Thuốc Metoclopramid

Thuốc là gì? Hướng dẫn sử dụng - Dược thư quốc gia

Thuốc Metoclopramid là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Dược lý Dược động học | Bảo quản | Quy chế

Dưới đây là thông tin được biên tập lại từ thông tin thuốc Metoclopramid có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Nội dung tham khảo này dành cho chuyên gia, những người có hiểu biết về y khoa.

Xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Metoclopramide được tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Thông tin chung

Thuốc Metoclopramid (Metoclopramide - A03FA01) là Chống nôn. Thuốc chẹn thụ thể dopamin. Thuốc kích thích nhu động dạ dày - ruột phần trên. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Metoclopramid và được đóng gói dưới dạng Viên nén 5 mg, 10 mg, sirô 5 mg (dạng base)/5 ml, ống tiêm 5 mg/ml. Thuốc được dùng dưới dạng metoclopramid hydroclorid monohydrat.Hàm lượng và liều dùng của các dạng thuốc hiện có được biểu thị theo metoclopramid base khan hoặc theo metoclopramid hydroclorid khan.Đạn đặt trực tràng: 5 mg, 10 mg.

   
Tên thuốc Thuốc METOCLOPRAMID ®
Tên quốc tế Thuốc Metoclopramide
Tên thương mại Thuốc
Mã ATC A03FA01
Nhóm thuốc Chống nôn. Thuốc chẹn thụ thể dopamin. Thuốc kích thích nhu động dạ dày - ruột phần trên.
Thành phần Metoclopramid

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 5 mg, 10 mg, sirô 5 mg (dạng base)/5 ml, ống tiêm 5 mg/ml. Thuốc được dùng dưới dạng metoclopramid hydroclorid monohydrat.Hàm lượng và liều dùng của các dạng thuốc hiện có được biểu thị theo metoclopramid base khan hoặc theo metoclopramid hydroclorid khan.Đạn đặt trực tràng: 5 mg, 10 mg.

Chỉ định

Điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn do đau nửa đầu cấp.
Buồn nôn và nôn muộn (nhưng không cấp tính) do hóa trị liệu, do xạ trị.
Dự phòng buồn nôn và nôn hậu phẫu.
Trẻ em từ 1 đến 18 tuổi: Thuốc được lựa chọn hàng hai để dự phòng buồn nôn và nôn muộn do hóa trị liệu và để điều trị buồn nôn và nôn sau phẫu thuật.

Liều dùng và cách dùng

Cách dùng:
Thuốc có thể dùng đường uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Nếu liều vượt quá 10 mg, metoclopramid tiêm phải pha loãng với 50 ml dung dịch tiêm phù hợp (dung dịch 0,9% natri clorid).

Uống: Dùng trước bữa ăn 30 phút và lúc đi ngủ. Thuốc nước, viên chỉ dành cho người lớn.
Tiêm: Pha loãng dung dịch tiêm đến nồng độ 0,2 mg/ml (nồng độ cao nhất là 5 mg/ml) và truyền trong khoảng 15 – 30 phút (tốc độ truyền tối đa 5 mg/ml).
Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm nhất trong vòng 3 phút. Tiêm tĩnh mạch nhanh có thể dẫn đến tình trạng lo lắng, bồn chồn, mất ngủ dẫn đến mệt mỏi, thẫn thờ. Cần kiểm soát chức năng thận, huyết áp và nhịp tim khi có chỉ định tiêm tĩnh mạch nhanh.

Liều dùng:
Đường tiêm:
Người lớn:
Dự phòng nôn, buồn nôn hậu phẫu: 10 mg
Dự phòng nôn, buồn nôn do xạ trị: 10 mg/lần, tối đa 3 lần/ngày. Điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn, bao gồm cả nôn và buồn nôn do đau nửa đầu cấp: 10 mg/lần, tối đa 3 lần/ngày.
Trẻ em 1 – 18 tuổi: Đường tĩnh mạch, 0,1 – 0,15 mg/kg, 1 – 3 lần/ngày, liều tối đa 0,5 mg/kg/ngày.

Bảng 1: Bảng tính liều cho trẻ em dùng đường tiêm
 

Tuổi Cân nặng (kg) Liều dùng (mg) Số lần dùng tối đa/ngày
1 – 3 10 – 14 1 3
3 – 5 15 – 19 2 3
5 – 9 20 – 29 2,5 3
9 – 18 30 – 60 5 3
15 – 18 > 60 10 3

Thời gian điều trị:
Dự phòng nôn và buồn nôn xuất hiện muộn do hóa trị liệu: Tối đa trong vòng 5 ngày
Điều trị nôn và buồn nôn hậu phẫu: Tối đa trong vòng 48 giờ.

