Thuốc Nicardipin

Thuốc là gì? Hướng dẫn sử dụng - Dược thư quốc gia

Thuốc Nicardipin là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Dược lý Dược động học | Bảo quản | Quy chế

Dưới đây là thông tin được biên tập lại từ thông tin thuốc Nicardipin có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Nội dung tham khảo này dành cho chuyên gia, những người có hiểu biết về y khoa.

Xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Nicardipin được tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Thông tin chung

Thuốc Nicardipin (Nicardipine - C08CA04) là Thuốc chẹn kênh calci dẫn xuất của 1,4 dihydropyridin. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Nicardipin và được đóng gói dưới dạng Nang 20 mg, 30 mg;Nang tác dụng kéo dài: 30 mg, 40 mg, 45 mg, 60 mg; Viên nén 20 mg nicardipin hydroclorid.Thuốc tiêm: 2,5 mg/ml nicardipin hydroclorid.

   
Tên thuốc Thuốc NICARDIPIN ®
Tên quốc tế Thuốc Nicardipine
Tên thương mại Thuốc
Mã ATC C08CA04
Nhóm thuốc Thuốc chẹn kênh calci dẫn xuất của 1,4 dihydropyridin.
Thành phần Nicardipin

Dạng thuốc và hàm lượng

Nang 20 mg, 30 mg;Nang tác dụng kéo dài: 30 mg, 40 mg, 45 mg, 60 mg; Viên nén 20 mg nicardipin hydroclorid.Thuốc tiêm: 2,5 mg/ml nicardipin hydroclorid.

Chỉ định

n đau thắt ngực ổn định. Nicardipin dạng uống có thể chỉ định điều trị cơn đau thắt ngực, dùng đơn độc hay phối hợp.
Tăng huyết áp nhẹ đến trung bình. Nicardipin có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc khác trong điều trị tăng huyết áp, đặc biệt trên những bệnh nhân nguy cơ cao xuất hiện biến cố tim mạch hay bệnh nhân có kèm theo đái tháo đường.

Cơn tăng huyết áp: Nicardipin dạng truyền tĩnh mạch được chỉ định trong điều trị các cơn tăng huyết áp (tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp) nhằm ngăn ngừa các tổn thương ở cơ quan đích tiến triển như bệnh não do tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định, phù phổi cấp, đột quỵ hay chảy máu nội sọ, cơn sản giật, trừ suy tim cấp.

Lưu ý khi dùng thuốc tĩnh mạch là chỉ nên hạ huyết áp về mức an toàn và theo dõi chặt chẽ chứ không nhất thiết phải đưa huyết áp nhanh chóng về mức bình thường.

Liều dùng và cách dùng

Cách dùng: Thuốc thường uống, khi cần có thể tiêm truyền tĩnh mạch chậm.
Viên nang thông thường: Ngày uống 3 lần. Viên nang giải phóng chậm (không nhai): Ngày uống 2 lần.
Tiêm tĩnh mạch: 0,1 mg/ml pha với dung dịch thích hợp, cách 12 giờ phải thay đổi vị trí truyền.

Liều lượng:
Người lớn:
Đau thắt ngực: nang giải phóng nhanh: Liều bắt đầu: 10 – 20 mg/ lần, 3 lần/ngày. Liều thông thường: 60 – 120 mg/ngày. Tăng liều cách nhau 3 ngày.
Tăng huyết áp: Uống:
Viên giải phóng nhanh: Khởi đầu: 10 – 20 mg/lần, 3 lần/ngày; thông thường 20 – 40 mg/lần, 3 lần/ngày. Tăng liều cách nhau 3 ngày.
Viên giải phóng chậm: Khởi đầu: 30 mg/lần, 2 lần/ngày; điều chỉnh liều tới 60 mg/lần, 2 lần/ngày.

