. Tiêu chảy muộn (biểu hiện sau ≥ 24 giờ dùng thuốc) thường dẫn tới mất nước, rối loạn điện giải, nên điều trị bằng loperamid.

Loperamid 4 mg/lần, uống ngay khi có tiêu chảy, sau đó 2 mg cho mỗi 2 giờ (hoặc 4 mg cho mỗi 4 giờ vào ban đêm) cho đến 12 giờ sau khi hết dấu hiệu tăng nhu động đại tràng. Không dùng loperamid liên tục trong vòng 48 giờ. Nếu tiêu chảy đã được điều trị hồi phục, có thể dùng irinotecan tiếp tục.

Nhiễm khuẩn huyết thường là hậu quả của ức chế tủy xương, nếu bạch cầu trung tính giảm < 1 000/mm3 hoặc sốt kèm theo cần phải tạm ngừng irinotecan. Giảm liều irinotecan nếu thấy số lượng bạch cầu, số lượng bạch cầu trung tính, hồng cầu, tiểu cầu giảm đến mức có ý nghĩa lâm sàng.

Thận trọng và lưu ý

Irinotecan là chất độc, cần tuân thủ quy định về bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy độc chất, có thể gây ra những phản ứng quá mẫn trầm trọng.

Irinotecan có thể gây tiêu chảy trầm trọng biểu hiện sớm trong vòng 24 giờ đầu hoặc muộn hơn nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng khác như mất nước, rối loạn cân bằng nước điện giải, suy thận thứ phát do mất nước do đó cần theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực nếu có tiêu chảy.
Các thông số cần theo dõi trong quá trình điều trị: Công thức máu, số lượng tiểu cầu, hemoglobin máu (với mỗi liều); bilirubin, điện giải đồ (nếu có tiêu chảy nặng).

Nguy cơ nhiễm khuẩn huyết gây ra do ức chế tủy xương của irinotecan, do đó cần theo dõi số lượng bạch cầu trung tính, nếu < 1 000/mm3 máu cần phải tạm ngừng thuốc, giảm liều nếu số lượng bạch cầu trung tính < 1 500/mm3, số lượng tiểu cầu < 100 000 mm3, hoặc hemoglobin < 8 g/dl.

Những bệnh nhân đồng hợp tử với alen 28 của UGT1A1* có nguy cơ cao bị giảm bạch cầu trung tính, do đó liều ban đầu nên giảm một mức liều cả trong trường hợp sử dụng irinotecan đơn thuần hoặc phối hợp. Những bệnh nhân dị hợp tử với alen 28 của UGT1A1* vẫn có nguy cơ giảm bạch cầu trung tính nhưng đa số bệnh nhân nhóm này dung nạp với liều thông thường.

Những bệnh nhân bất thường về glucuronid hóa bilirubin như hội chứng Gilbert’s có nguy cơ cao hơn về suy giảm tủy xương do irinotecan. Cần giảm liều hoặc tạm ngừng irinotecan nếu có triệu chứng giảm bạch cầu trung tính.

Sử dụng thận trọng và xem xét giảm liều ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan hoặc tăng bilirubin máu.

Sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân đã từng điều trị tia xạ vùng bụng và khung chậu. Đối với người già có bệnh phối hợp cần sử dụng thận trọng, theo dõi chặt chẽ các thông số xét nghiệm cơ bản và xem xét giảm liều.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Irinotecan có thể gây độc cho thai nhi hoặc gây quái thai nếu sử dụng ở phụ nữ mang thai.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Cho đến nay chưa có thông tin về irinotecan có qua sữa mẹ hay không. Do nguy cơ gây ra các phản ứng bất lợi trầm trọng ở trẻ nhỏ, vì vậy không nên cho trẻ bú mẹ ở người mẹ dùng irinotecan.

Tương tác thuốc

Tương tác thức ăn/thảo dược: Cây ban xuyên (St John’s wort) làm giảm hiệu quả của irinotecan.
Tránh phối hợp irinotecan với các thuốc: Atazanavir, natalizumab, thảo dược St John’s wort, các vắc xin sống giảm độc lực.

Tăng tác dụng/độc tính: Irinotecan có thể làm tăng nồng độ hoặc tác dụng của natalizumab, các vắc xin sống giảm độc lực.

Các thuốc làm tăng tác dụng/nồng độ của irinotecan bao gồm: Thuốc chống nấm dẫn chất azol tác dụng toàn thân, atazanavir, bevacizumab, chất ức chế CYP2B6, CYP3A4, dasatinib, eltrombopag; chất ức chế P-glycoprotein, sorafenib, trastuzumab. Giảm tác dụng: Irinotecan có thể làm giảm tác dụng của các vắc xin bất hoạt.

