Thuốc Ceftazidime

Ceftazidime là thuốc gì? Hướng dẫn sử dụng

Thuốc Ceftazidime là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Bảo quản | Dược lý | Dược động học

Thuốc Ceftazidime là gì? Tác dụng thuốc Ceftazidime, cách dùng, liều dùng, công dụng? Hướng dẫn sử dụng thuốc Ceftazidime bao gồm chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ và các lưu ý khi dùng thuốc Ceftazidime. Thông tin dưới đây được biên tập và tổng hợp từ Dược thư quốc gia Việt Nam - Bộ Y tế mới nhất, Thuốc biệt dược và các nguồn uy tín khác.

Nếu bạn là chuyên gia, tham khảo thông tin Ceftazidim trong Dược thư Quốc gia Tại đây

Ceftazidime là thuốc gì?

Thuốc Ceftazidime là Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm. Thuốc Ceftazidime chứa thành phần Ceftazidime và được đóng gói dưới dạng Bitazid 1g Ceftazidime Pentahydrate USP 1g, Ceftazidime 1g, Ceftazidime 1g, CeftaZidime 2g , Ceftazidime Panpharma 500mg, Ceftum

   
Thuốc gốc Thuốc Ceftazidime ®
Nhóm thuốc Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần Ceftazidime
Dạng thuốc Bitazid 1g Ceftazidime Pentahydrate USP 1g, Ceftazidime 1g, Ceftazidime 1g, CeftaZidime 2g , Ceftazidime Panpharma 500mg, Ceftum
Tên biệt dược Ceftazidim
Biệt dược mới Bactadim; Bestum; Betazidim

Dạng thuốc và hàm lượng

Những dạng và hàm lượng thuốc Ceftazidime

Thuốc Ceftazidime: Bitazid 1g Ceftazidime Pentahydrate USP 1g, Ceftazidime 1g, Ceftazidime 1g, CeftaZidime 2g , Ceftazidime Panpharma 500mg, Ceftum

Chỉ định

Đối tượng sử dụng thuốc Ceftazidime

Chỉ định điều trị:

Nhiễm độc huyết, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, áp xe phổi, giãn phế quản, viêm tiểu phế quản, người bệnh xơ nang tụy tạng bị nhiễm trùng phổi, viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang cánh mũi, nhiễm trùng trong các bệnh nặng khác, viêm thận-bể thận, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm đường niệu, viêm quầng, áp xe, viêm mô tế bào, các nhiễm trùng thứ cấp trong phỏng hay vết thương ngoài da, viêm vú, loét da, viêm đường mật, viêm túi mật có mủ, áp xe trong màng bụng, viêm phúc mạc, viêm túi thừa, viêm ruột-đại tràng, nhiễm trùng chậu hông, viêm xương, viêm tủy, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm túi thanh mạc có nhiễm trùng.

Thuốc cũng được chỉ định trong việc điều trị các bệnh sau đây:
– Nhiễm trùng nặng ở người bệnh bị suy giảm chức năng miễn dịch do máu.

– Các nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng trong phỏng.
– Nhiễm trùng kết hợp với thẩm phân phúc mạc hay với thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú (CAPD).

Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định(công dụng, chức năng cho đối tượng nào) ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Ceftazidime hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng Ceftazidime

Ceftazidime được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch hay tiêm bắp sâu, liều dùng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tính nhạy cảm, đường tiêm truyền và tuỳ theo tuổi, cân nặng và chức năng thận của người bệnh.

Ceftazidime kém bền vững hơn trong dung dịch Natri bicarbonat so với các dung dịch tiêm khác. Do đó, không khuyến cáo sử dụng dung dịch Natri bicarbonat làm dung dịch pha tiêm.

Sử dụng thuốc ở người lớn:
Liều dùng thông thường là mỗi lần 0,5g- 2g (thuốc có hiệu lực), 2 hay 3 lần mỗi ngày, tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp.

– Trong nhiễm trùng đường niệu và trong các nhiễm trùng không trầm trọng: thông thường là 500mg hay 1g mỗi 12 giờ tùy từng trường hợp, tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp.

