Thuốc Venlafaxine là gì | Dạng thuốc| Chỉ định | Liều dùng | Quá liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ | Lưu ý | Tương tác | Bảo quản | Dược lý | Dược động học
Thuốc Venlafaxine là gì? Tác dụng thuốc Venlafaxine, cách dùng, liều dùng, công dụng? Hướng dẫn sử dụng thuốc Venlafaxine bao gồm chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ và các lưu ý khi dùng thuốc Venlafaxine. Thông tin dưới đây được biên tập và tổng hợp từ Dược thư quốc gia Việt Nam - Bộ Y tế mới nhất, Thuốc biệt dược và các nguồn uy tín khác.
Nếu bạn là chuyên gia, tham khảo thông tin Venlafaxin trong Dược thư Quốc gia Tại đây
Venlafaxine là thuốc gì?
Thuốc Venlafaxine là Thuốc hướng tâm thần. Thuốc Venlafaxine chứa thành phần Venlafaxine và được đóng gói dưới dạng Venlafaxine Stada 75 mg, Efexor XR, Efexor XR, Efexor XR, Veniz XR 375, Venlift OD-75
Thuốc gốc | Thuốc Venlafaxine ® |
Nhóm thuốc | Thuốc hướng tâm thần |
Thành phần | Venlafaxine |
Dạng thuốc | Venlafaxine Stada 75 mg, Efexor XR, Efexor XR, Efexor XR, Veniz XR 375, Venlift OD-75 |
Tên biệt dược | Venlafaxin |
Biệt dược mới | Venlift OD-75 |
Dạng thuốc và hàm lượng
Những dạng và hàm lượng thuốc Venlafaxine
Thuốc Venlafaxine: Venlafaxine Stada 75 mg, Efexor XR, Efexor XR, Efexor XR, Veniz XR 375, Venlift OD-75Chỉ định
Đối tượng sử dụng thuốc Venlafaxine
Venlafaxin được chỉ định để điều trị trầm cảm, gồm cả trầm cảm kèm theo lo lắng, cho cả bệnh nhân nội và ngoại trú.
Hiệu quả của venlafaxin được nghiên cứu trong các thử nghiệm 4 và 6 tuần trên các bệnh nhân trầm cảm nội và ngoại trú có chẩn đoán lâm sàng giống với rối loạn trầm cảm chủ yếu loại DSM-III hoặc DSM-III-R và những người đang ở giai đoạn trầm cảm chủ yếu có kèm và không kèm chứng u sầu.
Venlafaxin tỏ ra có hiệu quả trong các điều trị trung bình (tới 3 tháng) và dài ngày (tới 12 tháng).
Theo DSM-III-R, một giai đoạn trầm cảm chủ yếu bao hàm một tâm trạng trầm uất kéo dài hay mất sự quan tâm hay hứng thú trong tất cả, hoặc hầu hết các hoạt động, và các triệu chứng đi kèm, trong một thời gian ít nhất là hai tuần.
Một giai đoạn trầm cảm chủ yếu phải gồm ít nhất từ 5 đến 9 triệu chứng kéo dài trong cùng thời gian hai tuần đó; tâm trạng trầm uất kéo dài suốt ngày, gần như ngày nào cũng có, theo ghi nhận của người bệnh hay sự theo dõi của người khác; sự giảm hứng thú trong tất cả, hoặc gần như tất cả, về các hoạt động trong ngày, hầu hết các ngày;
giảm cân hoặc tăng cân đáng kể khi không ăn kiêng, hoặc giảm hay tăng sự ngon miệng hầu hết các ngày; mất ngủ hoặc ngủ nhiều hầu hết các ngày; kích thích hoặc ức chế tâm thần vận động hầu hết các ngày; mệt mỏi hoặc mất sức hầu hết các ngày; cảm giác cuộc sống vô nghĩa hay thái quá hoặc tội lỗi không thích hợp hầu hết các ngày;
mất khả năng suy nghĩ hoặc tập trung hay mất quyết đoán hầu hết các ngày và nghĩ đi nghĩ lại tới cái chết, ý nghĩ tự tử trở đi trở lại mà không có một chương trình nào đặc biệt, hay một dự kiến tự tử hoặc một chương trình đặc biệt liên quan tới tự tử.
Hiệu quả của việc phối hợp venlafaxin với trị liệu co giật do điện còn chưa được đánh giá.
Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định(công dụng, chức năng cho đối tượng nào) ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Venlafaxine hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ.
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng Venlafaxine
Dùng đường uống:
Liều khuyến cáo thông thường là 75mg/ngày chia làm 2 lần (37,5mg/lần, 2 lần mỗi ngày). Nếu sau vài tuần thấy cần tăng thêm tác dụng lâm sàng, có thể tăng liều lên tới 150mg/ngày chia làm 2 lần (75mg/lần, 2 lần mỗi ngày).
Tác dụng tấn công nhanh:
Khi cần có tác dụng tấn công nhanh, ví dụ như bệnh nhân trầm cảm nặng hoặc bệnh nhân nội trú, liều bắt đầu nên dùng là 150mg/ngày chia làm 3 lần (50mg/lần, 3 lần mỗi ngày). Sau đó có thể tăng liều mỗi ngày lên 50-75mg mỗi 2 hay 3 ngày cho tới khi đạt được đáp ứng mong muốn.
Liều tối đa nên dùng là 375 mg/ngày. Liều này cần giảm dần tới liều thông thường phù hợp với đáp ứng và khả năng dung nạp của bệnh nhân.
Các liều trên đây thu được từ các thực nghiệm lâm sàng trong đó venlafaxin được sử dụng với liều từ 75 đến 375mg/ngày chia làm 2 hoặc 3 lần.
Nên dùng venlafaxin với thức ăn.