Các thuốc làm giảm nồng độ/tác dụng của irinotecan bao gồm: các chất có tác dụng kích hoạt CYP2B6, CYP3A4, deferacirox, echinacea, phenytoin, chất chiết xuất từ thảo dược St John’s wort, chất kích hoạt P-glycoprotein.

Dược lý và cơ chế

Irinotecan là một dẫn chất bán tổng hợp của camptothecin, là alcaloid được chiết xuất từ cây Campthotheca acuminata. Dẫn chất camptothecin có tác dụng ức chế topoisomerase I và làm chết tế bào.

Cơ chế tác dụng: Irinotecan là chất ức chế topoisomerase I khi vào cơ thể dưới tác dụng của carboxylesterase sẽ chuyển thành chất chuyển hóa có hoạt tính mạnh hơn irinotecan nhiều là SN-  38 (7-ethyl-10-hydroxy-camptothecin). Chất này gắn với phức hợp topoisomerase I – DNA ngăn chặn sự kết hợp 2 chuỗi đơn của DNA, kết quả là tích lũy các chuỗi đơn trong tế bào và phá hủy sự tạo thành chuỗi kép DNA và làm chết tế bào.

Dược động học
Thời gian truyền tĩnh mạch 1 liều trong 90 phút, nồng độ SN-38 cao nhất trong huyết tương đạt được sau 1 giờ.

Phần lớn thuốc được gắn với albumin huyết tương, irinotecan khoảng 30 – 68% và chất chuyển hóa còn hoạt tính SN-38 khoảng 95%. Thể tích phân bố 33 – 150 lít/m2.

Thuốc được chuyển hóa ban đầu ở gan thành SN-38 bởi carboxylesterase, SN-38 bị liên hợp bởi UGT1A1 (UDP- glucuronosyl transferase 1A1) thành dạng chuyển hóa glucuronid. Ở người hút thuốc lá, chuyển hóa irinotecan thành SN-38 bị giảm đi và dạng glucoronid hóa của SN-38 tăng lên, dẫn tới nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính trong máu thấp và giảm chung tổng lượng chất có hoạt tính trong cơ thể.

Irinotecan và SN-38 còn bị thủy phân thành chất chuyển hóa không hoạt tính dạng hydroxy acid. Irinotecan cũng bị oxy hóa thành 1 chất chuyển hóa không hoạt tính bởi cytochrom P450.

Nửa đời thải trừ của irinotecan là 6 – 12 giờ, của SN-38 là 10 – 20 giờ. Irinotecan được bài tiết qua nước tiểu 11 – 20%, các chất chuyển hóa khác thải qua nước tiểu: SN-38 là < 1%, SN-38 glucoronid là 3%.

Bảo quản

Bảo quản chế phẩm ở nhiệt độ phòng (15 - 30 oC), tránh ánh sáng. Thuốc được pha trong dung dịch glucose 5% hoặc natri clorid 0,9% một liều với 250 - 500 ml dung dịch để đạt nồng độ 0,12 - 2,6 mg/ml. Do liên quan đến độ pH, nên thuốc pha trong dung dịch glucose 5% ổn định hơn pha trong natri clorid 0,9%. Thuốc được pha trong dung dịch glucose 5% ổn định trong vòng 24 giờ ở nhiệt độ phòng và trong vòng 48 giờ nếu bảo quản ở tủ lạnh nhiệt độ 2 - 8 oC. Dung dịch thuốc pha trong nước muối sinh lý nếu bảo quản trong tủ lạnh có thể bị tủa.

Quy chế

Irinotecan có trong Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, năm 2015.

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã biên tập lại các thông tin về thuốc Irinotecan trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

Với những người không phải chuyên gia có thể xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Irinotecan được chúng tôi tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Dược thư quốc gia Việt Nam

thuốc Irinotecan là gì

cách dùng thuốc Irinotecan

tác dụng thuốc Irinotecan

công dụng thuốc Irinotecan

thuốc Irinotecan giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Irinotecan

giá bán thuốc Irinotecan

mua thuốc Irinotecan

Thuốc Irinotecan là thuốc gì?

Thuốc Irinotecan (Irinotecan - L01XX19) là Thuốc chống ung thư, thuốc ức chế topoisomerase Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Irinotecan Xem chi tiết

Dạng thuốc, mã ATC và tên quốc tế?

Thuốc Irinotecan Dung dịch tiêm, truyền tĩnh mạch dạng irinotecan hydroclorid 20 mg/ml, lọ hoặc ống 2 ml, 5 ml, 25 ml.. Mã ATC: L01XX19. Tên quốc tế: Irinotecan Xem chi tiết

Thông tin thuốc Irinotecan?

Dược thư quốc gia Việt Nam: thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Irinotecan Xem chi tiết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here