– Trong phần lớn các nhiễm trùng: 1g (thuốc có hiệu lực) mỗi 8 giờ hay 2g (thuốc có hiệu lực) mỗi 12 giờ, tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp.

– Trong các nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là ở người bị suy giảm chức năng miễn dịch, bao gồm những người bị giảm bạch cầu trung tính: 2g (thuốc có hiệu lực) mỗi 8 hay 12 giờ hay 3g (thuốc có hiệu lực) mỗi 12 giờ, tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp.

– Trong trường hợp xơ nang tụy tạng: ở người xơ nang tụy tạng có chức năng thận bình thường bị nhiễm trùng phổi do Pseudomonas, cần sử dụng liều cao từ 100 đến 150mg (thuốc có hiệu lực)/kg/ngày, chia làm 3 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp. Ðã có trường hợp sử dụng thuốc với liều 9g (thuốc có hiệu lực)/ngày ở người có chức năng thận bình thường.

Sử dụng thuốc ở trẻ nhỏ:
Liều dùng thông thường ở trẻ em trên 2 tháng tuổi là 30- 100mg (thuốc có hiệu lực)/kg/ngày, chia làm 2 hay 3 lần. Ðối với trẻ em mắc bệnh suy giảm chức năng miễn dịch hay xơ nang tụy tạng bị nhiễm trùng, hay đối với trẻ em bị viêm màng não, liều dùng có thể lên đến 150mg (thuốc có hiệu lực)/kg/ngày (tối đa là 6g (thuốc có hiệu lực)/ngày).

Sử dụng thuốc ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng tuổi:
Thuốc đã được chứng minh là có hiệu quả ở liều dùng từ 25 đến 60mg (thuốc có hiệu lực)/kg/ngày chia làm 2 lần. Ở trẻ sơ sinh, thời gian bán hủy của ceftazidime trong huyết thanh có thể kéo dài gấp 3- 4 lần so với người lớn.

Sử dụng thuốc ở người cao tuổi:
Thông thường, liều dùng mỗi ngày không được vượt quá 3g (thuốc có hiệu lực), đặc biệt là ở người trên 80 tuổi.

Sử dụng thuốc ở người có chức năng thận bị suy giảm:
Ở người bệnh có chức năng thận bị suy giảm, thuốc được đào thải chậm hơn so với bình thường, do đó cần giảm liều dùng của ceftazidime cho phù hợp, ngoại trừ trong trường hợp suy thận nhẹ, ví dụ hệ số thanh thải tiểu cầu thận trên 50 ml/phút.

Ở người bị nghi ngờ là có chức năng thận bị suy giảm, có thể sử dụng liều khởi đầu là 1g (thuốc có hiệu lực). Nên tiến hành đánh giá hệ số thanh thải tiểu cầu thận để quyết định liều duy trì thích hợp.

Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Ceftazidime ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.

Quá liều, quên liều và xử trí

Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Ceftazidime

Trường hợp quá liều đã gặp ở một số người bệnh suy thận. Phản ứng bao gồm co giật, bệnh lý não, run rẩy, dễ bị kích thích thần kinh cơ. Cần phải theo dõi cẩn thận người bệnh bị quá liều cấp và có điều trị hỗ trợ.
Khi bị suy thận có thể cho thẩm tách máu hoặc màng bụng để loại trừ thuốc nhanh.

Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Ceftazidime cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường.

Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều

Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Ceftazidime có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị

Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Ceftazidime

Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc Ceftazidime sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Chống chỉ định

Những trường hợp không được dùng thuốc Ceftazidime

– Người có tiền sử bị sốc khi dùng thuốc.
– Người quá mẫn cảm với các kháng sinh nhóm cephalosporin.

Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Ceftazidime phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.

Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ khi dùng Ceftazidime

– Sốc: sốc có thể xảy ra tuy hiếm gặp, do đó cần phải thận trọng. Nếu xảy ra chứng loạn xúc giác, vị giác bất thường, thở rít, chóng mặt, ù tai, toát mồ hôi, cần phải ngừng thuốc và/hoặc thay đổi cách điều trị.

– Quá mẫn cảm: nếu xảy ra phát ban, nổi mề đay, ban đỏ, ngứa, chứng đỏ bừng, ban đỏ dạng sần, phù mạch, phản ứng phản vệ (bao gồm co thắt phế quản và/hay hạ huyết áp), cần phải ngừng thuốc và/hoặc thay đổi cách điều trị.