Đường uống:
Người lớn: Trong tất cả các chỉ định, 10 – 30 mg/ngày, chia làm  1 – 3 lần; tối đa 30 mg/ngày hoặc 0,5 mg/kg/ngày.

Trẻ em 1 – 18 tuổi: Dự phòng nôn và buồn nôn xuất hiện muộn  do hóa trị liệu: 0,1 – 0,15 mg/kg × tối đa 3 lần/ngày. Liều tối đa 0,5 mg/kg/ngày; thời gian điều trị tối đa là 5 ngày.
Bảng 2: Bảng tính liều cho trẻ em dùng đường uống
 

Tuổi Cân nặng (kg) Liều dùng (mg) Số lần dùng tối đa/ngày
1 – 3 10 – 14 1 3
3 – 5 15 – 19 2 3
5 – 9 20 – 29 2,5 3
9 – 18 30 – 60 5 3
15 – 18 > 60 10 3

 

Đường trực tràng:
Người lớn: 10 mg × tối đa 3 lần/ngày, trong tối đa 5 ngày. Khoảng cách dùng tối thiểu là 6 giờ, kể cả trường hợp nôn hoặc không dùng hết một liều thuốc.
Với dạng giải phóng kéo dài: Khoảng cách đưa liều tối thiểu là 12 giờ với viên hàm lượng 15 mg và 24 giờ với viên hàm lượng 30 mg, kể cả trường hợp nôn hoặc không dùng hết một liều thuốc.

Đối tượng đặc biệt:
Người cao tuổi: Cân nhắc giảm liều dựa trên thể trạng cụ thể.
Suy thận: Suy thận giai đoạn cuối (Clcr ≤ 15 ml/phút): Nên giảm liều hàng ngày xuống 75%. Suy thận  trung  bình  hoặc  nặng  (Clcr 15 – 60 ml/phút): Nên giảm liều dùng xuống 50%.
Suy gan nặng: Nên giảm liều xuống 50%.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Rối loạn ngoại tháp, lơ mơ, lú lẫn, tình trạng ngủ gà (nặng), ngừng tim, ngừng thở. Các triệu chứng này cũng có thể gặp khi dùng liều bình thường nhưng hiếm, đặc biệt hay gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi khi sử dụng liều cao để điều trị nôn và buồn nôn do thuốc chống ung thư.

Xử trí:
Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Nếu xảy ra rối loạn ngoại tháp, sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng gồm benzodiazepin ở trẻ nhỏ và/hoặc các thuốc kháng cholinergic điều trị Parkinson ở người lớn. Nếu ngộ độc cấp và chưa mê, có thể rửa dạ dày. Nếu hôn mê, đặt nội khí có bóng chèn trước khi rửa dạ dày.

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Metoclopramid có thể gây các phản ứng loạn trương lực cấp như co thắt cơ mặt hoặc cơ xương và cơn xoay mắt; trẻ em (đặc biệt nữ và người cân nặng dưới 10 kg) dễ bị. Phản ứng loạn trương lực thường xảy ra ngay sau khi bắt đầu điều trị và hết trong vòng 24 giờ khi ngừng thuốc

Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: Ỉa chảy, buồn nôn.
Cơ – xương: Mệt mỏi và yếu cơ bất thường.
TKTW: Gây ra trạng thái ngủ gà (tỷ lệ gặp phải từ 10 – 70% và có liên quan đến liều dùng), rối loạn trương lực cơ cấp tính (tỷ lệ mắc phải nhỏ hơn 1% đến 25%) đặc biệt ở những người bệnh nữ trẻ, bồn chồn (10%), rối loạn ngoại tháp, hội chứng Parkinson và chứng đứng ngồi không yên, trầm cảm.
Khác: Suy nhược, tụt huyết áp (đặc biệt khi dùng đường tĩnh mạch).

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
Da: Ngoại ban.
Tiêu hóa: Táo bón, buồn nôn, khô miệng bất thường. Nội tiết: Mất kinh, tăng prolactin huyết.
Thần kinh: Rối loạn trương lực cơ, rối loạn vận động, giảm khả năng nhận thức. Ảo giác.
Khác: Nhịp tim chậm (đặc biệt với các chế phẩm dùng đường tiêm tĩnh mạch). Cảm giác sưng vú, tăng mẫn cảm.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000
Máu: Mất bạch cầu hạt, mất bạch cầu trung tính. Gan: Có thể gây độc cho gan.
TKTW: Hội chứng an thần kinh ác tính, co giật (đặc biệt trên bệnh nhân động kinh), lú lẫn.
Da: Phù nề loạn thần kinh mạch, phát ban, mề đay. Hô hấp: Gây phù thanh quản.

