Thuốc Voriconazol

Thuốc là gì? Hướng dẫn sử dụng - Dược thư quốc gia

Thuốc Voriconazol là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Dược lý Dược động học | Bảo quản | Quy chế

Dưới đây là thông tin được biên tập lại từ thông tin thuốc Voriconazol có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Nội dung tham khảo này dành cho chuyên gia, những người có hiểu biết về y khoa.

Xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Voriconazol được tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Thông tin chung

Thuốc Voriconazol (Voriconazole - J02AC03) là Thuốc chống nấm Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Voriconazol và được đóng gói dưới dạng Dung dịch treo: 200 mg/5 ml (có chứa natri benzoat, sucrose). Viên nén bao phim: 50 mg, 200 mg.Thuốc bột để pha truyền tĩnh mạch: 200 mg (có chứa cyclodextrin).

   
Tên thuốc Thuốc VORICONAZOL ®
Tên quốc tế Thuốc Voriconazole
Tên thương mại Thuốc
Mã ATC J02AC03
Nhóm thuốc Thuốc chống nấm
Thành phần Voriconazol

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch treo: 200 mg/5 ml (có chứa natri benzoat, sucrose). Viên nén bao phim: 50 mg, 200 mg.Thuốc bột để pha truyền tĩnh mạch: 200 mg (có chứa cyclodextrin).

Chỉ định

Thâm nhiễm Aspergillus.
Nhiễm Candida thực quản.
Nhiễm Candida huyết (người bệnh không bị giảm bạch cầu trung tính).

Nhiễm Candida lan tỏa ở da và phủ tạng.
Nhiễm nặng Scedoporium apiospermum và Fusarium (kể cả Fusarium solani) ở người bệnh không dung nạp hoặc bị tái phát sau trị liệu khác.

Liều dùng và cách dùng

Voriconazol được dùng theo đường uống, truyền tĩnh mạch. Nếu uống thì phải uống thuốc 1 giờ trước hoặc 1 giờ sau bữa ăn. Nếu truyền tĩnh mạch phải truyền chậm trong 1 – 2 giờ (không quá  3 mg/kg/giờ) và phải dùng dây truyền riêng, không truyền cùng dây với các dịch truyền khác, kể cả dịch nuôi dưỡng.

Nếu quên uống thuốc thì phải uống ngay liều thuốc quên. Nhưng nếu thời gian bị quên là hơn 6 giờ thì uống theo giờ như cũ. Không uống chập 2 liều.

Điều trị nhiễm Aspergillus:
Liều ban đầu ở người lớn là 6 mg/kg, truyền tĩnh mạch 12 giờ một lần cho 2 liều đầu tiên; sau đó dùng liều duy trì 4 mg/kg truyền tĩnh mạch 12 giờ một lần cho đến khi người bệnh có thể chuyển sang dùng theo đường uống. Nếu người bệnh không dung nạp được liều này thì có thể giảm liều duy trì theo đường tĩnh mạch xuống  3 mg/kg, 12 giờ một lần.

Sau phác đồ truyền tĩnh mạch ban đầu, liều voriconazol uống là 200 mg, 12 giờ một lần cho người bệnh cân nặng trên 40 kg và 100 mg, 12 giờ một lần cho người bệnh nặng dưới 40 kg. Nếu đáp ứng lâm sàng không đạt thì có thể tăng lên thành 300 mg, 12 giờ một lần cho người bệnh cân nặng trên 40 kg và thành 150 mg, 12 giờ một lần cho bệnh nhân nặng dưới 40 kg.

Nếu người bệnh không dung nạp được liều này thì có thể giảm liều từng nấc 50 mg cho đến liều tối thiểu là 200 mg, 12 giờ một lần cho người nặng trên 40 kg hoặc 100 mg, 12 giờ một lần cho người nặng dưới 40 kg. Thời gian trị liệu theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch phải căn cứ vào mức độ nặng của bệnh sự phục hồi miễn dịch và đáp ứng với thuốc.