Bệnh nhân suy thận hoặc suy gan:
Bệnh nhân suy thận và/hoặc suy gan cần dùng liều venlafaxin thấp hơn. Việc giảm liều dựa trên các nghiên cứu về dược động học ở những người không bị trầm cảm là điều cần hướng dẫn đầu tiên cho bệnh nhân suy thận và/hoặc suy gan. Cần giảm 50% liều hàng ngày cho bệnh nhân có chỉ số lọc cầu thần (GFR) dưới 30ml/phút.
Do thời gian bán sống trong huyết tương của venlafaxin và chất chuyển hóa chính của nó bị kéo dài ở người bị suy thận nặng nên có thể dùng toàn bộ liều một lần cho cả ngày. Sự thanh thải bằng thẩm tách máu của cả venlafaxin và O-desmethyl venlafaxin trên người đều thấp.
Tuy nhiên nên ngừng dùng venlafaxin cho người phải thẩm tách máu cho tới khi hoàn thành việc điều trị bằng thẩm tách. Bệnh nhân bị suy gan vừa phải với thời gian prothrombin từ 14 đến 18 giây cần phải được giảm 50% liều. Cần giảm liều xuống thấp hơn nữa đối với người bị suy gan mức độ nặng hơn.
Người già:
Không cần giảm liều cho bệnh nhân cao tuổi nếu chỉ vì họ cao tuổi. Tuy nhiên, cũng như với các thuốc chống trầm cảm khác, cần thận trọng khi điều trị cho người già. Ðối với từng cá nhân, cần đặc biệt chú ý khi tăng liều.
Ðiều trị duy trì/Kéo dài/Mở rộng:
Thầy thuốc cần định kỳ đánh giá lại sự cần thiết của việc tiếp tục dùng thuốc cho từng bệnh nhân. Nói chung với các rối loạn trầm cảm nặng cấp thì cần duy trì điều trị trong vài tháng hoặc lâu hơn. Còn chưa biết liều của thuốc chống trầm cảm cần để làm thuyên giảm bệnh có tương tự với liều để giữ và/hoặc kéo dài chức năng tuyến ức bình thường hay không.
Trong những nghiên cứu venlafaxin trên lâm sàng có dùng placebo, tỉ lệ tái phát sau 12 tháng điều trị bằng venlafaxin là thấp hơn đáng kể so với placebo. Trong các nghiên cứu lâm sàng về venlafaxin, 825 bệnh nhân đã dùng thuốc từ 3 tháng trở lên, 660 bệnh nhân dùng trên 6 tháng, 373 bệnh nhân dùng từ 1 năm trở lên, và 32 người điều trị từ 2 năm trở lên.
Ngưng dùng Venlafaxin:
Mặc dù các nghiên cứu lâm sàng không thấy có chiều hướng của triệu chứng ngừng thuốc nhưng khi ngừng thuốc sau thời gian điều trị từ 1 tuần trở lên vẫn nên giảm dần liều để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện triệu chứng ngừng thuốc.
Những bệnh nhân dùng venlafaxin từ 6 tuần trở lên cần được giảm dần liều trong vòng 1 tuần. Nếu có thể, bệnh nhân dùng liều cao venlafaxin nhằm có tác dụng tấn công nhanh cũng cần giảm dần liều trong vòng 1 tuần nếu cần ngừng thuốc. Cần khuyên bệnh nhân hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi muốn dừng thuốc.
Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Venlafaxine ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.
Quá liều, quên liều và xử trí
Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Venlafaxine
Khi điều trị quá liều, cần tính đến khả năng đã dùng phải nhiều thuốc. Thầy thuốc cần tính tới việc liên hệ với một trung tâm điều trị độc chất khi điều trị bất cứ trường hợp quá liều nào.
Ðã có ghi lại 11 trường hợp quá liều venlafaxin cấp, cả một mình và phối hợp với thuốc khác và/hoặc rượu, trong số các bệnh nhân đã được đánh giá lâm sàng. Phần lớn các báo cáo liên quan tới đường tiêu hóa trong đó toàn bộ liều venlafaxin đã uống phải lớn hơn liều thường dùng khoảng vài lần, 2 bệnh nhân uống phải liều cao nhất được đánh giá là đã uống phải khoảng 2,5g và 0,75g.
Lượng venlafaxin trong huyết tương thu được tương ứng là 2,35 và 2,43mcg/ml, và lượng O-desmethyl venlafaxin tương ứng là 1,30 và 1,15mcg/ml. Cả 11 bệnh nhân đều hồi phục không để lại di chứng. Ða số bệnh nhân báo cáo không triệu chứng.
Trong số những người còn lại, triệu chứng thường gặp nhất là ngủ gà. Nhịp tim tăng nhẹ ở 3 bệnh nhân. Cả 11 ca không ca nào bị động kinh, suy hô hấp cấp, rối loạn về tim đáng kể, hoặc kết quả xét nghiệm bất thường đáng kể.
Tuy nhiên, động kinh và suy hô hấp cấp đã xảy ra ở 1 bệnh nhân khác trong một nghiên cứu đang tiến hành. Người này đã uống khoảng 2,75g venlafaxin cùng với naproxen và thyroxin. Hồi sức cấp cứu là cần thiết để điều trị co giật toàn thân và hôn mê. Hồi phục tốt, không để lại di chứng.
Trong các kinh nghiệm sau khi đưa thuốc ra thị trường, thay đổi EKG, tăng nhịp tim thất và sinap, chậm nhịp tim và động kinh đã được ghi lại trong các trường hợp quá liều Venlafaxine, cả dùng một mình cũng như cùng với thuốc khác và/hoặc rượu.