Nội tiết: Tăng tiết sữa
ADR chưa xác định được tần suất gặp:
Tim mạch: Blốc nhĩ thất, chậm nhịp tim, ngừng tim trong thời gian ngắn sau khi tiêm, ngừng xoang (đặc biệt khi tiêm tĩnh mạch), kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, ứ nước, tăng huyết áp hay mạch nhanh, sốc, ngất sau khi tiêm.

TKTW: Chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, hội chứng Parkinson hay rối loạn vận động muộn và thường ở người cao tuổi điều trị kéo dài. Nội tiết và chuyển hóa: Vú to ở đàn ông và có thể tăng nồng độ aldosteron trong máu.
Hệ bài tiết: Tiểu nhiều hoặc không tự chủ. Thị giác: Rối loạn tầm nhìn.
Hô hấp: Co thắt phế quản.

Khác: Dị ứng, phản ứng phản vệ, methemoglobin huyết hay sulfhemoglobin huyết.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Nguy cơ triệu chứng ngoại tháp có thể giảm bằng cách dùng liều hàng ngày dưới 500 microgam/kg cân nặng. Nếu triệu chứng không giảm, nên ngừng thuốc.

Thận trọng và lưu ý

Cần hướng dẫn cẩn thận cho người bệnh trước khi dùng.
Cần cảnh báo thuốc có thể làm ảnh hưởng đến lái xe, điều khiển máy móc. Thuốc cũng có thể làm tăng tác dụng của rượu, barbiturat, hoặc các các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác. Phải thông báo thuốc dung dịch uống, thuốc viên được khuyến cáo chỉ dùng cho người lớn. Phải dùng ống hút có chia độ để tránh quá liều.

Phản ứng ngoại tháp có thể xảy ra trong khi điều trị metoclopramid, đặc biệt ở trẻ em và ở người lớn dưới 30 tuổi, hoặc khi dùng liều cao như dùng dự phòng buồn nôn và nôn do hóa trị liệu trong điều trị ung thư.

Nguy cơ tác hại về thần kinh như tác dụng ngoại tháp và loạn động muộn nguy hại hơn lợi ích điều trị lâu dài hoặc điều trị liều cao. Để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các ADR thần kinh có tiềm năng nghiêm trọng, các hạn chế sau đây về chỉ định, liều lượng và thời gian dùng thuốc đã được khuyến cáo:

Trẻ em 1 – 18 tuổi, chỉ dùng metoclopramid như thuốc hàng hai để dự phòng buồn nôn và nôn muộn do hóa trị liệu và để điều trị buồn nôn và nôn hậu phẫu.
Chỉ dùng metoclopramid ngắn ngày (tối đa 5 ngày).

Liều khuyến cáo 100 – 150 microgam/kg (tối đa 10 mg), có thể cho lặp lại tới 3 lần/ngày. Tiêm tĩnh mạch phải tiêm chậm cả liều ít nhất trong 3 phút.
Các chế phẩm dung dịch để uống phải dùng bơm tiêm c

hia độ để dùng liều chính xác.
Không khuyến cáo dùng metoclopramid trong các bệnh mãn tính như dạ dày giảm co bóp (gastroparesis), khó tiêu và bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và làm thuốc bổ trợ trong các thủ thuật ngoại khoa hoặc điện quang.

Phải ngừng metoclorpamid ở người có triệu chứng loạn động muộn. Phải dùng thận trọng hoặc tốt nhất không dùng metoclopramid cho người có hội chứng Parkinson, vì thuốc có thể làm nặng thêm hội chứng này. Nếu có hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh, phải ngừng ngay metoclopramid. Thuốc này cũng không dùng cho người có bệnh sử trầm cảm.

Phải thận trọng khi dùng metoclopramid để dự phòng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật, vì về lý thuyết, thuốc có thể kích thích nhu động đường tiêu hóa làm tăng áp lực trên đường khâu nối hoặc đóng ruột.

Người bệnh có tổn thương gan hoặc thận hoặc người suy tim có nguy cơ giữ nước hoặc giảm kali huyết, nên phải theo dõi khi điều trị. Nếu có triệu chứng giữ nước, phải ngừng thuốc ngay.
Người suy giảm NADH cytochrom-b5 reductase có nguy cơ tăng methemoglobin và hoặc sulfhemoglobin huyết khi dùng thuốc.

