Thuốc Cefazoline

Cefazoline là thuốc gì? Hướng dẫn sử dụng

Thuốc Cefazoline là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Bảo quản | Dược lý | Dược động học

Thuốc Cefazoline là gì? Tác dụng thuốc Cefazoline, cách dùng, liều dùng, công dụng? Hướng dẫn sử dụng thuốc Cefazoline bao gồm chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ và các lưu ý khi dùng thuốc Cefazoline. Thông tin dưới đây được biên tập và tổng hợp từ Dược thư quốc gia Việt Nam - Bộ Y tế mới nhất, Thuốc biệt dược và các nguồn uy tín khác.

Nếu bạn là chuyên gia, tham khảo thông tin Cefazolin trong Dược thư Quốc gia Tại đây

Cefazoline là thuốc gì?

Thuốc Cefazoline là Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm. Thuốc Cefazoline chứa thành phần Cefazoline và được đóng gói dưới dạng Cefazoline Sodium for injection, Cefazolin 2g, Cefazolin 2g, Cefazolin Actavis, Cefazolin Actavis 1g, Cefazolin Actavis 2g

   
Thuốc gốc Thuốc Cefazoline ®
Nhóm thuốc Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần Cefazoline
Dạng thuốc Cefazoline Sodium for injection, Cefazolin 2g, Cefazolin 2g, Cefazolin Actavis, Cefazolin Actavis 1g, Cefazolin Actavis 2g
Tên biệt dược Cefazolin
Biệt dược mới Cefazoline Sodium for injection; Nefizoline; Shinzolin 1g

Dạng thuốc và hàm lượng

Những dạng và hàm lượng thuốc Cefazoline

Thuốc Cefazoline: Cefazoline Sodium for injection, Cefazolin 2g, Cefazolin 2g, Cefazolin Actavis, Cefazolin Actavis 1g, Cefazolin Actavis 2g

Chỉ định

Đối tượng sử dụng thuốc Cefazoline

Nhiễm trùng do các chủng nhạy cảm ở miệng, tai-mũi-họng, phế quản-phổi, tiết niệu-sinh dục, nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc, ngoài da, thanh mạc, xương khớp.

Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định(công dụng, chức năng cho đối tượng nào) ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Cefazoline hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng Cefazoline

Cefazolin được tiêm bắp sâu, tiêm chậm vào tĩnh mạch từ 3 – 5 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. * Liều thông thường dùng cho người lớn là 0,5 – 1 g, 6 – 12 giờ/lần. Liều tối đa thường dùng là 6 g/ngày, mặc dù vậy trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng đã được dùng đến 12 g/ngày.

* Liều sử dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là 20 mg/kg thể trọng, 8 – 12 giờ/lần. Vì tính an toàn của thuốc đối với trẻ đẻ non dưới 1 tháng tuổi chưa được nghiên cứu, do đó, không khuyến cáo sử dụng cefazolin cho các trẻ em này.

* Trẻ em trên 1 tháng tuổi có thể dùng 25 – 50 mg/kg thể trọng/ngày chia làm 3 hoặc 4 lần/ngày; trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều có thể tăng lên tối đa 100 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 4 lần/ngày.

– Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật, tiêm liều 1g trước khi phẫu thuật 0,5 – 1 giờ. Ðối với phẫu thuật kéo dài, tiêm tiếp liều 0,5 – 1 g trong khi phẫu thuật.

Sau phẫu thuật tiêm liều 0,5 – 1 g, 6 – 8 giờ/lần trong 24 giờ hoặc trong 5 ngày cho một số trường hợp (như mổ tim hở và ghép cấy các bộ phận chỉnh hình).- Cần giảm liều cho người suy thận.

Tuy nhiên mức giảm liều có nhiều khuyến cáo khác nhau. Có thể sử dụng liều đề xuất sau đây cho người lớn sau liều tấn công đầu tiên: Người bệnh có độ thanh thải creatinin 55 ml/phút, dùng liều thông thường; độ thanh thải creatinin 35 – 54 ml/phút, dùng liều thông thường với thời khoảng giữa hai liều kéo dài ít nhất là 8 giờ; độ thanh thải creatinin 11 – 34 ml/phút, dùng 1/2 liều thông thường với thời khoảng 12 giờ/lần; độ thanh thải creatinin £ 10 ml/phút, dùng 1/2 liều thông thường với thời khoảng 18 – 24 giờ/lần.