– Da: hiếm gặp, có thể xảy ra ban đỏ, hội chứng Lyell (hoại tử biểu bì nhiễm độc), hội chứng Stevens-Johnson.

– Hệ thần kinh trung ương: gây nhức đầu, chóng mặt, chứng dị cảm và giảm vị giác. Ðã ghi nhận các báo cáo về di chứng thần kinh bao gồm chứng run, giật rung cơ, co giật và bệnh não ở người suy thận sử dụng ceftazidime mà không giảm liều cho thích hợp.

– Thận: hiếm gặp các trường hợp suy giảm chức năng thận nặng, bao gồm suy thận cấp đã được ghi nhận, do đó cần giám sát người bệnh thường xuyên. Nếu có bất kỳ triệu chứng gì xảy ra, cần phải ngừng thuốc và/hoặc thay đổi cách điều trị.

– Huyết học: hiếm gặp, gây giảm huyết cầu toàn thể, giảm bạch cầu, chứng mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu, tăng lymphô bào, tăng tiểu cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, và tăng bạch cầu ưa eosine, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu. Thỉnh thoảng gây tăng thoáng qua urê huyết, nitơ huyết và/hay creatinin huyết thanh.

– Gan: hiếm gặp, thỉnh thoảng gây vàng da, tăng ALT, AST, AL-P, bilirubin, LDH, GGT, g-GTP.
– Dạ dày- ruột: hiếm gặp, viêm kết tràng nặng kèm với phân có máu của viêm đại tràng giả mạc.

Nếu tiêu chảy thường xuyên xảy ra, cần áp dụng cách trị liệu thích hợp như ngừng thuốc. Thỉnh thoảng gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, cảm giác khát, đẹn.

– Hô hấp: trong việc sử dụng các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, hiếm khi xảy ra viêm phổi kẽ kèm theo chứng đỏ bừng, ho, khó thở, rối loạn X-quang ngực, tăng bạch cầu ưa eosine, và hội chứng PIE. Nếu các triệu chứng trên xảy ra, cần phải ngừng thuốc và/hoặc thay đổi cách điều trị bao gồm cả việc sử dụng hormon vỏ tuyến thượng thận.

– Bội nhiễm: hiếm gặp, gây viêm miệng, nhiễm nấm candida.
– Thiếu vitamin: hiếm gặp, có thể gây thiếu vitamin K (ví dụ: giảm prothombin huyết, khuynh hướng chảy máu) và thiếu vitamin nhóm B (ví dụ: viêm lưỡi, viêm miệng, chán ăn, viêm dây thần kinh).

– Quá liều: quá liều có thể dẫn đến các di chứng về thần kinh bao gồm bệnh não, co giật, và hôn mê. Có thể làm giảm nồng độ ceftazidime huyết thanh bằng cách thẩm phân.

– Các tác dụng phụ khác: gây viêm tĩnh mạch hay viêm tĩnh mạch huyết khối sau khi sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch, gây đau và/ hay viêm sau khi tiêm bắp.

Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Ceftazidime

Thận trọng và lưu ý

Những lưu ý và thận trọng trước khi dùng thuốc Ceftazidime

– Không được sử dụng thuốc ở người có tiền sử quá mẫn cảm với thuốc hay với các kháng sinh nhóm cephalosporin, nhưng nếu buộc phải dùng thì cần thận trọng khi sử dụng.

– Trước khi áp dụng phép trị liệu với ceftazidime, cần hỏi kỹ xem trước đây người bệnh có bị quá mẫn cảm với penicillin hay với các kháng sinh nhóm b- lactam hay không.

– Người bệnh có người thân nhạy cảm với tác nhân gây ra các triệu chứng dị ứng như hen phế quản, phát ban, nổi mề đay…
– Người rối loạn chức năng thận nặng.

– Người không thể nhận dinh dưỡng bằng đường miệng, hay người đang nhận dinh dưỡng bằng đường tiêm truyền, người cao tuổi, người đang trong tình trạng sức khỏe kém (có thể xảy ra thiếu vitamin K, do đó cần theo dõi sát người bệnh).