Các chuyên gia khuyên trị liệu phải kéo dài ít nhất 6 – 12 tuần cho người bệnh bị thâm nhiễm Aspergillus ở phổi và tiếp tục qua suốt thời kỳ bị ức chế miễn dịch. Với người có HIV bị thâm nhiễm Aspergillus, liều ban đầu khuyên dùng là 6 mg/kg theo đường tĩnh mạch, ngày 2 lần trong ngày đầu tiên, sau đó dùng liều duy trì là 4 mg/kg truyền tĩnh mạch, ngày 2 lần.

Chưa rõ thời gian trị liệu là bao nhiêu, nhưng cần điều trị nấm ít nhất cho đến khi lượng CD4 đạt tới 200/mm3, chứng tỏ tác dụng của trị liệu ARV và có đáp ứng lâm sàng.

Liều ở trẻ em từ 2 đến 11 tuổi: Truyền tĩnh mạch 7 mg/kg, ngày 2 lần hoặc uống 200 mg, ngày 2 lần; không cần liều tấn công.

Với trẻ trên 12 tuổi: Liều tấn công truyền tĩnh mạch là 6 mg/kg, 12 giờ 1 lần cho 2 liều đầu; sau đó duy trì bằng truyền 4 mg/kg, 12 giờ một lần. Nếu không dung nạp được thì giảm liều còn 3 mg/kg, 12 giờ một lần. Với trẻ 12 tuổi trở lên và nặng dưới 40 kg, liều tấn công uống là 200 mg, 12 giờ một lần cho 2 liều đầu; sau đó dùng liều duy trì 100 mg, 12 giờ một lần; nếu đáp ứng chưa tốt thì có thể tăng liều lên 150 mg, 12 giờ một lần.

Với trẻ trên 12 tuổi nặng trên 40 kg: Uống 400 mg, 12 giờ một lần cho 2 liều đầu, sau đó duy trì với liều 200 mg, 12 giờ một lần; có thể tăng lên 300 mg, 12 giờ một lần nếu chưa đáp ứng tốt.
Với vị thành niên có HIV: Liều tấn công là 6 mg/kg truyền tĩnh mạch chậm 2 lần trong ngày đầu, tiếp theo là duy trì với liều 4 mg/kg ngày 2 lần. Sau khi có tiến triển lâm sàng tốt thì uống 200 mg, ngày 2 lần. Trị liệu nấm phải tiếp tục cho đến khi lượng CD4 đạt tới 200/mm3.

Với trẻ nhỏ nhiễm HIV: Liều tấn công là 8 mg/kg (tối đa là 400 mg), uống ngày 2 lần trong ngày đầu; sau đó dùng liều duy trì 7 mg/kg  (tối đa 200 mg) ngày 2 lần; hoặc: Dùng liều tấn công 6 – 8 mg/kg truyền tĩnh mạch 2 lần trong ngày đầu, sau đó 7 mg/kg (tối đa 200 mg) truyền tĩnh mạch 2 lần ngày. Trị liệu phải kéo dài ít nhất là 12 tuần; tuy nhiên thời gian trị liệu tùy theo từng trường hợp và dựa vào đáp ứng lâm sàng.

Điều trị nhiễm Candida huyết và nhiễm Candida lan tỏa: Liều ban đầu ở người lớn không bị giảm bạch cầu trung tính là 6 mg/ kg truyền tĩnh mạch 12 giờ một lần trong ngày đầu; sau đó duy   trì bằng liều 3 – 4 mg/kg truyền tĩnh mạch ngày 2 lần cho đến khi người bệnh có thể chuyển sang dùng thuốc theo đường uống.

Liều phải dựa trên tính chất và mức độ nhiễm. Nếu người bệnh không dung nạp được liều 4 mg/kg thì có thể giảm còn 3 mg/kg, 12 giờ một lần. Sau điều trị ban đầu truyền tĩnh mạch, liều uống ở người lớn nặng trên 40 kg không bị giảm bạch cầu trung tính là 200 mg, 12 giờ một lần; ở người nặng dưới 40 kg là 100 mg, 12 giờ một lần.