Ghi chú: Tổng liều hàng ngày của dạng giải phóng nhanh không tương đương với dạng giải phóng chậm. Cần thận trọng khi chuyển. Cơn tăng huyết áp: Truyền tĩnh mạch:
Khởi đầu: 5 mg/giờ, tăng 2,5 mg/giờ cách nhau 15 phút cho tới tối đa 15 mg/giờ; cân nhắc giảm tới 3 mg/giờ sau khi đạt kết quả mong muốn.

Thay thế bằng liệu pháp uống (xấp xỉ tương đương)
Uống 20 mg cách nhau 8 giờ tương đương với 0,5 mg/giờ truyền tĩnh mạch.
Uống 30 mg cách nhau 8 giờ tương đương với 1,2 mg/giờ truyền tĩnh mạch.
Uống 40 mg cách nhau 8 giờ tương đương với 2,2 mg/giờ truyền tĩnh mạch.
Người cao tuổi: Khởi đầu bằng liều thấp nhất trong phạm vi liều điều trị. Chưa có liều khuyến cáo, cần thận trọng giám sát.
Suy thận: Khởi đầu 20 mg/lần, 3 lần/ngày (viên giải phóng nhanh) hoặc 30 mg/lần, 2 lần/ngày.

Điều chỉnh liều thận trọng.
Suy gan: Khởi đầu 20 mg/lần, 2 lần/ngày (viên giải phóng nhanh). Chưa có hướng dẫn điều chỉnh đặc biệt, tuy nhiên nên dùng thận trọng và điều chỉnh liều khi cần thiết.

Cần giám sát thông số: Tần số tim, triệu chứng suy tim sung huyết, giám sát huyết áp 1,2 và 8 giờ sau khi dùng thuốc (theo dõi nồng độ đỉnh và đáy)
Liều truyền tĩnh mạch ở trẻ em 2 – 17 tuổi: Khởi đầu 0,2 – 5 microgam/kg/phút, duy trì 0,15 – 4 microgam/kg/phút.

Quá liều và xử trí

Nicardipin là một dẫn chất dihydropyridin, có thể gây phù nghiêm trọng. Khi quá liều, có thể gây giãn mạch ngoại biên làm giảm huyết áp kèm theo mạch nhanh phản xạ. Có thể có nhịp tim chậm, hệ thống dẫn truyền tim chậm và suy tim sung huyết.

Xử trí:
Nếu giảm huyết áp triệu chứng: Truyền dịch tĩnh mạch, tiêm tĩnh mạch dopamin hoặc dobutamin, calci clorid, isoproterenol, metaraminol hoặc noradrenalin.

Nếu rung nhĩ với tần số đáp ứng thất quá nhanh, đặc biệt trong trường hợp có đường dẫn truyền phụ nhĩ thất (hội chứng Wolff- Parkinson-White) hoặc Lown-Ganong- Levine: Sốc điện phá rung nhĩ hoặc dùng lidocain tĩnh mạch hoặc procainamid tĩnh mạch.

Nếu nhịp tim chậm, tiêm tĩnh mạch atropin, isoproterenol, noradrenalin, hoặc calci clorid hoặc dùng máy tạo nhịp tim tạm thời.

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Phản ứng có hại thường gặp nhất và thường dẫn tới phải ngừng thuốc là tác dụng trên tim mạch và thần kinh liên quan đến tác dụng giãn mạch của thuốc. Đau thắt ngực nghịch lý có thể xảy ra khi bắt đầu điều trị và ở một số ít người bệnh, huyết áp giảm mạnh đã dẫn đến thiếu máu cục bộ ở não hoặc cơ tim hoặc mù nhất thời.