Các thận trọng chung:
– Trước khi sử dụng nên thử độ nhạy cảm với thuốc để ngừa trường hợp vi khuẩn kháng thuốc, cũng như điều trị bệnh trong thời gian tối thiểu cần thiết.

– Người bệnh nên được hỏi về tình trạng thể chất cũng như lâm sàng nhằm tiên đoán các phản ứng có thể xảy ra như sốc. Thử nghiệm trên da cũng nên được tiến hành.

– Cần chuẩn bị các biện pháp cấp cứu sau khi dùng thuốc, người bệnh cần phải được theo dõi cẩn thận. Nếu xảy ra phản ứng dị ứng với ceftazidime, ngừng dùng thuốc, trong trường hợp xảy ra phản ứng quá mẫn trầm trọng, cần sử dụng epinephrine, glucocorticoid, kháng histamin hay các biện pháp cấp cứu khác.

– Sử dụng ceftazidime lâu dài có thể dẫn đến việc tăng trưởng quá mức các chủng vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc (ví dụ Candida, Enterococci).

– Ở liều điều trị thông thường, không có bằng chứng cho thấy ceftazidime gây tác động có hại trên chức năng thận, tuy nhiên, do ceftazidime được đào thải qua thận, vì vậy cần giảm liều tùy theo mức độ suy thận để tránh các hậu quả trên lâm sàng do nồng độ cao của thuốc, ví dụ di chứng trên thần kinh, đã được ghi nhận khi không giảm liều dùng cho thích hợp.

Phụ nữ có thai:
Chưa xác định được độ an toàn của thuốc với người mang thai. Do đó, chỉ dùng ceftazidime ở người mang thai, khi những lợi ích dự kiến mang lại vượt hơn hẳn những rủi ro có thể xảy ra.

Phụ nữ nuôi con bú:
Một lượng nhỏ ceftazidime được đào thải qua sữa mẹ, do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở người cho con bú.

Sử dụng thuốc ở trẻ sơ sinh và trẻ sinh non:
Chưa xác định được độ an toàn của thuốc ở trẻ sơ sinh và trẻ sinh non.

Các xét nghiệm trên lâm sàng:
– Có thể cho phản ứng dương tính giả đối với xét nghiệm glucose nước tiểu khi thử với dung dịch Benedict và Fehling, viên Clinitest, nhưng sẽ không có dương tính giả khi dùng Testape, do đó cần thận trọng.

– Xét nghiệm Coomb có thể cho kết quả dương tính giả, do đó cần thận trọng.
Các thận trọng về dược:

– Sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch với một lượng lớn có thể gây đau mạch, viêm tĩnh mạch huyết khối tuy hiếm gặp. Cần thận trọng khi chuẩn bị dung dịch tiêm, vị trí tiêm và phương pháp tiêm, và nên tiêm tĩnh mạch với tốc độ chậm.

– Dung dịch ceftazidime sau khi pha xong phải sử dụng ngay, có thể bảo quản dung dịch sau khi pha trong vòng 6 giờ ở nhiệt độ phòng hay trong vòng 72 giờ trong tủ lạnh.

– Việc pha chung vancomycin với ceftazidime trong dung dịch sẽ gây hiện tượng kết tủa. Cần làm sạch dụng cụ và dây truyền tĩnh mạch giữa các lần sử dụng hai loại thuốc này.

– Tất cả các lọ thuốc đều ở áp suất giảm. Khi hòa tan thuốc , carbone dioxide được phóng thích và áp suất cân bằng được tái lập.

– Ceftazidime kém ổn định hơn trong dung dịch Natri bicarbonat so với các dung dịch tiêm khác. Do đó, không sử dụng dung dịch Natri bicarbonat làm dung dịch pha tiêm.

Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Ceftazidime: người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Bà bầu mang thai uống thuốc Ceftazidime được không?

Luôn cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ cho mẹ và em bé.

Tương tác thuốc

Thuốc Ceftazidime có thể tương tác với những thuốc nào?

– Cần thận trọng khi sử dụng kết hợp các cephalosporin với các kháng sinh nhóm aminoglycoside hay với các thuốc lợi tiểu có hiệu lực cao như furosemide.
– Cần cân nhắc tính đối kháng của thuốc khi sử dụng kết hợp ceftazidime với chloramphenicol.

Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Ceftazidime nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.

Tương tác thuốc Ceftazidime với thực phẩm, đồ uống

Cân nhắc sử dụng chung thuốc Ceftazidime với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Dược lý và cơ chế

Tương tác của thuốc Ceftazidime với các hệ sinh học

Ceftazidime là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3.

Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.

Dược động học

Tác động của cơ thể đến thuốc Ceftazidime

– Hấp thu: Ceftazidime không hấp thu qua đường tiêu hoá, do vậy thường dùng dạng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

– Phân bố: chỉ khoảng 10% thuốc gắn với protein huyết tương. Ceftazidime thấm vào các mô ở sâu và cả dịch màng bụng. Thuốc đạt nồng độ điều trị trong dịch não tuỷ khi màng não bị viêm. Thuốc di qua nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ.

– Chuyển hoá: Ceftazidime không chuyển hoá.

– Thải trừ: khoảng 80 – 90% liều dùng bài tiết qua nước tiểu sau 24 giờ. Hệ số thanh thải Ceftazidime trung bình của thận là 100 ml/phút. Bài tiết qua mật dưới 1%.

Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý...)

Bảo quản

Nên bảo quản thuốc Ceftazidime như thế nào?

Bảo quản nơi mát và khô.

Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Ceftazidime. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.

Dược thư Quốc gia Việt Nam

Dưới đây trích dẫn là thông tin Thuốc Ceftazidime từ Dược thư quốc gia Việt Nam mới nhất
  • Tên thuốc: CEFTAZIDIM
  • Tên quốc tế: Ceftazidime sodium
  • Mã ATC: J01D A11
  • Phân loại: Kháng sinh cephalosporin thế hệ 3.
  • Dạng thuốc: Lọ 250 mg, 500 mg, 1 g, 2 g, 6 g dạng bột tinh thể.Tá dược: Các thành phần khác có thể là natri carbonat nồng độ 118 mg/g ceftazidim hoạt tính để tăng độ tan, L - arginin nồng độ 349 mg/g ceftazidim hoạt tính để khắc phục tạo bọt.
Xem chi tiết thông tin thuốc Ceftazidim - Dược thư quốc gia (dành cho chuyên gia) Tại đây

Tổng kết

Trên đây tacdungthuoc.com đã tổng hợp các thông tin cần biết về thuốc Ceftazidime từ Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất và các nguồn thông tin y khoa uy tín trên thế giới. Nội dung được tổng hợp và trình bày một cách dễ hiểu hy vọng bạn nắm bắt thông tin sử dụng thuốc Ceftazidime một cách dễ dàng. Nội dung không thay thế tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và lời khuyên từ bác sĩ. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên và khuyến nghị nào cho việc dùng thuốc!

https://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc/thuoc-goc601.aspx

thuốc Ceftazidime là gì

cách dùng thuốc Ceftazidime

tác dụng thuốc Ceftazidime

công dụng thuốc Ceftazidime

thuốc Ceftazidime giá bao nhiêu

liều dùng thuốc Ceftazidime

giá bán thuốc Ceftazidime

mua thuốc Ceftazidime

Thuốc Ceftazidime là thuốc gì?

Thuốc Ceftazidime là Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm. Thuốc Ceftazidime chứa thành phần Ceftazidime và được đóng gói dưới dạng Bitazid 1g Ceftazidime Pentahydrate USP 1g, Ceftazidime 1g, Ceftazidime 1g, CeftaZidime 2g , Ceftazidime Panpharma 500mg, Ceftum Xem chi tiết

Dạng thuốc và biệt dược Ceftazidime?

Thuốc Ceftazidime Bitazid 1g Ceftazidime Pentahydrate USP 1g, Ceftazidime 1g, Ceftazidime 1g, CeftaZidime 2g , Ceftazidime Panpharma 500mg, Ceftum. Ceftazidim Bactadim; Bestum; Betazidim Xem chi tiết

Thông tin thuốc Ceftazidime?

Thông tin chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ và lưu ý, dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học Thuốc Ceftazidime Xem hướng dẫn sử dụng

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here