Nếu chưa có đáp ứng tốt thì có thể tăng 300 mg, 12 giờ một lần (người nặng trên 40 kg) và 150 mg, 12 giờ một lần (người nặng dưới 40 mg). Nếu người bệnh dung nạp kém thì có thể giảm liều theo từng nấc 50 mg xuống liều tối thiều 200 mg, 12 giờ một lần (người nặng trên 40 kg) hoặc 100 mg, 12 giờ một lần (người nặng dưới 40 kg).

Liều khuyên dùng ở người lớn bị giảm bạch cầu trung tính là 6 mg/kg truyền tĩnh mạch 12 giờ một lần cho 2 liều đầu, sau đó dùng liều duy trì 3 mg/kg, 12 giờ truyền một lần. Trị liệu phải kéo dài thêm ít nhất 14 ngày sau khi đã hết các triệu chứng hoặc sau lần cấy máu đầu tiên có kết quả âm tính, tùy theo trường hợp nào kéo dài hơn.

Liều ở trẻ em: Với trẻ 2 – 11 tuổi, 7 mg/kg truyền tĩnh mạch ngày 2 lần hoặc uống 200 mg, ngày 2 lần (không cần liều tấn công). Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Liều tấn công là 6 mg/kg, truyền tĩnh mạch 12 giờ một lần cho 2 liều đầu, sau đó truyền liều duy trì 4 mg/kg, 12 giờ một lần. Nếu không dung nạp được liều cao thì giảm liều duy trì xuống 3 mg/kg, 12 giờ một lần. T

rẻ từ 12 tuổi trở lên, nặng dưới 40 kg, liều uống là 200 mg, ngày 2 lần cho 2 liều đầu, tiếp theo là liều duy trì 100 mg, 12 giờ một lần; nếu chưa đáp ứng thì có thể tăng liều lên 150 mg, 12 giờ một lần. Trẻ từ 12 tuổi trở lên, nặng hơn 40 kg: Uống 400 mg, 12 giờ một lần cho 2 liều đầu; sau đó uống liều duy trì 200 mg, 12 giờ một lần; nếu chưa đáp ứng thì tăng liều lên 300 mg, 12 giờ một lần.

Trị liệu phải kéo dài ít nhất là 14 ngày sau khi đã hết các triệu chứng hoặc cấy máu lần cuối là âm tính tùy theo cái nào kéo dài hơn.

Điều trị nhiễm Candida miệng hầu: Liều người lớn là 200 mg, uống ngày 2 lần. Liều ở người lớn và vị thành niên có HIV bị nhiễm Candida kháng fluconazol là 200 mg uống hoặc truyền tĩnh mạch ngày 2 lần. Liều ở trẻ 2 – 11 tuổi: 7 mg/kg truyền tĩnh mạch ngày 2 lần hoặc uống 200 mg, ngày 2 lần. Thời gian điều trị kéo dài từ 7 đến 14 ngày.

Điều trị nhiễm Candida thực quản: Liều cho người lớn nặng hơn 40 kg là 200 mg, 12 giờ một lần; cho người nặng dưới 40 kg:   100 mg, 12 giờ một lần. Nếu chưa có đáp ứng thì có thể tăng liều lên 300 mg, 12 giờ một lần (người nặng hơn 40 kg) hoặc 150 mg, 12 giờ một lần (người nặng dưới 40 kg).

Nếu không dung nạp được liều trên thì có thể giảm liều theo nấc 50 mg cho đến liều tối thiểu là 200 mg, 12 giờ một lần (người nặng hơn 40 kg) hoặc 100 mg, 12 giờ một lần (người nặng dưới 40 kg). Liều ở người có HIV: 200 mg, uống hoặc truyền tĩnh mạch, ngày 2 lần.