Không thể loại trừ việc dùng một mình Venlafaxine là nguyên nhân duy nhất gây chết người trong trường hợp dùng quá liều gây tử vong. Hiếm khi thấy dùng quá liều Venlafaxine cùng với các thuốc khác và/hoặc rượu gây chết người.
Ðiều trị quá liều: Ðảm bảo đường thông khí, cung cấp đủ oxy và thông gió đầy đủ. Cần kiểm tra nhịp tim và các dấu hiệu sống. Cần điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Có thể dùng than hoạt, gây nôn hay rửa dạ dày.
Chưa có thuốc giải độc đặc biệt nào cho venlafaxin. Không dùng thẩm tách máu cho cả venlafaxin và O-desmethyl venlafaxin vì thanh thải thẩm tách máu của cả hai chất đều thấp.
Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Venlafaxine cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường.
Lưu ý xử lý trong thường hợp quá liều
Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Venlafaxine có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị
Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Venlafaxine
Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc Venlafaxine sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.
Chống chỉ định
Những trường hợp không được dùng thuốc Venlafaxine
Mẫn cảm với thuốc.
Dùng cùng lúc trên bệnh nhân đang dùng chất ức chế monoamin oxidase (IMAO) (xem Chú ý đề phòng).
Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Venlafaxine phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.
Tác dụng phụ
Những tác dụng phụ khi dùng Venlafaxine
Thường gặp:
Các tác dụng ngoại ý thường gặp nhất liên quan đến việc sử dụng venlafaxin mà không thấy có tỉ lệ tương ứng trong số các bệnh nhân điều trị bằng placebo là các rối loạn hệ thần kinh bao gồm chóng mặt, khô miệng, mất ngủ, căng thẳng, ngủ gà; các rối loạn tiêu hóa bao gồm chán ăn, táo bón, buồn nôn; rối loạn xuất tinh/khoái cảm, ra mồ hôi và suy nhược.
Mức độ thường xuyên của các tác dụng phụ này có liên quan tới liều dùng. Các tác dụng phụ nói chung giảm về mức độ và tần số khi dùng lâu dài.
Các yếu tố làm ngừng điều trị:
19% trong số 2181 bệnh nhân dùng venlafaxin trong các nghiên cứu lâm sàng phải ngừng điều trị sớm do tác dụng phụ, so với 6% bệnh nhân dùng placebo, và 22% bệnh nhân dùng thuốc so sánh.
Các hiện tượng làm phải ngừng điều trị hay gặp nhất ở nhóm dùng venlafaxin gồm có các rối loạn về thần kinh, chủ yếu là ngủ gà (4%), mất ngủ (4%), chóng mặt (3%), căng thẳng (3%), khô miệng (2%), và lo lắng (2%), trầm cảm (1%);
các rối loạn về tiêu hóa, chủ yếu là buồn nôn (6%), nôn (1%) chán ăn (1%), táo bón (1%); các rối loạn của toàn cơ thể, chủ yếu là đau đầu (3%) và suy nhược (2%); rối loạn về da, chủ yếu là ra mồ hôi (2%); và điều tiết bất thường (1%); rối loạn về đường niệu, gồm mất khả năng (2% số nam giới) và rối loạn xuất tinh/khoái cảm (1%).
Các hiện tượng quan sát được trong quá trình đánh giá venlafaxin trên lâm sàng:
2181 bệnh nhân đã được dùng venlafaxin trong quá trình thử nghiệm lâm sàng pha II và III. Các triệu chứng không lường trước gắn với việc sử dụng này được các nhà nghiên cứu lâm sàng ghi lại bằng các từ mô tả do họ tự chọn.
Như vậy không thể đánh giá một cách có ý nghĩa về tỷ lệ các tác dụng phụ xảy ra đối với từng người mà không phân nhóm trước các loại tác dụng không mong muốn để giới hạn (tức là giảm) số lượng các loại triệu chứng đã tiêu chuẩn hóa.
Trong các bảng dưới đây, một hệ danh pháp tiêu chuẩn (Costart) đã được dùng để phân loại các tác dụng phụ ghi được. Như vậy tần số xuất hiện biểu thị tỷ lệ một loại triệu chứng xuất hiện ít nhất là một lần trong khi đang dùng venlafaxin của một người.
Tất cả các triệu chứng được ghi lại đều được sử dụng trừ khi các nhà nghiên cứu cho rằng không liên quan đến thuốc. Nếu thuật ngữ Costart dùng cho một triệu chứng quá chung chung đến nỗi không mang lại thông tin gì thì sẽ được thay thế bằng một thuật ngữ mang nhiều thông tin hơn. Cần phải nhấn mạnh rằng mặc dù các triệu chứng được ghi lại chỉ xảy ra trong quá trình điều trị bằng venlafaxin, nhưng chúng không nhất thiết là do kết quả của điều trị.
Các triệu chứng được tiếp tục phân loại thành các loại theo hệ thống cơ thể và được số hóa theo thứ tự tần số giảm dần với các định nghĩa sau: Loại 1 là các tác dụng phụ xảy ra trong một hoặc nhiều lần với ít nhất 1/100 bệnh nhân; Loại 2 là các tác dụng phụ xảy ra với từ 1/1000 đến 1/100 bệnh nhân; Loại 3 là các tác dụng phụ xảy ra với * Tỷ lệ ≥ 3%
Toàn cơ thể: Loại 1: Suy nhược*, ớn lạnh, đau đầu*, đau, đau bụng*, đau lưng, đau ngực; Loại 2: Chướng bụng, phù mặt, phù nói chung, sốt, nhiễm trùng, khó chịu, cứng cổ, đau ngực dưới xương ức, đau cổ, kết quả xét nghiệm không bình thường, phản ứng nhạy cảm ánh sáng, hội chứng cúm; Loại 3: Phản ứng dị ứng, nhiễm nấm Candida, ung thư, thuốc không có tác dụng, dùng quá liều có chủ định, đau hông, hội chứng ngừng thuốc, phản ứng trầm trọng, hôi miệng, cơ thể có mùi, gây hậu quả khó chịu, bị thương bất ngờ, bị thương có chủ định.