Người bệnh thiếu G6PD bị methemoglobin huyết do dùng metoclorpramid không khuyến cáo dùng xanh methylen để điều trị.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Metoclopramid qua được nhau thai và metoclopramid có thể an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, khi dùng thuốc vào cuối thai kỳ có thể xuất hiện triệu chứng ngoại tháp ở trẻ sơ sinh. Do đó, cần theo dõi thận trọng trẻ sau khi sinh nếu dùng thuốc trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Metoclopramid bài tiết qua sữa mẹ nên trẻ bú mẹ có thể gặp các tác dụng không mong muốn do thuốc. Do đó không khuyến cáo dùng metoclopramid trong thời kỳ cho con bú. Trên đối tượng phụ nữ cho con bú có sử dụng metoclopramid, cần cân nhắc ngừng thuốc.

Tương tác thuốc

Chống chỉ định phối hợp các thuốc dopaminergic bao gồm cả thuốc không chống Parkinson và levodopa với metoclopramid vì có tính đối kháng lẫn nhau. Dùng một thuốc chống nôn khác không có tác dụng ngoại tháp.

Rượu có thể làm tăng tác dụng ức chế TKTW của metoclopramid, nên tránh phối hợp.
Do metoclopramid làm tăng nhu động đường tiêu hóa nên có thể làm thay đổi hấp thu của một số thuốc, cần cân nhắc khi phối hợp, cụ thể là:

Thuốc kháng cholinergic và dẫn xuất morphin:
Thuốc kháng cholinergic, dẫn xuất morphin: Có đối kháng tương tranh về ảnh hưởng trên nhu động đường tiêu hóa.
Thuốc giảm đau trung ương (dẫn xuất morphin, thuốc chống lo âu,
thuốc an thần kháng histamin H1, thuốc an thần chống trầm cảm, barbiturat, clonidin và các thuốc liên quan): Làm tăng ảnh hưởng trên tâm thần.

Thuốc an thần: Có thể làm tăng tác dụng của các thuốc an thần kinh và gây rối loạn ngoại tháp.
Thuốc hệ serotonergic: Có thể tăng nguy cơ gặp hội chứng serotonin.
Digoxin: Có thể làm giảm sinh khả dụng của serotonin, cần theo dõi nồng độ digoxin khi dùng phối hợp.

Cyclosporin: Làm tăng sinh khả dụng của cyclosporin, cần theo dõi nồng độ cyclosporin huyết tương khi dùng phối hợp.

Mivacurium và suxamethonium: Metoclopramid tiêm có thể làm kéo dài tác dụng chẹn thần kinh cơ của mivacurium và suxamethonium (thông qua ức chế cholinesterase huyết tương).
Các thuốc ức chế CYP2D6 mạnh, như fluoxetin và paroxetin, làm tăng mức độ phơi nhiễm metoclopramid trên bệnh nhân. Cần theo dõi bệnh nhân để phát hiện các ADR.

Dược lý và cơ chế

Dược lý của metoclopramid phức tạp và cơ chế tác dụng chưa biết đầy đủ. Tác dụng dược lý chính ở đường tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương.

Đường tiêu hóa: Metoclopramid kích thích nhu động đường tiêu hóa trên, nhưng không kích thích bài tiết dịch vị, mật và tuỵ. Thuốc làm các mô nhạy cảm với tác dụng của acetylcholin. Tác dụng của metoclopramid đối với nhu động không phụ thuộc vào thần kinh phế vị, nhưng các thuốc kháng acetylcholin làm mất tác dụng của thuốc này. Metoclopramid làm tăng co bóp dạ dày (đặc biệt vùng hang vị), làm thư doãi cơ thắt môn vị và hành tá tràng, và làm tăng nhu động tá tràng và hỗng tràng, dẫn đến làm tống nhanh thức ăn ra khỏi dạ dày và ruột. Thuốc làm tăng trương lực cơ lúc nghỉ của cơ thắt dưới của thực quản. Thuốc không có tác dụng đến nhu động của đại tràng hoặc túi mật.

Hệ thần kinh: Metoclopramid là một thuốc đối kháng thụ thể dopamin trung ương   mạnh. Thuốc có tác dụng chống nôn và     an thần. Tác dụng chống nôn của metoclopramid là do tính đối kháng của thuốc với các thụ thể dopamin trung ương và ngoại biên. Dopamin gây buồn nôn và nôn do kích thích vùng khởi động hóa thụ thể ở tuỷ (CTZ), và metoclopramid chẹn kích thích vùng này do các thuốc như L-dopa hoặc apomorphin được biết là những thuốc làm tăng nồng độ dopamin hoặc có tác dụng giống dopamin. Metoclopramid kích thích giải phóng prolactin và gây tăng nhất thời nồng độ aldosteron trong máu, có thể gây giữ nước trong cơ thể.