Liều ở trẻ 2 – 11 tuổi: 7 mg/kg truyền tĩnh mạch ngày 2 lần hoặc uống 200 mg, ngày 2 lần.
Liều ở trẻ từ 12 tuổi trở lên và nặng dưới 40 kg: Uống 100 mg, 12 giờ một lần. Trẻ nặng hơn 40 kg: Uống 200 mg, ngày 2 lần.

Liều cho vị thành niên có HIV: 200 mg, uống hoặc truyền tĩnh mạch ngày 2 lần. Trị liệu phải kéo dài ít nhất 14 ngày sau khi hết triệu chứng (14 – 21 ngày).

Điều trị nhiễm Fusarium và Scedosporium: Liều người lớn là 6 mg/kg truyền tĩnh mạch 12 giờ một lần cho 2 liều đầu; sau đó dùng liều duy trì 4 mg/kg truyền tĩnh mạch 12 giờ một lần cho đến khi người bệnh có thể chuyển dùng theo đường uống. Nếu người bệnh không dung nạp thì có thể giảm liều truyền tĩnh mạch xuống còn 3 mg/kg, 12 giờ một lần.

Sau điều trị bằng truyền tĩnh mạch, liều uống thường dùng là 200 mg, 12 giờ một lần cho người nặng trên 40 kg; là 100 mg, 12 giờ một lần cho người nặng dưới 40 kg. Nếu không đáp ứng thì có thể tăng liều lên 300 mg, 12 giờ một lần cho người nặng hơn 40 kg, lên 150 mg, ngày 2 lần cho người nặng dưới 40 kg.

Nếu người bệnh không dung nạp được liều này thì có thể giảm liều theo nấc 50 mg tới liều tối thiểu là 200 mg, 12 giờ một lần (người nặng trên 40 kg) hoặc 100 mg, 12 giờ một lần (người nặng dưới 40 kg). Thời gian điều trị căn cứ trên mức độ của bệnh chính, sự phục hồi miễn dịch và đáp ứng với thuốc.

Liều trẻ em 2 – 11 tuổi: 7 mg/kg truyền tĩnh mạch ngày 2 lần hoặc uống 200 mg, ngày 2 lần. Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Truyền tĩnh mạch 6 mg/kg, 12 giờ một lần cho 2 liều đầu; sau đó truyền liều duy trì 4 mg/kg, 12 giờ một lần; liều duy trì theo đường tĩnh mạch là 4 mg/kg, ngày 2 lần. Nếu người bệnh không dung nạp được liều duy trì này thì dùng liều 3 mg/kg, 12 giờ một lần.

Trẻ từ 12 tuổi trở lên nặng dưới 40 kg: Uống liều tấn công 200 mg, 12 giờ một lần cho 2 liều đầu, sau đó duy trì với liều 100 mg, 12 giờ một lần. Nếu đáp ứng kém thì có thể tăng liều lên 150 mg/kg, 12 giờ một lần.

Trẻ từ 12 tuổi trở lên nặng trên 40 kg: Uống 400 mg, 12 giờ một lần cho 2 liều đầu, sau đó uống liều duy trì 200 mg, 12 giờ một lần; nếu đáp ứng kém thì có thể tăng lên 300 mg, 12 giờ một lần. Thời gian điều trị căn cứ vào bệnh chính, phục hồi miễn dịch và đáp ứng với thuốc.