Hệ tim mạch: Loại 1: Tăng huyết áp*, hạ huyết áp tư thế, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, giãn mạch; Loại 2: Ðiện tim không bình thường, ngoại tâm thu thất, huyết áp thấp, đau nửa đầu, ngất, rối loạn mạch ngoại vi; Loại 3: loạn nhịp, tắc nghẽn tâm nhĩ thất độ 1, nhịp tim chậm xoang, nghẽn nhánh bó, ngoại tâm thu, xuất huyết, viêm tĩnh mạch, giảm ST, giãn tĩnh mạch.
Hệ tiêu hóa: Loại 1: chán ăn*, tăng cảm giác ngon miệng*, táo bón*, ỉa chảy*, khó tiêu*, ợ hơi, đầy hơi*, buồn nôn*, nôn*; Loại 2: viêm đại tràng, khó nuốt, phù lưỡi, viêm thực quản, viêm dạ dày, viêm lợi, viêm lưỡi, đại tiện máu đen, viêm miệng, rối loạn về răng, loét miệng, rối loạn trực tràng, loét dạ dày; Loại 3: áp xe quanh răng, viêm môi, lưỡi mất màu, khô miệng, viêm dạ dày ruột, rối loạn dạ dày ruột, xuất huyết lợi, xuất huyết trực tràng, nôn ra máu, tổn thương gan, kết quả xét nghiệm chức năng gan không bình thường, tăng tiết nước bọt, viêm loét miệng, phân không bình thường.
Hệ nội tiết: Loại 3: tăng hoạt động tuyến yên.
Hệ máu và bạch huyết: Loại 1: vết bầm máu: Loại 2: thiếu máu, tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng tiểu cầu; Loại 3: thiếu máu nhược sắc, tăng bạch cầu ưa base, xanh tím, bệnh hạch bạch huyết, tăng bạch cầu, tiểu cầu không bình thường, tế bào bạch huyết không bình thường.
Dinh dưỡng và chuyển hóa: Loại 1: tăng cân*, giảm cân; Loại 2: phù, phù ngoại vi, glucoza niệu, tăng cholesterol máu, tăng đường huyết, giảm kali máu, tăng phosphataza kiềm, tăng aspartat aminotransferaza (AST), khát; Loại 3: bilirubin máu, tăng nitơ urê trong máu, tăng creatinin, đái tháo đường, tăng kali máu, tăng phosphat máu, tăng acid uric huyết, hạ đường huyết, hạ phosphat máu, giảm lượng protein trong máu, tăng alanin aminotransferaza (ATL), không dung nạp rượu.
Cơ xương: Loại 1: đau cơ; Loại 2: đau khớp, nhược cơ; Loại 3: co cứng gân, rối loạn khớp, viêm bao gân, co giật cơ.
Hệ thần kinh trung ương: Loại 1: kích động*, mất trí nhớ, lo lắng*, nhầm lẫn, mất nhân cách, trầm cảm, hoa mắt chóng mặt*, giấc mơ bất thường*, dễ cảm động, tăng trương lực, giảm cảm giác, mất ngủ*, giảm tình dục, căng thẳng*, dị cảm*, ngủ gà*, suy nghĩ bất thường, run*, cứng hàm, khô miệng*, bí tiểu tiện;
Loại 2: lãnh đạm, mất điều hòa, kích thích thần kinh trung ương, mất phối hợp, trạng thái phởn phơ, ảo giác, thái độ thù địch, tăng cảm, tăng vận động, giảm trương lực, tăng tình dục, phản ứng hưng cảm, giật rung cơ, loạn thần kinh, phản ứng paranoid, dị cảm quanh miệng, loạn tâm thần, rối loạn ngôn ngữ, co giật cơ, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ;
Loại 3: đứng ngồi không yên, mất vận động, mất ngôn ngữ, co giật, sa sút trí tuệ, song thị, phụ thuộc thuốc, hội chứng ngoại tháp, giảm vận động, rung giật nhãn cầu, rối loạn nhân cách, tăng phản xạ, trạng thái ngơ ngẩn.
Hệ hô hấp: Loại 1: viêm hầu họng, viêm mũi, ngáp; Loại 2: hen, viêm phế quản, tăng ho, nấc, chảy máu cam, co thắt thanh quản, viêm xoang, biến đổi giọng; Loại 3: giảm oxi không khí thở vào, viêm thanh quản, rối loạn phổi.
Da và phần phụ: Loại 1: ra mồ hôi*, nổi ban*, ngứa; Loại 2: viêm nang lông, rụng lông tóc, herpes simplex, rối loạn móng, khô da, mày đay, rối loạn tóc; Loại 3: viêm da tiếp xúc, viêm da tróc vẩy, eczema, bạc tóc, rậm lông, ban dát sần, ban mụn nước, rối loạn da.
Cảm giác đặc biệt: Loại 1: điều tiết bất thường*, giãn đồng tử, thay đổi vị giác, ù tai, thị giác bất thường; Loại 2: viêm kết mạc, song thị, rối loạn thính giác, lồi mắt, rối loạn thị giác, viêm kết giác mạc, đau tai, đau mắt, loạn khứu giác, sợ ánh sáng, rối loạn phản xạ, mất vị giác, mất tầm nhìn, chảy nước mắt; Loại 3: giảm thị lực, đục thủy tinh thể, loạn sắc thị, loét giác mạc, vùng đục giác mạc, glôcôm, xuất huyết mắt, tăng thính lực, co đồng tử, phù gai thị, rối loạn đồng tử, rối loạn võng mạc, rối loạn mạch võng mạc, viêm màng mạch nho, rối loạn thủy tinh thể, khô mắt.