Dược động học
Metoclopramid hấp thu nhanh và hoàn toàn sau khi uống; khả năng hấp thu của metoclopramid có thể bị chậm hoặc giảm ở người bệnh bị ứ dạ dày. Thuốc chuyển hóa lần đầu qua gan gây ra sự biến thiên lớn về sinh khả dụng đường uống giữa các cá thể. Sinh khả dụng tuyệt đối trung bình đường uống khoảng 80% (dao động từ 30 – 100%). Chuyển hóa qua gan lần đầu làm giảm sinh khả dụng của thuốc còn khoảng 75%. Metoclopramid ít liên kết với protein huyết tương (chỉ khoảng 13 – 30%), chủ yếu liên kết với albumin. Thời gian để thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 1 – 2 giờ sau khi uống.

Thuốc phân bố nhanh vào hầu hết các mô và dễ dàng qua hàng rào máu – não và nhau thai. Thể tích phân bố biểu kiến trên người lớn khoảng 2,2 – 3,5 lít/kg và trên trẻ em là 1,92 – 4,4 lít/kg. Nồng độ thuốc ở trong sữa có thể cao hơn trong huyết tương.

Metoclopramid được bài xuất theo 2 pha với thời gian bán thải pha cuối khoảng 4 – 6 giờ. Suy thận kéo dài thời gian bán thải, làm tăng nồng độ metoclopramid trong huyết tương. Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, khoảng 85% lượng thuốc được đào thải sau 72 giờ, trong đó 20% thuốc được thải trừ ở dạng không đổi qua nước tiểu, số còn lại thải trừ dưới dạng liên hợp với sulfat hoặc acid glucuronic là dạng chất chuyển hóa bất hoạt. Khoảng 5% được đào thải qua phân và mật.

Khi tiêm bắp, thuốc bắt đầu tác dụng sau 10 đến 15 phút, khi tiêm tĩnh mạch sau 1 – 3 phút và khi uống, sau 30 – 60 phút. Tác dụng dược lý chính của metoclopramid kéo dài khoảng 1 – 2 giờ sau khi sử dụng liều đơn.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ 15 - 30 oC, tránh ánh sáng. Thuốc tiêm metoclopramid sau khi pha, có thể bảo quản tới 48 giờ nếu tránh ánh sáng. Dung dịch metoclopramid pha với dung dịch natri clorid 0,9%, có thể bảo quản đông lạnh được tới 4 tuần. Tương kỵ Metoclopramid tiêm tương kỵ với cephalotin natri và các cephalosporin khác, cloramphenicol natri, calci gluconat, erythromycin lactobionat, furosemid, cisplatin, methotrexat, penicilin G kali và natri bicarbonat.

Quy chế

Metoclopramid có trong Danh mục thuốc thiết yếu tân dược ban hành lần thứ VI, năm 2013 và Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, năm 2015.

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã biên tập lại các thông tin về thuốc Metoclopramid trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

Với những người không phải chuyên gia có thể xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Metoclopramide được chúng tôi tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Dược thư quốc gia Việt Nam

thuốc Metoclopramid là gì

cách dùng thuốc Metoclopramid

tác dụng thuốc Metoclopramid

công dụng thuốc Metoclopramid

thuốc Metoclopramid giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Metoclopramid

giá bán thuốc Metoclopramid

mua thuốc Metoclopramid

Thuốc Metoclopramid là thuốc gì?

Thuốc Metoclopramid (Metoclopramide - A03FA01) là Chống nôn. Thuốc chẹn thụ thể dopamin. Thuốc kích thích nhu động dạ dày - ruột phần trên. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Metoclopramid Xem chi tiết

Dạng thuốc, mã ATC và tên quốc tế?

Thuốc Metoclopramid Viên nén 5 mg, 10 mg, sirô 5 mg (dạng base)/5 ml, ống tiêm 5 mg/ml. Thuốc được dùng dưới dạng metoclopramid hydroclorid monohydrat.Hàm lượng và liều dùng của các dạng thuốc hiện có được biểu thị theo metoclopramid base khan hoặc theo metoclopramid hydroclorid khan.Đạn đặt trực tràng: 5 mg, 10 mg.. Mã ATC: A03FA01. Tên quốc tế: Metoclopramide Xem chi tiết

Thông tin thuốc Metoclopramid?

Dược thư quốc gia Việt Nam: thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Metoclopramid Xem chi tiết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here