Chú ý:
Suy thận: Không dùng voriconazol theo đường tĩnh mạch cho người bệnh có độ thanh thải creatinin < 50 ml/phút. Chế phẩm voriconazol để truyền tĩnh mạch có chứa sulfobutyl ether β-cyclodextrin natri có thể bị tích lại ở người bệnh bị suy thận vừa hoặc nặng. Phải theo dõi chặt chẽ chức năng thận; nếu thấy creatinin huyết tăng thì chuyển sang dùng thuốc theo đường uống

Suy gan: Chỉ dùng voriconazol cho người bệnh bị suy gan nặng nếu lợi ích lớn hơn nguy cơ và phải theo dõi chặt chẽ chức năng gan.
Ở người bệnh bị xơ gan nhẹ hoặc vừa: Có thể dùng liều tấn công uống hoặc truyền tĩnh mạch nhưng phải giảm 50% liều duy trì uống hoặc truyền tĩnh mạch

Quá liều và xử trí

Chưa có dữ liệu về quá liều. Xử trí bao gồm: Ngừng thuốc, điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Rửa dạ dày, cho uống than hoạt. Nếu có co giật dùng barbiturat, benzodiazepin. Theo dõi các dấu hiệu thần kinh trung ương và cân bằng nước – điện giải, enzym gan.

Chống chỉ định

Tác dụng phụ

Rất thường gặp, ADR >10/100
Thần kinh trung ương: Ảo giác thính giác và/hoặc thị giác.
Mắt: Sợ ánh sáng, giảm hoặc tăng thị lực, nhìn mờ rối loạn nhìn màu.
Thận: Tăng creatinin huyết.

Thường gặp, 10/100 >ADR > 1/100
Tim: Nhịp nhanh
Thần kinh trung ương: Sốt, rét run, nhức đầu. Da: Nổi mẩn.
Nội tiết – chuyển hóa: Giảm kali huyết. Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
Gan: Tăng phosphatase kiềm, tăng AST, tăng ALT, vàng da ứ mật. Mắt: Sợ ánh sáng.

Ít gặp, ADR < 1/100
Toàn thân: Dị ứng, hội chứng Stevens-Johnson, nổi ban, xanh tím, phù, phù ngoại biên, nhiễm khuẩn huyết, lupus ban đỏ dạng đĩa. Tuần hoàn: Loạn nhịp nhĩ, rung nhĩ, blốc nhĩ – thất, nhịp đôi, blốc nhánh, ngừng tim, tim chậm, tim to, bệnh cơ tim, rung thất, ngoại tâm thu trên thất, nhịp nhanh thất, hạ huyết áp thế đứng, khoảng QT kéo dài, xanh tím, loạn nhịp xoang,viêm màng trong tim, mạch giãn, tắc tĩnh mạch sâu, suy tim ứ máu.

Mắt: Rối loạn nhìn màu, mù màu, mù, mất vận động nhãn cầu, teo dây thần kinh thị, viêm thần kinh thị, phù gai thị, xuất huyết võng mạc, viêm màng mạch nho.
Thần kinh: Thiếu máu não, xuất huyết não, bệnh về não, hội chứng ngoại tháp, phù não, hội chứng Guillain-Barré, co giật, dị cảm.

Xương: Hoại tử xương, nhuyễn xương, loãng xương.
Tâm thần: Sảng, loạn trí, rối loạn nhân cách, trầm cảm, hôn mê, ý tưởng tự sát.
Gan-mật: Viêm túi mật, sỏi mật, suy gan, viêm gan. Lách: Lách to.

Thận: Bí tiểu tiện, thận ứ nước, viêm ống thận hoại tử cấp, suy thận cấp.
Tiêu hóa: Loét thủng tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm phúc mạc, ỉa chảy, viêm đại tràng giả mạc.
Hô hấp: Khó thở, thiếu oxy, đau tức ngực, tắc mạch phổi, hội chứng suy hô hấp, tràn dịch màng phổi.
Nội tiết – chuyển hóa: Tăng đường huyết, đái đường, giảm dung nạp glucose, suy tuyến vỏ thượng thận.

Máu: Suy tủy xương, tăng cholesterol, tăng urê, đông máu nội mạch rải rác, bệnh Moschcowitz (còn gọi là microangiopathic hemolytic anemia hay thrombotic thrombocytopenic purpura).
Da: Rụng tóc, hoại tử thượng bì, hồng ban đa dạng, viêm da phổng rộp, ung thư tế bào sừng.
Tụy: Viêm tụy.