Niệu sinh dục: Loại 1: xuất tinh/cực khoái bất bình thường*, liệt dương*, tiểu tiện nhiều, mất khoái cảm; Loại 2: albumin niệu, đau kinh, khó tiểu tiện, xuất huyết âm đạo, tiểu tiện ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, đa kinh, rối loạn kinh nguyệt, tiểu tiện đêm, đau vú, tiểu tiện không bình thường, rối loạn đường tiết niệu, tiểu gấp; Loại 3: sẩy thai, mất kinh, căng vú, to vú, tinh thể can-xi niệu, viêm bàng quang, thiểu kinh, tiểu tiện không kềm chế được, tiết sữa nữ, khí hư, ung thư vú, đa niệu, mủ niệu, rối loạn xét nghiệm, viêm âm đạo, đau bàng quang, rối loạn niệu sinh dục.
Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Venlafaxine
Thận trọng và lưu ý
Những lưu ý và thận trọng trước khi dùng thuốc Venlafaxine
CHÚ Ý ÐỀ PHÒNG
Có thể tương tác với các chất ức chế monoamin oxidase (IMAO).
Các tác dụng phụ, đôi khi nặng, đã được ghi nhận khi bắt đầu điều trị venlafaxin ngay sau khi ngừng dùng một thuốc IMAO và khi bắt đầu dùng một thuốc IMAO ngay sau khi ngừng dùng venlafaxin. Các phản ứng gồm có run rẩy, múa giật, toát mồ hôi, buồn nôn, nôn, nóng đỏ bừng, chóng mặt, sốt cao với các đặc điểm giống như hội chứng thần kinh ác tính, co giật và chết.
Các tương tác thuốc dẫn đến các phản ứng nặng, đôi khi chết người này đã được ghi nhận khi dùng đồng thời hoặc liên tiếp các thuốc IMAO và các thuốc chống trầm cảm khác có đặc tính dược lý giống như Venlafaxine, không dùng Venlafaxine phối hợp với một thuốc IMAO hoặc trong vòng 14 ngày sau khi dừng điều trị bằng IMAO.
Chỉ được dùng IMAO sau khi ngừng Venlafaxine ít nhất 7 ngày. Tăng thân nhiệt, co cứng, múa giật, không ổn định thần kinh tự động, thay đổi trạng thái tinh thần bao gồm kích động quá mức dẫn tới mê sảng và hôn mê, và các triệu chứng giống như hội chứng thần kinh ác tính đã được ghi nhận khi dùng đồng thời các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin nhanh và chọn lọc với IMAO. Tăng thân nhiệt nặng và động kinh, đôi khi tử vong, đã được báo cáo khi dùng đồng thời thuốc chống trầm cảm 3 vòng và IMAO.
THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Cần tính đến nguy cơ tự tử ở tất cả các bệnh nhân trầm cảm. Chỉ kê venlafaxin với lượng nhỏ để kiểm soát tốt bệnh nhân và giảm khả năng bị quá liều.
Ðặc tính an toàn của venlafaxin được xác định dựa trên tổng số 2181 bệnh nhân đã được nghiên cứu trong các thực nghiệm lâm sàng pha II và III, và các dữ liệu an toàn tạm thời thu được từ 77 bệnh nhân nhiều tuổi khác trong một cuộc đánh giá mở về độ an toàn và khả năng dung nạp lâm sàng khi điều trị bằng venlafaxin lâu dài cho người có tuổi bị trầm cảm.
Tổng số 2258 bệnh nhân đã được phân tích trong các nghiên cứu kỹ lưỡng. 4 trong số 2258 bệnh nhân trên toàn thế giới được nghiên cứu trong khi đang nghiên cứu thuốc venlafaxin bị co giật (hoặc có hiện tượng được miêu tả là có thể bị cơn động kinh), tỉ lệ 0,2%. Cả 4 bệnh nhân đều hồi phục. Mặc dù tỉ lệ này thấp, nhưng vẫn cần phải thận trọng khi dùng thuốc chống trầm cảm cho người có tiền sử động kinh.
Trong các thử nghiệm lâm sàng, 4% trong số 2181 bệnh nhân dùng venlafaxin bị phát ban, 0,7% bị mày đay. Tuy nhiên chỉ có 15 bệnh nhân (0,7%) phải dừng điều trị vì các tác dụng phụ này. Ban thường là dát sần và hiếm khi kèm với tăng đáng kể transaminase hay có dấu hiệu viêm mạch. Ban/đám ban được đánh giá là nặng trên 11 bệnh nhân dùng venlafaxin (0,5%) và trên 0,5% bệnh nhân dùng thuốc so sánh. Bệnh nhân được khuyên thông báo với bác sĩ khi thấy xuất hiện ban, đám ban, hoặc triệu chứng dị ứng có liên quan.
Trong các thực nghiệm lâm sàng, điều trị bằng venlafaxin gây tăng huyết áp ở một số bệnh nhân. Trung bình huyết áp tâm trương ở tư thế nằm tăng khoảng 2mmHg, so với mức tăng lớn hơn một chút (khoảng 3,5mmHg) ở bệnh nhân điều trị bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, và giảm khoảng 2mmHg ở bệnh nhân dùng viên placebo. 3% trong số 2181 người đã điều trị bằng venlafaxin bị tăng huyết áp đáng kể trên lâm sàng.