Thường gặp, ADR >1/100
TKTW: Nhức đầu, choáng váng, đỏ bừng mặt, ngủ gà. Tuần hoàn: Tụt huyết áp, hạ huyết áp.
Tim mạch: Mạch nhanh, đau thắt ngực tăng thêm. Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, khô miệng. Da: Nổi ban, tăng tiết mồ hôi.
Tiết niệu: Đa niệu, tiểu ra máu
Các phản ứng phụ khác: Đái nhiều, phù bàn chân, hạ kali huyết.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
Thần kinh: Ngất, khó chịu, bồn chồn, mất ngủ, mộng lạ, giảm cảm giác.
Tim mạch: Nhồi máu cơ tim.
Tiêu hóa: Nôn, khó tiêu, ỉa chảy, táo bón, khô miệng, đau bụng. Da: Đau cục bộ.
Khác: Khó thở, đái nhiều, đái ra máu và đau.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000
TKTW: Chóng mặt, hoa mắt, lú lẫn, hồi hộp, lo âu.
Tim mạch: Tai biến mạch máu não, thiếu máu não cục bộ, rối loạn chức năng nút xoang.
Tiêu hóa: Rối loạn vị giác, viêm túi mật. Da: Ngứa

Khác: Viêm họng, viêm tuyến mang tai.
Hướng dẫn cách xử trí ADR

Vì nicardipin làm giảm sức cản của mạch ngoại biên và đôi khi gây giảm huyết áp quá mức, làm người bệnh khó chịu đựng, nên cần theo dõi huyết áp cẩn thận, đặc biệt là khi khởi đầu điều trị và khi xác định hoặc điều chỉnh tăng liều.

Với người suy tim sung huyết, việc xác định liều phải thận trọng, đặc biệt là trong trường hợp dùng cùng với thuốc chẹn beta- adrenergic, nếu muốn ngừng thuốc chẹn beta phải giảm liều từ từ và ngừng thuốc sau 8 – 10 ngày.

Thận trọng và lưu ý

Phải dùng thận trọng nicardipin nhất là loại tiêm tĩnh mạch trong các trường hợp sau:
Người nhồi máu não hoặc xuất huyết não do gây giảm cấp thời huyết áp hoặc gây cơn nhịp nhanh.

Suy thận, suy gan.
Có thể gây tăng tần suất, thời gian và mức độ nặng của cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân khi bắt đầu liệu pháp nicardipin hoặc điều chỉnh tăng liều. Suy tim sung huyết, đặc biệt ở người đang dùng đồng thời thuốc chẹn beta.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Chưa có thông tin đầy đủ và kiểm tra tốt về việc dùng nicardipin cho người mang thai. Thuốc qua được nhau thai. Chỉ khi thật cần mới được dùng nicardipin cho người mang thai, vì có thể nguy hiểm cho bào thai.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Nicardipin bài tiết vào sữa với nồng độ cao ở chuột thí nghiệm. Vì thuốc có khả năng gây các phản ứng có hại nghiêm trọng đối với trẻ bú mẹ, nên suốt thời kỳ cho con bú các bà mẹ được khuyến cáo không nên dùng thuốc.

Tương tác thuốc

Thuốc chẹn beta: Không có tương tác nào quan trọng giữa nicardipin với các thuốc chẹn beta như atenolol hoặc propranolol ở người khỏe mạnh, nhưng đáp ứng của người bệnh cần phải được kiểm tra.

Thuốc làm tăng nồng độ của digoxin trong máu. Thuốc có cộng hưởng tác dụng với fentanyl gây giảm huyết áp nặng trong gây mê.
Thuốc kháng histamin H2: Ranitidin chỉ tương tác tối thiểu với nicardipin, nhưng famotidin có thể làm giảm các phản ứng không có lợi cho hoạt động của tim. Cimetidin làm tăng nồng độ nicardipin trong huyết tương.

Cyclosporin: Nicardipin làm tăng nồng độ cyclosporin trong máu. Các thuốc chống co giật như carbamazepin, phenytoin, và các barbiturat làm giảm tác dụng của nicardipin.
Rifampicin làm tăng chuyển hóa của nicardipin.
Nồng độ và độc tính của nicardipin tăng lên khi uống cùng nước ép bưởi, tránh dùng chung.

