Thuốc Lactobacillus Acidophilus

Thuốc là gì? Hướng dẫn sử dụng - Dược thư quốc gia

Thuốc Lactobacillus Acidophilus là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Dược lý Dược động học | Bảo quản | Quy chế

Dưới đây là thông tin được biên tập lại từ thông tin thuốc Lactobacillus Acidophilus có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Nội dung tham khảo này dành cho chuyên gia, những người có hiểu biết về y khoa.

Xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Lactobacillus acidophilus được tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Thông tin chung

Thuốc Lactobacillus Acidophilus (Lactobacillus acidophilus - A07FA01) là Vi khuẩn sinh acid lactic. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Lactobacillus acidophilus và được đóng gói dưới dạng Gói thuốc dạng bột hoặc cốm có 100 triệu hoặc 1 tỷ vi khuẩn đông khô.Viên nén có 300 - 600 triệu vi khuẩn đông khô (viên thường hoặc viên tan trong ruột).Nang có 1 - 6 tỷ vi khuẩn đông khô (nang thường hoặc nang tan trong ruột).Ống hỗn dịch có 350 - 500 triệu vi khuẩn (7 ml).

   
Tên thuốc Thuốc LACTOBACILLUS ACIDOPHILUS ®
Tên quốc tế Thuốc Lactobacillus acidophilus
Tên thương mại Thuốc
Mã ATC A07FA01
Nhóm thuốc Vi khuẩn sinh acid lactic.
Thành phần Lactobacillus acidophilus

Dạng thuốc và hàm lượng

Gói thuốc dạng bột hoặc cốm có 100 triệu hoặc 1 tỷ vi khuẩn đông khô.Viên nén có 300 - 600 triệu vi khuẩn đông khô (viên thường hoặc viên tan trong ruột).Nang có 1 - 6 tỷ vi khuẩn đông khô (nang thường hoặc nang tan trong ruột).Ống hỗn dịch có 350 - 500 triệu vi khuẩn (7 ml).

Chỉ định

Điều trị hỗ trợ trong ỉa chảy không biến chứng, đặc biệt ỉa chảy do dùng kháng sinh, cùng với biện pháp tiếp nước và điện giải.
Thiết lập cân bằng vi khuẩn chí đường ruột.
Thay thế vi khuẩn chí bị mất do dùng kháng sinh.

Liều dùng và cách dùng

Cách dùng: Thuốc thường được uống với sữa, nước quả hoặc nước đun sôi để nguội. Các nang, viên nén và cốm có thể nhai hoặc nuốt nguyên viên hoặc nang. Viên nén phải nghiền trước khi cho trẻ em uống, viên tan trong ruột phải nuốt nguyên nang.

Liều lượng:
Chế phẩm có  L.  acidophilus  và  natri  carboxymethylcelulose:  2 nang/lần, ngày uống 2 – 4 lần.
Chế phẩm có L. acidophilus L. bulgaricus: 2 nang/lần hoặc     4 viên nén/lần hoặc 1 gói cốm/lần, ngày uống 3 – 4 lần.

Viên nang tan trong ruột chứa L. acidophilus L. casei: 1 nang mỗi ngày trong 2 tuần đầu điều trị; sau đó có thể tăng liều tới tối đa 3 nang/ngày nếu cần.

Cần chú ý: L. acidophilus chỉ là một thuốc hỗ trợ trong điều trị ỉa chảy chưa có biến chứng mất nước và điện giải. Trước khi dùng bất cứ dạng thuốc nào, cần phải đánh giá đúng tình trạng mất nước và điện giải của người bệnh.

Quá liều và xử trí

Chưa thấy có dấu hiệu quá liều.

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Khi bắt đầu dùng thuốc có hiện tượng sinh hơi trong ruột, nhưng hiện tượng này giảm dần trong quá trình điều trị. Nhiễm acid chuyển hóa đã xảy ra khi dùng viên nén; đôi khi táo bón.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Chưa có ADR đặc biệt cần phải xử trí.

Thận trọng và lưu ý

L. acidophilus có thể làm tăng sinh hơi đường ruột khi mới bắt đầu điều trị. Với bệnh nhân tự điều trị, không dùng thuốc quá 2 ngày hoặc có sốt cao trừ khi có sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Cần giám sát theo dõi khi dùng chế phẩm chứa L. acidophilus cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Cho đến nay, chưa thấy thuốc gây dị ứng hoặc độc cho thai. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát trên người mang thai. Tốt nhất là không dùng khi mang thai.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Không có chống chỉ định với phụ nữ cho con bú.

Tương tác thuốc

Dược lý và cơ chế

  1. acidophilus là một trực khuẩn vẫn thường cư trú ở đường tiêu hoá, có khả năng sinh ra acid lactic, do đó tạo ra một môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn và nấm gây bệnh kể cả các vi khuẩn gây thối rữa. L. acidophilus đã được dùng trong nhiều năm để điều trị ỉa chảy chưa có biến chứng, đặc biệt do vi khuẩn chỉ ở ruột bị biến đổi do dùng kháng sinh.