Mức độ tăng tương ứng với liều dùng. Nói chung, trong một nghiên cứu ngắn hạn với các liều khác nhau, bệnh nhân điều trị ít hơn hoặc bằng 200mg/ngày tăng ít, trong liều cao (300 đến 375mg/ngày) gây tăng huyết áp tâm trương tư thế nằm trung bình khoảng 4mmgHg ở tuần thứ 4, và 7mmgHg ở tuần thứ 6. Việc dùng các thuốc hạ huyết áp trước khi điều trị dường như không làm tăng huyết áp hơn trong quá trình điều trị bằng venlafaxin. Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên cho những bệnh nhân điều trị với liều cao hơn 200mg/ngày.
Tác dụng hưng cảm/hưng cảm nhẹ được ghi nhận ở một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân bị bệnh nặng được điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm khác trên thị trường. Trong các thực nghiệm lâm sàng, hiện tượng hưng cảm và hưng cảm nhẹ xảy ra ở 9 bệnh nhân (0,4%) được điều trị bằng venlafaxin.
Thay đổi thể trọng, cả tăng và giảm, không biểu hiện thành một đặc điểm quan trọng trên lâm sàng khi điều trị bằng venlafaxin, tăng hoặc giảm trọng lượng có ý nghĩa lâm sàng chỉ nhận thấy trên 1% số bệnh nhân điều trị bằng venlafaxin. Ở một số bệnh nhân điều trị bằng venlafaxin đã thấy có sự giảm khối lượng phụ thuộc liều (trung bình giảm dưới 1kg) trong vài tháng đầu điều trị. Sau 9 tháng, khối lượng trung bình bắt đầu tăng nhẹ nhưng đáng kể, một ảnh hưởng thường thấy khi điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng.
Sự giảm khối lượng đáng kể (>7kg) đã thấy ở 6 (0,3%) trong số 2181 bệnh nhân, so với không một bệnh nhân dùng viên placebo nào bị, và 0,2% bệnh nhân điều trị bằng một thuốc chống trầm cảm so sánh.
Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy không có biểu hiện tìm kiếm thuốc, không có tăng dung nạp, không bị tăng liều theo thời gian trong những người dùng venlafaxin. Tuy nhiên dựa trên cơ sở các thực nghiệm trước khi đưa ra thị trường không thể dự đoán trước một thuốc tác dụng trên thần kinh trung ương sẽ bị lạm dụng hoặc bị dùng với mục đích khác hay không khi đưa ra thị trường.
Vì vậy thầy thuốc phải đánh giá bệnh nhân một cách cẩn thận về tiền sử lạm dụng thuốc và phải theo dõi họ thật sát xem có các biểu hiện quá liều hay lạm dụng venlafaxin hay không (ví dụ như tăng dung nạp, tăng liều, nghiện).
Thực nghiệm venlafaxin trên những bệnh nhân mắc thêm bệnh hệ thống còn chưa đầy đủ. Nên chú ý khi dùng venlafaxin cho những bệnh nhân bị bệnh hay bị các chứng khác có thể ảnh hưởng đến đáp ứng động học máu hay chuyển hóa.
Venlafaxin còn chưa được thử nghiệm trên những bệnh nhân có tiền sử gần đây về nhồi máu cơ tim hoặc bệnh về tim chưa ổn định. Những bệnh nhân này bị loại khỏi các nghiên cứu lâm sàng trong quá trình thử nghiệm sản phẩm. Ðiện tâm đồ có ý nghĩa lâm sàng thu được trên 0,9 % bệnh nhân điều trị bằng venlafaxin so với 0,2% ở nhóm placebo và 1,4% ở nhóm chứng và không có bất thường nào xảy ra với tỉ lệ từ 1% trở lên ở tất cả các nhóm.
Không thấy loạn nhịp nặng ở bệnh nhân điều trị bằng venlafaxin, và các giá trị PR, QRS và QTc trung bình không bị kéo dài đáng kể. Nhịp tim trung bình tăng khoảng 4 nhịp/phút trong quá trình điều trị, ít hơn sự tăng do thuốc đối chứng gây ra (loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng).
Ở bệnh nhân suy thận vừa và nặng hoặc xơ gan, hệ số thanh thải của venlafaxin và chất chuyển hóa của nó giảm đi nên kéo dài thời gian bán hủy của chúng. Có thể cần dùng ở liều thấp hơn hoặc dùng cách quãng. Cũng như với các thuốc chống trầm cảm khác, cần thận trọng khi dùng venlafaxin cho những bệnh nhân này.
Các nghiên cứu lâm sàng đã được tiến hành nhằm kiểm tra hiệu quả của venlafaxin trên hành vi của người khỏe. Các kết quả cho thấy không có sự rối loạn đáng kể về tâm thần vận động, hành vi hoặc khả năng phối hợp hành vi. Tuy nhiên, thuốc tâm thần nào cũng làm suy yếu khả năng điều chỉnh suy nghĩ hoặc kỹ năng vận động nên bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng máy móc, gồm cả việc lái xe, cho tới khi thấy rằng thuốc điều trị không ảnh hưởng có hại đến họ.
Các nghiên cứu lâm sàng về venlafaxin còn chưa được chỉ định để đánh giá các tác dụng sau khi ngừng thuốc vì quy trình điều trị yêu cầu ngừng dùng thuốc dần dần. Tuy nhiên, phân tích trên các bệnh nhân đã ngừng điều trị đột ngột ở liều ≥150mg/ngày cho thấy có một dấu hiệu nhỏ về triệu chứng ngừng thuốc khi ngừng đột ngột venlafaxin nhưng không tìm thấy xu hướng hội chứng ngừng thuốc rõ ràng. Trong nhóm 2181 bệnh nhân được điều trị bằng venlafaxin, chỉ có 6 người (0,3%) được coi là có triệu chứng đáng kể có thể là do ngừng thuốc hoặc giảm liều.