Pha dung dịch tiêm tùy theo cỡ lọ:Lọ 1 g chỉ nên pha loãng với nước cất tiêm.

Lắc mạnh thuốc tiêm khi pha với dung môi.Tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch: Pha thuốc theo hướng dẫn của bảng pha loãng ở trên. Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục hay gián đoạn: Pha loãng tiếp cefazolin đã pha với 50 – 100 ml của một trong những dung môi tương hợp đã ghi ở mục: Dạng thuốc và hàm lượng.Một số phác đồ điều trị.

– Viêm túi mật cấp: Amoxicilin hoặc ampicilin tiêm tĩnh mạch 1 g, 4 – 6 giờ/lần, cùng với gentamicin tiêm tĩnh mạch 4 – 5 mg/kg/ngày, liều độc nhất. Hoặc cefazolin tiêm bắp 500 mg – 1 g, 8 giờ/lần. (Tuy nhiên, cefazolin không tác dụng với Enterococcus faecalis).

– Chấn thương cơ, xương và mô mềm, vết thương, nhát đâm: tác nhân gây nhiễm rất có thể là Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Clostridium perfringens và trực khuẩn Gram âm ưa khí.

Dùng flucloxacilin tiêm tĩnh mạch 1 g, 4 giờ/lần, cùng với gentamicin tiêm tĩnh mạch 4 – 5 mg/kg thể trọng/ngày, tiêm 1 lần (người lớn) hoặc chia làm hai lần, 12 giờ/lần, cùng với metronidazol tiêm tĩnh mạch 500 mg, 12 giờ/lần.

Hoặc cefazolin, tiêm tĩnh mạch 1 g, 6 giờ/lần cùng với metronidazol 500 mg, 12 giờ/lần.- Phẫu thuật đại tràng – trực tràng và cắt bỏ ruột thừa: Dùng metronidazol qua trực tràng 1 g, 2 – 4 giờ trước phẫu thuật cùng với cefazolin 1 g, tiêm bắp 1 giờ trước phẫu thuật hoặc tiêm tĩnh mạch khi gây tiền mê.

–  Cắt bỏ tử cung và triệt sản: Dùng tinidazol, uống 2 g, 6 – 12 giờ trước phẫu thuật hoặc dùng metronidazol qua trực tràng 1 g, 2 – 4 giờ trước phẫu thuật cùng với cefazolin tiêm tĩnh mạch 1 g vào thời gian gây tiền mê.

– Mổ lấy thai: Có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, dùng metronidazol tiêm tĩnh mạch 500 mg, 30 phút trước phẫu thuật, cùng với cefazolin tiêm tĩnh mạch 1g vào thời gian tiền mê.

Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Cefazoline ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.

Quá liều, quên liều và xử trí

Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Cefazoline

Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Cefazoline cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường.

Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều

Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Cefazoline có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị

Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Cefazoline

Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc Cefazoline sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Chống chỉ định

Những trường hợp không được dùng thuốc Cefazoline

Quá mẫn với cephalosporin.
Dạng tiêm bắp: quá mẫn với lidocain, trẻ Thận trọng với người suy thận và có tiền sử dị ứng với penicillin

Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Cefazoline phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.

Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ khi dùng Cefazoline

Các phản ứng dị ứng: ngứa ,ban da, mày đay… nặng hơn là shock phản vệ, phù Quink, hội chứng Stevens- Johnson nhưng tần suất ít hơn các penicillin.

Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Bội nhiễm nấm ở miệng,viêm ruột kết màng giả, tăng men gan.
Thay đổi huyết học, có thể tăng bạch cầu ưa eosin.
Tăng urê & creatinin huyết. Bệnh não. Ðau, viêm tại nơi tiêm, viêm tĩnh mạch.

Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Cefazoline

Thận trọng và lưu ý

Những lưu ý và thận trọng trước khi dùng thuốc Cefazoline

Quá mẫn với penicillin. Suy thận: chỉnh liều theo Clcr. Có thai & cho con bú.

Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Cefazoline: người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Bà bầu mang thai uống thuốc Cefazoline được không?