Hướng dẫn cách xử trí ADR
Ngừng dùng voriconazol khi có các biểu hiện mẫn cảm và tác dụng phụ. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Thận trọng và lưu ý

Bệnh nhân đang dùng thuốc không được làm những việc cần có thị giác tốt như vận hành máy, lái xe vì thuốc gây nhiều ADR lên thị giác; không được lái xe, vận hành máy vào buổi tối, ngay cả khi không bị ADR đối với lên thị giác.

Phải theo dõi chức năng thị giác nếu dùng thuốc hơn 28 ngày. Phải theo dõi chặt chẽ chức năng thận trong quá trình điều trị. Phải theo dõi chức năng gan trước và trong quá trình điều trị.
Phải thận trọng ở người bệnh có nguy cơ dễ bị rối loạn nhịp tim, vì thuốc có thể gây kéo dài khoảng QT.

Phải điều chỉnh điện giải trước khi điều trị bằng voriconazol. Không được dùng voriconazol theo đường tĩnh mạch đồng thời với truyền nhỏ giọt dung dịch điện giải đậm đặc hoặc sản phẩm máu, ngay cả khi dùng dây truyền riêng rẽ.

Phải thận trọng ở người có nguy cơ bị viêm tụy.
Không dùng viên nén voriconazol cho người không dung nạp galactose, người kém hấp thu glucose-galactose vì trong chế phẩm có chứa lactose.
Người dùng voriconazol cần tránh ánh nắng.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Không rõ thuốc có qua nhau thai hay không. Trên động vật, thuốc gây quái thai, dị tật. Không dùng cho phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu phải dùng cho phụ nữ đã mang thai thì phải thông báo cho người bệnh biết nguy cơ đối với thai nhi. Phụ nữ phải dùng các biện pháp tránh thai trong thời gian điều trị bằng voriconazol.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Thuốc có thể qua sữa do có phân tử lượng nhỏ. Không dùng cho phụ nữ đang cho con bú. Nếu dùng phải ngừng cho con bú.

Tương tác thuốc

Không dùng đồng thời voriconazol với bất kỳ thuốc nào sau đây: Alfuzosin, artemether, các barbiturat, carbamazepin, cisaprid, conivaptan, crizotinib, darunavir, dofetilid, dronedaron, eplerenon, các dẫn xuất cựa lúa mạch, everolimus, fluconazol, fluticason (hít), halofantrin, lapatinib, lopinavir, lovastatin, lumefantrin, lurasidon, lolotinib, nisoldipin, pimozid, quetiapin, quinidin, quinin, ranolazin, rifamycin, rifampin, rifabutin, ritonavir, rivaroxaban, romidepsin, salmeterol, silodosin, simvastatin, sirolimus, cỏ St. John, tamsulosin, tetrabenazin, thioridazin, ticagrelor, tolvaptan, toremifen, vandetanib, veramurafenib, ziprasidon.

Voriconazol làm tăng nồng độ/tác dụng của: Alfetanil, alfuzosin, almotriptan, alosetron, các alcaloid chống ung thư (alcaloid vinca), aprepitant, benzodiazepin, boceprevir, bortezomib, bonsentan, brentuximab, brinzolamid, budesonid (theo đường mũi, toàn thân, hít theo đường miệng), buspiron, busulfan, thuốc chẹn kênh calci, carbamazepin, carvedilol, ciclesonid, cilostazol, cinacalcet, cisaprid, colchicin, conivaptan, thuốc tránh thai (estrogen, progestin),

các corticosteroid (hít theo đường miệng, toàn thân), crizotinib, cyclosporin, các cơ chất của CYP2C9, các cơ chất của CYP3A4, diclofenac (tại chỗ và toàn thân), dienogest, docetaxel, dofetilid, dronedaron, dutasterid, eletriptan, eplerenon, dẫn xuất cựa lúa mạch, erlotinib, eszopiclon, etravirin, everolimus, fentanyl, fesoterodin, fluticason (đường mũi, hít theo đường miệng), fosaprepitant, fosphenytoin, gefetinib, guanfacin, halofantrin,