Hội chứng bao gồm mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ảnh hưởng đến khả năng lao động, váng đầu, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, đi ngoài, khó cân bằng, khó thở và mờ mắt, ra mồ hôi, và ở một bệnh nhân có rối loạn hưng cảm. Cả 6 bệnh nhân đều được dùng với liều từ 150mg trở lên. Hiệu ứng dùng thuốc đã được biết cũng xảy ra với các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng. Cho tới khi có thêm thông tin khác, khuyên nên giảm dần liều venlafaxin và theo dõi bệnh nhân.
Ðối với người già, venlafaxin tỏ ra không có vấn đề gì đặc biệt về mặt an toàn. Venlafaxin đã được nghiên cứu trên tổng số 229 bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên gồm có 152 bệnh nhân (7%) nằm trong nhóm 2181 người thuộc pha II/III, và 77 người trong một đánh giá mở về độ an toàn và khả năng dung nạp của việc điều trị venlafaxin lâu dài cho người già bị trầm cảm. Cả 229 bệnh nhân nhiều tuổi này đều được phân tích để xác định đặc điểm an toàn của cả nhóm. Các kết quả thu được cũng tương tự như kết quả thu được trên toàn bộ 2181 bệnh nhân.
Dùng cho trẻ em: An toàn và hiệu quả của thuốc trên trẻ dưới 18 tuổi còn chưa được khẳng định do đó không nên dùng.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Lúc có thai:
Trong một nghiên cứu về khả năng gây quái thai trên chuột, người ta dùng venlafaxin với liều 80mg/kg/ngày (gấp khoảng 11 lần liều tối đa dùng cho người). Ðộc tính trên bào thai ở mức độ làm chậm phát triển được phát hiện ở liều 80mg/kg/ngày; điều này có thể liên quan tới độc tính đối với mẹ ở liều trên. Khả năng sống của bào thai và sự phát triển hình thái không bị ảnh hưởng bất cứ liều nào.
Trong một nghiên cứu độc tính khác, thỏ được dùng venlafaxin với các liều lên tới 90mg/kg/ngày (gấp khoảng 12 lần liều tối đa dùng cho người). Ðộc tính trên bào thai thể hiện ở sự tiêu và mất thai tăng nhẹ ở liều 90mg/kg/ngày; điều này có thể liên quan tới độc tính đối với con mẹ. Không thấy có tác dụng gây quái thai liên quan tới venlafaxin ở bất kỳ loài nào và ở bất kỳ liều nào.
Trong số phụ nữ dùng venlafaxin trong các nghiên cứu lâm sàng có 12 người đang có thai, tương ứng với tỉ lệ 1,3% so với 927 phụ nữ từ 40 tuổi trở xuống (Không có phụ nữ có thai nào trên 40 tuổi). Có một người bị sẩy thai 2 lần liên tiếp nhưng do đã có tiền sử sẩy thai liên tục nên không liên quan tới việc dùng thuốc.
Cũng xảy ra việc có thai lạc chỗ ở một bệnh nhân có tiền sử 2 lần sẩy thai liên tục. Có 3 bệnh nhân đẻ sớm và một bệnh nhân khác bị trụy thai ngay sau khi phát hiện mang thai. 5 người đẻ đủ tháng và những đứa trẻ đều khỏe mạnh, cân nặng bình thường.
Thời gian dùng venlafaxin của những người này vào khoảng từ 10 đến 60 ngày. Thông số Apga bình thường thu được ở 4 trẻ sơ sinh dùng venlafaxin đã được kiểm tra. Dựa trên những dữ liệu hạn chế thu được, dùng venlafaxin trong 3 tháng đầu thời kỳ có thai không gây bất thường gì cho cả kỳ, củng cố cho những quan sát tiền lâm sàng đã nói ở trên.
Tuy nhiên còn chưa đủ các nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt trên phụ nữ có thai. Không nên dùng venlafaxin cho phụ nữ có thai trừ khi ích lợi là lớn hơn so với những nguy cơ có thể xảy ra. Khuyên bệnh nhân nên thông báo với thầy thuốc nếu họ đang có thai hoặc dự định có thai trong thời gian điều trị.
Lúc nuôi con bú:
Còn chưa rõ venlafaxin và các chất chuyển hóa của nó có bài tiết qua sữa hay không. Vì thế không dùng venlafaxin cho người đang cho con bú.
Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Venlafaxine: người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc… Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày.
Lưu ý thời kỳ mang thai
Bà bầu mang thai uống thuốc Venlafaxine được không?
Luôn cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.
Lưu ý thời kỳ cho con bú
Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ cho mẹ và em bé.
Tương tác thuốc
Thuốc Venlafaxine có thể tương tác với những thuốc nào?
Các thuốc ức chế monoamin oxidase: Chống chỉ định dùng đồng thời venlafaxin cho người đang dùng IMAO (xem Chú ý đề phòng).
Cũng như với các thuốc khác, có thể có khả năng tương tác với nhiều cơ chế khác nhau. Dưới 35% venlafaxin và O-desmethyl venlafaxin gắn với protein huyết tương. Vì vậy không có tương tác thuốc do venlafaxin gắn với protein huyết tương.
Nguy cơ khi dùng venlafaxin phối hợp với các thuốc tác dụng trên thần kinh trung ương khác còn chưa được đánh giá một cách hệ thống (trừ các thuốc được đề cặp dưới đây). Vì thế cần chú ý khi dùng venlafaxin đồng thời với các thuốc này.
Ðặc tính dược động học của venlafaxin và O-desmethyl venlafaxin không bị thay đổi khi dùng venlafaxin cùng với diazepam hoặc lithium cho người khỏe tình nguyện. Venlafaxin không ảnh hưởng đến dược động học của diazepam và lithium trên những người này trong các nghiên cứu này. Việc dùng venlafaxin không ảnh hưởng tới tác dụng trên tâm thần vận động và tâm thần của diazepam.