Luôn cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ cho mẹ và em bé.

Tương tác thuốc

Thuốc Cefazoline có thể tương tác với những thuốc nào?

Dùng phối hợp cefazolin với probenecid có thể làm giảm đào thải cephalosporin qua ống thận, nên làm tăng và kéo dài nồng độ cephalosporin trong máu.

Dùng kết hợp cephalosporin với colistin (một kháng sinh polymyxin) làm tăng nguy cơ gây tổn hại thận.

Ðộ ổn định và bảo quản

Lọ thuốc chưa pha: Bảo quản tránh ánh sáng và để ở 15 – 300C. Cefazolin đã pha trong nước cất tiêm, dextrose tiêm 5%, natri clorid tiêm 0,9% giữ được ổn định trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng và trong 10 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh từ 2 đến 80C.

Tương kỵ

Cefazolin natri tương kị với các aminoglycosid và nhiều chất khác. Không được trộn cùng với các kháng sinh khác.

Ở môi trường có pH trên 8,5, cefazolin có thể bị thủy phân và ở pH dưới 4,5, có thể tạo tủa cefazolin không tan.

Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Cefazoline nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.

Tương tác thuốc Cefazoline với thực phẩm, đồ uống

Cân nhắc sử dụng chung thuốc Cefazoline với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Dược lý và cơ chế

Tương tác của thuốc Cefazoline với các hệ sinh học

Cefazolin là kháng sinh nhóm cephalosporin “thế hệ 1”, tác động kìm hãm sự phát triển và phân chia vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn.

Cefazolin có tác dụng mạnh trong các bệnh nhiễm khuẩn Gram dương do Staphylococcus aureus (kể cả chủng tiết penicilinase), Staphylococcus epidermidis, Streptococcus beta – hemolyticus nhóm A, Streptococcus pneumoniae và các chủng Streptococcus khác (nhiều chủng Enterococcus kháng cefazolin).

Ðối với nhiều vi khuẩn Gram dương, hiệu quả tác dụng của cefazolin vẫn khá. Tỉ lệ giữa nhạy cảm/kháng thuốc của S. aureus là 72 – 94%/2 – 17%; của S. epidermidis là 89%/8%; của Streptococcus beta hemolyticus nhóm A là 66 – 83%/8 – 18%, nhưng ở bệnh viện Hai Bà Trưng Hà Nội tỉ lệ này là 17%/50%; với Streptococcus pneumoniae là 70 – 90%/1 – 17%.

Cefazolin cũng có tác dụng trên một số ít trực khuẩn Gram âm ưa khí như: Escherichia coli, Klebsiella sp., Proteus mirabilis và Haemophilus influenzae. Tuy nhiên, sự kháng thuốc ngày càng tăng: E. coli có tỷ lệ kháng là 53% trên cả nước, 78% ở miền nam, 61% ở miền trung và 46% ở bệnh viện Bạch Mai. Klebsiella pneumoniae có tỷ lệ kháng trên cả nước là 66%. Proteus mirabilis có tỉ lệ kháng 66% ở bệnh viện Việt Nam – Cu Ba (1994 – 1995) và 65% ở bệnh viện Chợ Rẫy (1992 – 1996).

H. influenzae có tỉ lệ nhạy cảm cao hơn, theo thống kê nhạy cảm là 88 – 90% và kháng là 5 – 10% ở bệnh viện Thái Nguyên (1992 – 1994) và bệnh viện huyện Quảng Xương (1991 – 1993). Nhưng tỉ lệ kháng là 18% ở Bệnh viện Trung ương Huế (1988 – 1991) và 22% ở bệnh viện đa khoa Yên Bái (1993 – 1995). Năm 1996, tỉ lệ kháng chung cả nước là 9%, trong đó bệnh viện Bạch Mai là 40%; Bệnh viện Trung ương Huế là 0%; viện nhi Thụy Ðiển là 6%).

Cefazolin không có tác dụng với Enterococcus faecalis. Những trực khuẩn Gram âm ưa khí khác (thường phát hiện ở các bệnh viện như Enterobacter spp., Pseudomonas spp.) đều kháng thuốc. Những vi khuẩn kỵ khí phân lập được ở miệng – hầu nói chung đều nhạy cảm, tuy vậy những vi khuẩn kỵ khí như Bacteroides fragilis thì lại kháng thuốc.