thuốc ức chế HMG-CoA reductase, ibuprofen, iloperodon, imatinib, irinotecan, ixabepilon, lapatinib, losartan, lovastatin, lumefantrin, lurasidon, các kháng sinh macrolid, maravioc, meloxicam, methadon, methylprednisolon, nilitinib, nisolpidin, oxycodon, paricalcitol, pazopanib, phenytoin, các thuốc ức chế phosphodiesterase, pimecrolimus, pimozid,

các thuốc ức chế protease, các thuốc làm khoảng QT kéo dài, quinidin, quinin, ramelteon, ranolazin, repaglinid, thuốc không phải nucleosid ức chế reverse transcriptase, các dẫn xuất rifamycin, rivaroxaban, romidepsin, salmeterol, saxaglipin, sildenafil, silodosin, simvastatin, sirolimus, solifenacin, sorafenib, các sulfonyl urê, sunitilib, tacrolimus (toàn thân, tại chỗ), tadalafil, tamsulosin, telaprevir, tetrabenazin, thioridazin, venlafacin, vilazodon, các thuốc kháng vitamin K, ziprasidon, zolpidem.

Các thuốc làm tăng nồng độ/tác dụng của voriconazol: Alfulosin, arthemether, boceprevir, cloramphenicol, cloroquin, ciprofloxacin, thuốc tránh thai (estrogen, progestin), các thuốc ức chế CYP2C9, các thuốc ức chế CYP2C19, etravirin, fluconazol, gadobutrol, nước bưởi, lumefantrin, các kháng sinh macrolid, nilotinib, các thuốc ức chế protease, các thuốc ức chế bơm proton, quetiapin, quinin, telaprevir.

Voriconazol làm giảm nồng độ/tác dụng của: Amphotericin B, prasugrel, saccharomyces boulardii, ticagrelor.

Các thuốc làm giảm nồng độ/tác dụng của voriconazol: Các barbiturat, carbamazepin, các thuốc kích thích CYP2C19, các thuốc kích thích CYP2C9, darunavir, didanosin, etravirin, fosphenytoin, lopinavir, peginterferon alpha-2b, phenytoin, các thuốc không phải nucleosid ức chế reverse transcriptase, các dẫn xuất rifampicin, ritonavir, cỏ St. John (Hypericum perforatum), sucralfat, telaprevir, tocilizumab.

Tương kỵ
Voriconazol tương kỵ với dịch nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, các sản phẩm máu, natri bicarbonat, các dịch bồi phụ điện giải.
Không truyền cùng dây truyền voriconazol với các dịch trên.

Dược lý và cơ chế

Voriconazol là một triazol tổng hợp có tác dụng chống nấm. Ở  các chủng nấm nhạy cảm với thuốc, voriconazol ức chế sterol 14-α-demethylase phụ thuộc cytochrom CYP450, nên ức chế sự tổng hợp ergosterol ở màng tế bào nấm làm tăng tính thấm của màng, ức chế chuyển hóa và tăng trưởng tế bào.

Voriconazol có phổ tác dụng rộng, có tác dụng lên tất cả các loài Candida (kể cả các chủng kháng fluconazol,  C.  albicans,  C. dubliniensis, C. fumata,  C. glabata,  C. guilliermondii,  C. kefyr, C. krusei, C. lipolytica,  C. lusitaniae,  C. metapsilosis,  C. orthopsilosis, C. parapsilosis, C. pelliculosa, C. rugosa, C. tropicalis) cũng như Aspergillus (A. fumigatus, A. flavus, A. niger, A. terreus).

In vitro, thuốc có tác dụng lên Scedosporium apiospermum, Fusarium (gồm cả F. solani), Cryptococcus neoformans C. gatty. Một số nấm giảm nhạy cảm với các azol khác (như fluconazol, itraconazol) cũng có thể giảm nhạy cảm với voriconazol.