Dược động học của venlafaxin, O-desmethyl venlafaxin và ethanol không thay đổi khi dùng venlafaxin cùng với rượu cho người khỏe không thường xuyên uống rượu (khoảng 3 đến 30 ao-xơ rượu mỗi tháng). Dùng venlafaxin với liều cố định không làm thay đổi tác dụng trên tâm thần vận động và tâm thần của rượu so với những người uống rượu mà không dùng venlafaxin.
Cimetidin ức chế chuyển hóa bước đầu của venlafaxin nhưng không ảnh hưởng rõ tới sự tạo thành hay bài tiết O-desmethyl venlafaxin, chất có nhiều hơn trong tuần hoàn chung. Tóm lại, tác dụng dược lý tổng hợp của venlafaxin và O-desmethyl venlafaxin sẽ chỉ tăng rất nhẹ.
Không cần điều chỉnh liều khi dùng phối hợp venlafaxin với cimetidin. Tuy nhiên, đối với người già và bệnh nhân suy gan dùng cả venlafaxin và cimetidin cùng một lúc thì còn chưa rõ tương tác sẽ ra sao và có thể sẽ nhiều hơn. Vì vậy cần chỉ định theo dõi lâm sàng đối với những bệnh nhân này.
Những triệu chứng thu được trong các nghiên cứu lâm sàng ở bệnh nhân dùng venlafaxin đồng thời với các thuốc chống cao huyết áp hay các thuốc hạ đường huyết đã được đánh giá lại xem đó có phải là do tương tác thuốc hay không. Không có bằng chứng nào chứng tỏ là có sự không tương hợp giữa việc dùng venlafaxin và dùng các thuốc chống cao huyết áp và hạ đường huyết khác.
Chưa có nghiên cứu lâm sàng nào đánh giá hiệu quả của việc dùng phối hợp venlafaxin với các thuốc chống trầm cảm khác.
Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Venlafaxine nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.
Tương tác thuốc Venlafaxine với thực phẩm, đồ uống
Cân nhắc sử dụng chung thuốc Venlafaxine với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
Dược lý và cơ chế
Tương tác của thuốc Venlafaxine với các hệ sinh học
Thuốc chống trầm cảm.
Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được gọi là tác dụng chính.
Dược động học
Tác động của cơ thể đến thuốc Venlafaxine
Venlafaxin được hấp thu tốt và chịu chuyển hóa bước đầu mạnh. Nồng độ venlafaxin đỉnh trong huyết tương trung bình từ khoảng 33 đến 172ng/ml sau khi dùng liều đơn từ 25 đến 150mg, và đạt được trong khoảng 2,4 giờ. Venlafaxin bị chuyển hóa mạnh ở gan. O-desmethyl venlafaxin là chất chuyển hóa có hoạt tính chủ yếu của venlafaxin.
Thời gian bán phân bố trung bình của venlafaxin và O-desmethyl venlafaxin tương ứng vào khoảng 5 và 11 giờ. Nồng độ đỉnh trung bình của O-desmethyl venlafaxin trong huyết tương từ khoảng 61 đến 325ng/ml và đạt được sau khoảng 4,3 giờ. Nồng độ trong huyết tương của venlafaxin và O-desmethyl venlafaxin nói chung rất tương ứng với liều dùng.
Dưới 35% venlafaxin và O-desmethyl venlafaxin gắn với protein huyết tương (khoảng 27% venlafaxin và 30% O-desmethyl venlafaxin gắn với protein huyết tương). Như vậy sẽ không có tương tác thuốc do venlafaxin gắn với protein.
Venlafaxin và các chất chuyển hóa của nó bài tiết chủ yếu qua thận. Khoảng 87% liều venlafaxin được tìm thấy trong nước tiểu trong vòng 48 giờ cả dưới dạng venlafaxin không đổi, dạng O-desmethyl venlafaxin không liên hợp, O-desmethyl venlafaxin liên hợp và các chất chuyển hóa phụ khác.
Các dữ liệu lâm sàng liên quan đến hấp thu/chuyển hóa/thải trừ:
Dùng venlafaxin với thức ăn làm kéo dài nhẹ thời gian đạt nồng độ đỉnh (khoảng 20-30 phút) nhưng không ảnh hưởng tới nồng độ đỉnh đạt được (Cmax) hay khả năng hấp thu venlafaxin.
Tương tự thức ăn không ảnh hưởng tới Cmax hay sự tạo thành O-desmethyl venlafaxin.
Tuổi và giới tính ảnh hưởng không đáng kể tới dược động học của venlafaxin. Ðã thấy hệ số thanh thải của O-desmethyl venlafaxin giảm khoảng 20% ở người trên 60 tuổi; điều này có thể là do suy giảm chức năng thận thường xảy ra ở tuổi già. Không thấy có sự tích lũy venlafaxin hay O-desmethyl venlafaxin khi dùng lâu dài cho người khỏe mạnh.
Ở một số bệnh nhân xơ gan có bù, dược động học của cả venlafaxin và O-desmethyl venlafaxin đều bị ảnh hưởng đáng kể. Sự giảm cả chuyển hóa venlafaxin và thải trừ O-desmethyl venlafaxin dẫn tới sự tăng nồng độ cả hai chất trong huyết tương. Cần điều chỉnh liều cho những bệnh nhân này (xem Liều lượng và Cách dùng).
Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...), số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý...)
Bảo quản
Nên bảo quản thuốc Venlafaxine như thế nào?
Bảo quản nơi khô, ở nhiệt độ phòng (15-25 độ C).Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Venlafaxine. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.