Các cephalosporin thế hệ 1 đều không có tác dụng với các vi khuẩn Gram âm ưa khí như Serratia, Enterobacter hoặc Pseudomonas.

Nồng độ ức chế tối thiểu của cefazolin với các cầu khuẩn Gram dương nhạy cảm là 0,1 đến 1 microgam/ml; với phần lớn các vi khuẩn Gram âm nhạy cảm thì nồng độ cần phải lớn hơn 1 microgam/ml.

Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.

Dược động học

Tác động của cơ thể đến thuốc Cefazoline

Hấp thu: ít hấp thu qua đường tiêu hoá,thường dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

Phân bố : rộng khắp cơ thể , qua nhau thai và sữa mẹ, nhưng ít qua dịch não tuỷ.

Chuyển hoá: thuốc hầu như không chuyển hoá trong cơ thể.

Thải trừ: chủ yếu qua nước tiểu, thời gian bán thải trung bình từ 1- 1,5h và kéo dài ở trẻ sơ sinh và người suy thận.

Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý...)

Bảo quản

Nên bảo quản thuốc Cefazoline như thế nào?

Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Cefazoline. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.

Dược thư Quốc gia Việt Nam

Dưới đây trích dẫn là thông tin Thuốc Cefazoline từ Dược thư quốc gia Việt Nam mới nhất
  • Tên thuốc: CEFAZOLIN
  • Tên quốc tế: Cefazolin
  • Mã ATC: J01D A04
  • Phân loại: Kháng sinh cephalosporin thế hệ 1.
  • Dạng thuốc: Lọ 0,25 g, 0,50 g, 1 g bột vô khuẩn để pha tiêm.Dung môi pha tiêm bắp: Nước cất pha tiêm, natri clorid tiêm 0,9%, dextrose tiêm 5%, lidocain tiêm 5%.Dung môi pha tiêm tĩnh mạch và tiêm truyền: Nước cất pha tiêm, natri clorid tiêm 0,9%, dextrose tiêm 5% hoặc 10%, dextrose 5% trong natri lactat tiêm, dextrose tiêm 5% có thêm natri clorid tiêm 0,9% hoặc 0,45% hoặc 0,2%, natri lactat tiêm, đường chuyển 5% hay 10% trong nước cất pha tiêm, dung dịch đường nghịch chuyển 5% hoặc 10% trong nước để tiêm.
Xem chi tiết thông tin thuốc Cefazolin - Dược thư quốc gia (dành cho chuyên gia) Tại đây

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã tổng hợp các thông tin cần biết về thuốc Cefazoline từ Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất và các nguồn thông tin y khoa uy tín trên thế giới. Nội dung được tổng hợp và trình bày một cách dễ hiểu hy vọng bạn nắm bắt thông tin sử dụng thuốc Cefazoline một cách dễ dàng. Nội dung không thay thế tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và lời khuyên từ bác sĩ. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

https://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc/thuoc-goc96.aspx

thuốc Cefazoline là gì

cách dùng thuốc Cefazoline

tác dụng thuốc Cefazoline

công dụng thuốc Cefazoline

thuốc Cefazoline giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Cefazoline

giá bán thuốc Cefazoline

mua thuốc Cefazoline

Thuốc Cefazoline là thuốc gì?

Thuốc Cefazoline là Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm. Thuốc Cefazoline chứa thành phần Cefazoline và được đóng gói dưới dạng Cefazoline Sodium for injection, Cefazolin 2g, Cefazolin 2g, Cefazolin Actavis, Cefazolin Actavis 1g, Cefazolin Actavis 2g Xem chi tiết

Dạng thuốc và biệt dược Cefazoline?

Thuốc Cefazoline Cefazoline Sodium for injection, Cefazolin 2g, Cefazolin 2g, Cefazolin Actavis, Cefazolin Actavis 1g, Cefazolin Actavis 2g. Cefazolin Cefazoline Sodium for injection; Nefizoline; Shinzolin 1g Xem chi tiết

Thông tin thuốc Cefazoline?

Thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Cefazoline Xem hướng dẫn sử dụng

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here