Chế phẩm L. acidophilus được điều chế từ môi trường nuôi cấy đậm đặc, làm khô và có khả năng sống và phát triển khi uống.

Các hoạt chất là những sản phẩm chuyển hóa của Lactobacillus acidophilus bất hoạt do nhiệt độ.
In vitro và nghiên cứu ở động vật cho thấy có 4 loại cơ chế tác dụng là: Tác dụng kìm khuẩn trực tiếp do các chất hóa học do Lactobacillus tạo ra (acid lactic, một số chất kháng sinh còn chưa rõ công thức); kích thích miễn dịch không đặc hiệu ở niêm mạc (tăng tổng hợp IgA); kích thích tăng trưởng vi khuẩn chỉ sinh acid để bảo vệ, chủ yếu là do có nhiều vitamin nhóm B; bám dính của Lactobacillus bất hoạt vào các tế bào ruột người trong môi trường nuôi cấy tế bào.

Nhưng cho đến nay chưa có đủ dữ liệu mang tính chất khoa học để chứng minh tính hiệu quả của L. acidophilus trong điều trị ỉa chảy. Sữa chua (Yoghurt) là 1 nguồn phổ biến cung cấp vi sinh tạo acid lactic. Nhiều nước đã coi các chế phẩm này là một thực phẩm, hoặc thực phẩm bổ sung và không còn nói đến ích lợi trong điều trị ỉa chảy.

Các chế phẩm có L. acidophilus không có trong phác đồ điều trị ỉa chảy cấp ở trẻ em của Tổ chức Y tế thế giới và của Bộ Y tế.
Nghiên cứu có giới hạn cho thấy Lactobacilus acidophyllus có  thể kết hợp làm giảm bệnh viêm ruột, mụn nước có sốt, viêm   loét miệng, trứng cá tuổi thiếu niên, nhưng kết quả chưa rõ ràng. Lợi khuẩn (probiotic) đã được dùng cho trẻ đẻ non nhẹ cân (dưới 34 tuần thai và cân nặng < 1,5 kg) trong 6 tuần, đã làm giảm tần suất và mức độ nặng viêm ruột hoại tử, nhưng cần nghiên cứu thêm trước khi dùng thường quy.

Dược động học
Thuốc không hấp thu qua đường uống, tác dụng tại chỗ, chủ yếu ở đại tràng, thuốc thải trừ qua phân.

Bảo quản

Nên bảo quản ở 2 - 8 oC, có thể để ở nhiệt độ phòng với các chế phẩm đông khô, tránh ánh sáng.Tương kỵ Không để chế phẩm chứa L. acidophilus ở nhiệt độ trên 60 oC.

Quy chế

Lactobacillus acidophilus có trong Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, năm 2015. Tên thương mại Abiiogran; Antibio Granules; Antibio Tropical Granules; Antolac; Bacivit; Bactoluse Cap.; Binexbilalus Granule; Biolus; Bioskymin; Borambio; Cadibacillus; Cenlatyl; Endrin; Franbio; Habeta; Halapalus; Hankook biotop; Hoseolac; Huobi Granule; Hutecspharmlacstinal; JinyangRaktol; Lacbio Pro; Lactoluse Cap; L-Bio; Marin Plus Granule; Mybio; pms-Probio; Pro Bactil; Probio; Shimen Granules; Suthonium; Thyos cap; Uphabio; V Babylac; Vimbalus; Ybio.

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã biên tập lại các thông tin về thuốc Lactobacillus Acidophilus trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

Với những người không phải chuyên gia có thể xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Lactobacillus acidophilus được chúng tôi tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Dược thư quốc gia Việt Nam

thuốc Lactobacillus Acidophilus là gì

cách dùng thuốc Lactobacillus Acidophilus

tác dụng thuốc Lactobacillus Acidophilus

công dụng thuốc Lactobacillus Acidophilus

thuốc Lactobacillus Acidophilus giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Lactobacillus Acidophilus

giá bán thuốc Lactobacillus Acidophilus

mua thuốc Lactobacillus Acidophilus

Thuốc Lactobacillus Acidophilus là thuốc gì?

Thuốc Lactobacillus Acidophilus (Lactobacillus acidophilus - A07FA01) là Vi khuẩn sinh acid lactic. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Lactobacillus acidophilus Xem chi tiết

Dạng thuốc, mã ATC và tên quốc tế?

Thuốc Lactobacillus Acidophilus Gói thuốc dạng bột hoặc cốm có 100 triệu hoặc 1 tỷ vi khuẩn đông khô.Viên nén có 300 - 600 triệu vi khuẩn đông khô (viên thường hoặc viên tan trong ruột).Nang có 1 - 6 tỷ vi khuẩn đông khô (nang thường hoặc nang tan trong ruột).Ống hỗn dịch có 350 - 500 triệu vi khuẩn (7 ml).. Mã ATC: A07FA01. Tên quốc tế: Lactobacillus acidophilus Xem chi tiết

Thông tin thuốc Lactobacillus Acidophilus?

Dược thư quốc gia Việt Nam: thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Lactobacillus Acidophilus Xem chi tiết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here