Tương kỵ
Dung dịch thích hợp để pha loãng khi truyền là dung dịch glucose và natri clorid, dung dịch natri bicaronat và Ringer’s lactat gây tương kỵ. Nicardipin cũng tương kỵ với furosemid, heparin và thiopental.

Dược lý và cơ chế

Nicardipin là thuốc chẹn kênh calci với cơ chế tác dụng và cách dùng tương tự các dẫn chất dihydropyridin khác (ví dụ nifedipin, amlodipin…).\

Các đối kháng calci ngăn chặn sự xâm nhập của ion calci vào tế bào trong pha khử cực của điện thế hoạt động, hậu quả là làm giảm lượng ion calci sẵn sàng đáp ứng cho kích thích co cơ. Cơ trơn thành động mạch nhạy cảm nhất với sự ức chế đó. Nicardipin có tác dụng chọn lọc đối với mạch vành hơn mạch ngoại biên và ít làm giảm lực co cơ tim hơn so với nifedipin. Nicardipin ít gây tác dụng phụ hơn nifedipin, ví dụ như hoa mắt, chóng mặt nhưng có hiệu quả tương đương chống đau thắt ngực.

Khi tiêm tĩnh mạch hoặc uống nicardipin, huyết áp tâm thu và tâm trương giảm, đồng thời cung lượng tim tăng do giảm hậu gánh và tăng tần số tim, tăng phân số tống máu. Nicardipin cũng làm giảm loạn năng tâm trương của thất trái.

Dược động học
Sau khi uống, nicardipin được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn, sinh khả dụng 35% do chuyển hóa qua gan lần đầu (chủ yếu là CYP3A4). Liên kết với protein rất cao (trên 95%). Thể tích phân bố ở người lớn: 8,3 lít/kg. Nửa đời theo 2 pha: Sớm từ 1,5 đến 4 giờ, cuối là 9,6 giờ. Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương: Từ 30 phút đến 2 giờ (trung bình là 1 giờ).

Thời gian đạt đỉnh tác dụng liều đơn là 1 – 2 giờ. Thời gian tác dụng kéo dài 8 giờ. Thuốc được đào thải qua thận 49 – 60% (dạng không biến đổi dưới 1%), qua mật và phân 43%.

Bảo quản

Viên nang nicardipin phải được bảo quản ở nhiệt độ khoảng 15 - 30 oC, tránh ánh sáng, dung dịch tiêm bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, dung dịch đã pha loãng 0,1 mg/ml ổn định trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng.

Quy chế

Nicardipin có trong Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, năm 2015.

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã biên tập lại các thông tin về thuốc Nicardipin trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

Với những người không phải chuyên gia có thể xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Nicardipin được chúng tôi tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Dược thư quốc gia Việt Nam

thuốc Nicardipin là gì

cách dùng thuốc Nicardipin

tác dụng thuốc Nicardipin

công dụng thuốc Nicardipin

thuốc Nicardipin giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Nicardipin

giá bán thuốc Nicardipin

mua thuốc Nicardipin

Thuốc Nicardipin là thuốc gì?

Thuốc Nicardipin (Nicardipine - C08CA04) là Thuốc chẹn kênh calci dẫn xuất của 1,4 dihydropyridin. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Nicardipin Xem chi tiết

Dạng thuốc, mã ATC và tên quốc tế?

Thuốc Nicardipin Nang 20 mg, 30 mg;Nang tác dụng kéo dài: 30 mg, 40 mg, 45 mg, 60 mg; Viên nén 20 mg nicardipin hydroclorid.Thuốc tiêm: 2,5 mg/ml nicardipin hydroclorid.. Mã ATC: C08CA04. Tên quốc tế: Nicardipine Xem chi tiết

Thông tin thuốc Nicardipin?

Dược thư quốc gia Việt Nam: thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Nicardipin Xem chi tiết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here