Dược động học: Dược động học của thuốc dùng theo đường tĩnh mạch tương tự như khi dùng theo đường uống. Dược động học của voriconazol không tuyến tính, phụ thuộc liều do chuyển hóa bước đầu của thuốc bão hòa hoặc do sự thải trừ thuốc.

Thuốc được hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn ở ống tiêu hóa; khả dụng sinh học ở người lớn theo đường uống là 96%, ở trẻ em là 80% khi uống thuốc vào lúc đói. Nồng độ đỉnh huyết tương xuất hiện khoảng 1 – 2 giờ sau khi uống. Thể tích phân bố là 4,6 lít/kg ở người lớn.

Sau khi uống, tỷ lệ thuốc gắn vào protein huyết tương khoảng 58%. Voriconazol vào dịch não – tủy. Uống thuốc cùng bữa ăn giàu mỡ làm giảm mạnh nồng độ tối đa và diện tích dưới đường cong nồng độ – thời gian (AUC).

Voriconazol được chuyển hóa mạnh ở gan bởi isoenzym CYP2C19, CYP2C9 và CYP3A4 của cytochrom P450. Chất chuyển hóa chính là N-oxid không có hoạt tính. Nửa đời đào thải phụ thuộc liều.
Khoảng 80% thuốc được đào thải qua nước tiểu, trong đó dưới 2% ở dạng không thay đổi.

Bảo quản

Bảo quản viên nang ở 15 - 30 °C. Bảo quản thuốc bột để pha dung dịch uống ở nhiệt độ 2 - 8 °C, tránh ánh sáng. Dung dịch treo để uống ổn định 14 ngày ở nhiệt độ 15 - 30 °C. Không bảo quản dung dịch treo để uống trong tủ lạnh hoặc tủ đông lạnh. Thuốc tiêm: Bảo quản các lọ thuốc chưa pha ở nhiệt độ 15 - 30 °C. Dung dịch 10 mg/ml để truyền tĩnh mạch phải được dùng ngay sau khi pha vì không chứa chất bảo quản. Nếu không được sử dụng ngay thì dung dịch này ổn định trong 24 giờ ở nhiệt độ 2 - 8 °C. Dung dịch này có thể được pha loãng tiếp bằng dung dịch: natri clorid 0,9%, dextrose 5%, Ringer lactat, dextrose 5% và 20 mEq KCl/lít, dextrose 5% và Ringer lactat, dextrose 5% và 1/2 natri clorid 0,9%, dextrose 5% và natri clorid 0,9%.

Quy chế

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã biên tập lại các thông tin về thuốc Voriconazol trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

Với những người không phải chuyên gia có thể xem thông tin dễ hiểu hơn về Thuốc Voriconazol được chúng tôi tổng hợp và biên tập lại Tại đây

Dược thư quốc gia Việt Nam

thuốc Voriconazol là gì

cách dùng thuốc Voriconazol

tác dụng thuốc Voriconazol

công dụng thuốc Voriconazol

thuốc Voriconazol giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Voriconazol

giá bán thuốc Voriconazol

mua thuốc Voriconazol

Thuốc Voriconazol là thuốc gì?

Thuốc Voriconazol (Voriconazole - J02AC03) là Thuốc chống nấm Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Voriconazol Xem chi tiết

Dạng thuốc, mã ATC và tên quốc tế?

Thuốc Voriconazol Dung dịch treo: 200 mg/5 ml (có chứa natri benzoat, sucrose). Viên nén bao phim: 50 mg, 200 mg.Thuốc bột để pha truyền tĩnh mạch: 200 mg (có chứa cyclodextrin).. Mã ATC: J02AC03. Tên quốc tế: Voriconazole Xem chi tiết

Thông tin thuốc Voriconazol?

Dược thư quốc gia Việt Nam: thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Voriconazol Xem chi tiết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here